Nhóm giải pháp tăng tính chủ động sáng tạo của bản thân người lao động

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục giai đoạn 2013- 2015 (Trang 52)

II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆCLÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC

3. Nhóm giải pháp tăng tính chủ động sáng tạo của bản thân người lao động

a. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ

Tại huyện Bình Lục các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, trong các làng nghề truyền thống, trong lĩnh vực chế biến nông sản, trong tiểu thủ công nhẹ. Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải một số khó khăn nhất định, năng lực cạnh tranh trên thị trường kém do chất lượng sản phẩm làm ra còn đơn điệu, chất lượng sản phẩm làm ra không đảm bảo nên cạnh tranh kém trên thị trường là điều khó chánh khỏi. Mặt khác, nguồn lao động bị khủng hoảng do các lao động chuyển sang các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài. Một số doanh nghiệp đòi hỏi phải có lao động kỹ thuật công nghiệp cao nên gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động.

Để tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy phát triển việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn nói chung, phụ nữ nói riêng; Bình Lục cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể là:

Hỗ trợ nâng cao khả cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trong điều hiện hội nhập WTO, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được chính quyền các cấp và

cộng đồng doanh nghiệp hỗ trợ dưới nhiều hình thức như: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ tiếp cận cán nguồn vốn, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, khuyến khích hình thành và tăng cường vai trò của Hội doanh nghiệp trẻ, CLB Nữ doanh nhân nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đánh giá lại các chiến lược sản phẩm, chiến lược phát triển nguồn nhân lực và xem xét khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm. Đồng thời đầu tư nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, kết hợp giữa tính đặc thù của sản phẩm với tính phổ thông, lựa chọn giữa xu hướng chuyên biệt hoá và đa dạng hoá sản phẩm trong từng giai đoạn.

Xây dựng thương hiệu và đăng ký bản quyền sản phẩm. Trên cơ sở đó, có kế hoạch giảm giá thành bằng nhiều biện pháp như cắt giảm các chi phí bất hợp lý, cải tiến các chi tiết sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, tiết kiệm chi phí nguyên liệu, năng lượng thiết bị, lao động, quản lý.

Tăng cường công tác tổ chức hoặc tham gia các hội thi tay nghề, cung cấp thông tin cần thiết nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong Doanh nghiệp.

Vấn đề xây dựng văn hoá doanh nghiệp đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn, vì vậy xây dựng văn hoá doanh nghiệp là việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. nhất là đối với doanh nghiệp có đông lao động nữ. Muốn xây dựng được văn hoá trong doanh nghiệp, các yếu tố xã hội cần được doanh nghiệp coi trọng. Vì vậy, ngoài những yếu tố về công khai, minh bạch, động viên, khuyến khích, khen thưởng… thì nhận thức về quan hệ cá nhân giữa chủ và thợ cũng rất cần được chú ý.

Tăng cường quản lý đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cần kiện toàn các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiến hành tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng bằng cách chuyển từ quản lý điều tiết sang cung cấp các dịch vụ trợ giúp. Thiết lập các trung tâm tư vấn phát triển công nghiệp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành lập các dự án thực hiện đầu tư, hướng dẫn chuyển giao công nghệ, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Nâng cao vai trò của thanh tra nhà nước, thanh tra lao động… trong giám sát hoạt động theo pháp luật của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thanh tra phải thực sự làm tốt chức năng hướng dẫn, tư vấn thực hiện pháp luật kinh tế, pháp luật lao động,

Luật bảo vệ môi trường…đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xử lý các vi phạm kịp thời để thúc đẩy sự phát triển có chất lượng của hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nên kinh tế quốc dân.

Quan tâm thực hiện các chính sách đối với người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng. Hoàn thiện và thực thi chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo lại nghề cho lao động đáp ứng với yêu cầu đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh của người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường thực hiện chính sách lao động, tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế như: Chính sách tuyển dụng, tiền lương tối thiểu (Áp dụng chung cho các khu vực kinh tế), hệ thống thang, bảng lương, tiền thưởng, làm thêm giờ. Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ thương lượng, ký kết thoả ước tập thể để nâng cao khả năng bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.

b. Khuyến nghị hỗ trợ cải thiện điều kiện sống cho lao động nữ nông thôn Bình Lục

Mặc dù lao động nữ nông thôn là lực lượng lao động chính và có những đóng góp to lớn cho kinh tế khu vực nông thôn, nhưng hiện nay họ cũng đang gặp những thách thức to lớn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu của chính bản thân phụ nữ đồng thời phải có những chương trình, chính sách phù hợp của các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ cho phụ nữ có thể phát huy tốt nhất những khả năng của mình. Để góp phần phát triển nguồn nhân lực lao động nữ nông thôn, tạo điều kiện cho họ có thể phát triển toàn diện, tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:

- Cần có sự nghiên cứu, rà soát lại các văn bản luật pháp, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn nói chung và đến Lao động nữ nông thôn nói riêng để thấy được các văn bản nào còn phù hợp, phát huy được hiệu quả và những văn bản nào cần phải có sự điều chỉnh để có thể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và góp phần tạo điều kiện cho lao động nữ nông thôn phát huy vai trò được vai trò to lớn của mình và có điều kiện phát triển toàn diện.

- Đồng thời cũng cần có cơ chế để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản luật pháp, chính sách có tác động đến đời sống của lao động nữ nông thôn như: Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng Giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bảo hiểm… để những quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ được đảm bảo thực thi trong thực tiễn.

- Cần có sự tăng cường ngân sách đầu tư cho việc phát triển dịch vụ cơ sở hạ tầng nông thôn (hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông, nước sạch, điện...) nhằm tạo điều kiện cho người dân nông thôn nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng có cơ hội được thụ hưởng các dịch vụ phúc lợi xã hội ngang bằng với dân cư thành thị.

- Cần xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, nâng cao dân trí khu vực nông thôn, tập trung vào việc xóa dần khoảng cách về tỷ lệ đến trường ở các bậc học giữa trẻ em trai và trẻ em gái, xóa mù chữ cho những người từ 15 tuổi trở lên và phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho khu vực nông thôn.

- Tăng cường các chính sách giáo dục và y tế, chính sách nhà ở khu vực nông thôn nhằm tăng khả năng tiếp cận, thụ hưởng của đối tượng nghèo nhất là đối tượng nghèo ở nông thôn, chính sách về đất đai để chuyên môn hóa, mở rộng quy mô sản xuất; ưu tiên vốn vay để đủ sức mở rộng ngành nghề, chuyên môn, kịp thời tháo gỡ những trở ngại trong sản xuất hiện nay của phụ nữ nông dân.

- Nghiên cứu xem xét ban hành chính sách bán bảo hiểm y tế cho bất kỳ người dân nào có nhu cầu mua, không để các công ty bảo hiểm làm theo cách riêng của họ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Đối với những vùng nông thôn khó khăn, có thể bán bảo hiểm y tế tự nguyện, thu thành nhiều đợt hoặc thu lúa khi vào vụ.

- Nghiên cứu, ban hành chính sách bắt buộc các chủ doanh nghiệp cam kết và thực hiện nghiêm túc các quy chế về vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, tránh gây ô nhiễm nguồn nước cũng như môi trường sống của người dân.

- Quan tâm xây dựng các điểm trường cấp III, các lớp nhà trẻ, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em có thể đến trường một cách thuận tiện. Tăng cường cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho trạm y tế tuyến xã, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho người dân nông thôn. Tăng cường vốn vay cho phụ nữ nông thôn nhưng phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay sao cho đúng mục đích.

- Cần quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của phụ nữ nông thôn, tăng cường tổ chức các chương trình văn hoá văn nghệ để phụ nữ có điều kiện tham gia, thưởng thức.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục giai đoạn 2013- 2015 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w