Chinh sách bình ổn giá cả hàng hóa

Một phần của tài liệu Dự báo lạm phát Việt Nam bằng mô hình ARIMA (Trang 59)

- Sau khi có được kết quả dự báo của YSA, ta nhân với hệ số mùa y1 sẽ thu được kết quả dự báo CPI 4 tháng đầu năm 2011 ( so với tháng 1 năm 2000).

2.Chinh sách bình ổn giá cả hàng hóa

Lạm phát gây những tổn thất to lớn cho nền kinh tế, do vậy kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu đối với tất cả các quốc gia. Việc chống giảm phát bảo đảm tiền đề cho tăng trưởng cao và bền vững những năm tiếp theo. Theo như phân tích ở phần II, nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn của việc tăng giá hàng hóa trong nước và nước ngoài. Vậy cần có những chủ trương gì để ổn định giá cả hàng hóa?

Giá cả hàng hóa trong nước tăng mạnh trong hai tháng đầu năm nguyên nhân chính là do tiêu dùng tăng mạnh cho dịp Tết Nguyên Đán. Theo quy luật thì chỉ số CPI sẽ giảm trong tháng 3 và tháng 4. Nhưng do sự tăng giá của xăng dầu, gas và giá điện đã kéo theo sự tăng giá mạnh mẽ hàng loạt mặt hàng. Giá dầu tăng do giá dầu thế giới tăng mạnh, trong khi đó nước ta lại nhập khẩu dầu với số lượng lớn gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Kế tiếp đó giá điện cũng tăng. Trước đây giá điện được bảo hộ của nhà nước nên giá điện được giữ ở mức ổn định, nhưng vào tháng 4/2011 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường. Theo đó nếu chi phí đầu vào tăng 5% thì giá điện sẽ được điều chỉnh tương ứng và giá điện có thể điều chỉnh ba tháng một lần. Nếu thực hiện chính sách này thì mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới một con số rất khó thực hiện . Để kiềm chế lạm phát bình ổn giá là mục tiêu tối quan trọng.

Bình ổn giá là các chính sách của Chính phủ nhằm tác động vào mối quan hệ cung cầu để bình ổn giá thị trường đối với những hàng hóa, dịch vụ

quan trọng, thiết yếu, kiểm soát lạm phát, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của nhà nước góp phần khuyến thích khuyến khích đầu tư phát triển. Theo Nghị định 75/2008/NĐ-CP sửa đổi NĐ 170/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá, danh mục bình ổn giá gồm 14 loại hàng hóa và dịch vụ. Danh mục bình ổn giá của Chính phủ gồm: xăng dầu; xi măng; thép xây dựng; khí hóa lỏng; phân bón hóa học; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y; đường; muối; sữa; thóc gạo; thuốc chữa bệnh; cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế cứng; và một số loại thức ăn chăn nuôi gia súc. Căn cứ vào tình hình thực tế các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá được thay đổi hợp lý. Thực hiện bình ổn giá cần tập trung vào bình ổn giá nguyên liệu đầu vào, giá cả các mặt hàng thiết yếu và giá cước vận chuyển hành khách.

Thứ nhất, ổn định giá nguyên liệu đầu vào, giá xăng dầu, sắt thép, điện nước. Việt Nam là môt nước xuất khẩu dầu thô nhưng lại nhập khẩu một lượng lớn dấu đã qua chế biến. Vấn đề đó làm cho tình hình giá xăng dầu phụ thuộc chặt chẽ vào giá dầu thế giới. Để giải quyết vấn đề này phải hoàn thiện và phát triển nhà máy lọc dầu, giảm nhập khẩu dầu đã qua chế biến . Điều đó còn cải thiện được tình trạng thâm hụt ngân cán cân thương mại và thâm hụt ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế bền vững. Trong thời gian tới hạn chế việc tăng giá xăng dầu, chính phủ có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu dầu, các chính sách ưu đãi để vượt qua tình trạng khó khăn trong thời gian này. Ngoài việc kiềm chế không để giá xăng dầu biến động theo giá thế giới , Chính phủ cần thực hiện chính sách bình ổn giá điện và nước sinh hoạt của người dân. Điện nước rất cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Do vậy một sự biến động nhỏ trong giá điện và nước có thể kéo theo sự tăng giá rất

nhiều mặt hàng. Do vậy Chính phủ cần hỗ trợ giá điện nước, mặc dừ để giá điện nước được điều chỉnh theo giá thị trường nhưng cần kéo dài thời gian tăng giá, giới hạn biên độ tăng giá và có chính sách hỗ trợ hợp lý đối với các hộ nghèo và vùng xâu, vùng xa.

Thứ hai là ổn định giá cả hàng hóa trong nước. Theo đúng quy luật thực tế, đầu vào tăng sẽ làm đầu ra tăng, giá hàng nhập khẩu tăng sẽ làm giá cả trong nước tăng lên. Chính phủ nên có những chủ trương phát triển thương hiệu hàng hóa trong nước hạn chế hàng hóa nhập khẩu thay thế. Có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước như chính sách về lãi suất cho vay, chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp… Những chính sách này làm cho doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm tăng, nguồn cung tăng sẽ khiến cho giá cả hàng hóa giảm xuống. Ngoài ra phải hạn chế tâm lý hướng ngoại của người dân. Phát triển các chương trình người Việt Nam dùng hàng Việt Nam và các chương trình bình ổn giá. Giải pháp này cũng có tác động tích cực tới doanh nghiệp trong nước và hạn chế tác động của hàng nhập khẩu do giá cả thế giới tăng.

Thứ ba, có những chính sách quy định rõ về giá cả các mặt hàng thiết yếu theo từng thời kỳ như quy định giá tối đa, tối thiểu, kiểm soát các yếu tố hình thành giá… Ngoài ra cũng có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, làm tăng cung mặt hàng thiết yếu, từ đó làm giảm giá cả các mặt hàng. Chính sách này sẽ tác động tích cực tới chỉ số CPI trong năm 2011 và cả mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất trong năm 2012.

Nếu thực hiện được triệt để chương trình bình ổn giá trong cả nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn sẽ có tác động tích cực tới chỉ số CPI trong khoảng thời gian còn lại của năm 2011.

3.Sử dụng chính sách tiền tệ , tài khóa hợp lý.

Trước tình hình kinh tế tương đối bất ổn, ngày 24/02/2011 chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Nghị quyết này đã phần nào phát huy tác dụng kiềm chế lạm phát nóng bốn tháng đầu năm. Theo đó cần phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ thận trọng và thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát năm 2011.

Chính sách tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hoạt động NHTW mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. Chính sách tiền tệ có sáu công cụ chính là: tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tín dụng, hạn mức tín dụng và tỷ giá hối đoái.

Chính phủ nên chủ trương kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng ngay từ đầu. NHNN nên chủ động, linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để thực hiện bằng được yêu cầu này.

Điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển.

Mặt khác cần chú trọng đến thị trường ngoại hối, điều chỉnh tỷ giá hợp lý, phù hợp với diễn biến thị trường. Thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho nhà nước khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn giá, đáp

ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối ( theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ban hành ngày 24/02/2011).

Một phần của tài liệu Dự báo lạm phát Việt Nam bằng mô hình ARIMA (Trang 59)