Kiến nghị về quan điểm chỉ đạo nhằm chống lạm phát

Một phần của tài liệu Dự báo lạm phát Việt Nam bằng mô hình ARIMA (Trang 57)

- Sau khi có được kết quả dự báo của YSA, ta nhân với hệ số mùa y1 sẽ thu được kết quả dự báo CPI 4 tháng đầu năm 2011 ( so với tháng 1 năm 2000).

1.Kiến nghị về quan điểm chỉ đạo nhằm chống lạm phát

Thứ nhất, cần xem xét, đánh giá sự phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tương tự, việc xây dựng và thực thi các chính sách kinh tế cũng phải xuất phát từ sự phân tích tình hình quốc tế, khu vực và điều kiện của Việt Nam.

Thứ hai, về việc quản lý, giám sát và kiềm chế tốc độ lạm phát phải được đặt trong mối tương quan với các mục tiêu dài hạn về tăng trưởng kinh tế, đặc biệt chú ý đến mục tiêu hướng tới phát triển kinh tế bền vững. Giải pháp đánh đổi hoặc lạm phát, hoặc tăng trưởng là bài toán khó từ trước đến giờ. Tuy nhiên cũng cần đặt ra câu hỏi: có thực nếu hi sinh một trong hai mục tiêu sẽ chắc chắn đạt được mục tiêu còn lại không,xem xét trong yêu cầu duy trì tăng trưởng bền vững.

Thứ ba, Chính phủ tập trung vào các giải pháp và công cụ vĩ mô, đó là: cắt giảm và tiết kiệm trong đầu tư, chi tiêu của Chính phủ, lãi suất, tỷ giá... Mối quan hệ giữa tính cấp bách của yêu cầu kiềm chế lạm phát và cách xử lý bình tĩnh với cái nhìn thực tế,khác quan, nhất là trong lúc trình độ phát triển và tiềm lực của nước ta có hạn,nhiều nhân tố khách quan nằm ngoài khả năng kiểm soát của nước ta nên không dễ gì đạt được mong muốn trong một sớm một chiều, các biện pháp chỉ có thể đem lại hiệu quả với độ trễ nhất định

Thứ tư, khi thực hiện chính sách, các giải pháp không hẳn mọi nhóm dân cư đều có lợi. Phải biết hài hoà và lựa chọn giữa mối quan hệ giữa lợi ích của từng nhóm dân cư với lợi ích của toàn dân, giữa lợi ích cục bộ và lợi ích toàn cục. Các biện pháp kiềm chế lạm phát khó có thể làm cho mọi người đều hài lòng mà có thể đụng chạm tới lợi ích của nhóm người này hay nhóm người khác, nhưng lợi ích của toàn xã hội,của toàn bộ nền kinh tế vẫn được ưu tiên.

Thứ năm, mối quan hệ giữa những việc trước mắt và lâu dài.Trong khi thực thi những biện pháp trước mắt để kiềm chế lạm phát cần chú trọng tới cả những biện pháp mang tính lâu dài. Sử dụng tổng hợp các biện pháp ngắn hạn mang tính cấp bách (chặn sốt) và dài hạn (giảm sốt và đi đến hết sốt).

Thứ sáu, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và công chúng, kể cả doanh nghiệp ,hiệp hội ngành nghề và các cơ quan truyền thông. Lạm phát là hiện tượng xã hội liên quan tới mọi tầng lớp nhân dân, mọi ngành, do đó cần tranh thủ sự đồng thuận tương đối của dư luận xã hội, thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại các cơ quan và công chúng để chỉ ít có sự thông hiểu chung. Ngược lại các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề,các cơ quan truyền thông cũng cần lấy lợi ích toàn cục làm trọng, tránh gây hoang mang trong dư luận ,tạo sức ép đối với Nhà nước vì lợi ích riêng.

Thứ bảy, Cần có quan điểm thống nhất và đồng thuận trong điều hành.Tất cả các chính sách phải theo đúng mục tiêu trên.

Và cuối cùng, những giải pháp kiềm chế, kiểm soát tốc độ tăng giá để bình ổn giá phải được tính toán trên quan điểm khách quan, phù hợp với quy luật kinh tế thị trường, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; đảm bảo tương quan hợp lý giữa giá trong nước và giá thế giới, đồng thời tôn trọng sự vận động trong xu thế chứ không bình ổn giá một cách duy ý chí.

Một phần của tài liệu Dự báo lạm phát Việt Nam bằng mô hình ARIMA (Trang 57)