Tình hình lạm phát Việt Nam

Một phần của tài liệu Dự báo lạm phát Việt Nam bằng mô hình ARIMA (Trang 30)

ÁP DỤNG MÔ HÌNH ARIMA DỰ BÁO LẠM PHÁT VIỆT NAM NĂM

1.3.Tình hình lạm phát Việt Nam

Bước vào năm 2010 chính phủ đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát 2010 ở mức 5%, nhưng theo thông báo của Tổng cục thống kê công bố thì lạm phát năm 2010 lên tới 11,75%. Trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng có những chuyển biến tương đối phức tạp. Có tới một nửa số tháng của năm 2010 CPI tăng trên 1%,trong đó CPI tháng 9, tháng 10 và tháng 11 CPI đạt kỷ lục trong 15 năm trở lại đây. Dưới đây là biếu đồ biểu diễn CPI năm 2010

Biểu đồ 3: Diễn biến CPI năm 2010

Nguồn: http://vnexpress.net

Diễn biến CPI năm 2010 như hình chiếc cốc, tạo bởi mức chênh lệch giữa tháng tăng đỉnh và đáy lên đến hơn 1,5%, khá tương đồng với năm 2007. Hai điểm cao nhất đều được tạo thành từ mức tăng xấp xỉ 2% của tháng 2 và tháng 12, trong khi đáy kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, chỉ quanh mức 0%, xác định kỷ lục ngược với xu thể kể trên. Các mức tăng CPI hai tháng đầu năm đều trên 1% và tiến gần 2% cũng không phải quá bất thường, nhưng khác biệt trong năm nay lại rơi vào tháng 3, khi chỉ số giá tiêu dùng không chịu xuống mạnh như các năm trước. Tháng 3 bắt đầu với hàng loạt các đột biến làm cho chỉ số tiêu dùng tháng 3 tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Khởi động cho loạt nguyên nhân tác động này là việc Ngân hàng Nhà nước ngày 10/2 đã công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND tăng hơn 3% so với trước đó, đưa mức giá trần theo quy định lên 19.100 VND/USD. Trong khi đó, nhiều mặt hàng thuộc diện Nhà nước quản lý cũng chính thức được cho phép điều chỉnh lên mức giá mới, đồng loạt áp dụng từ ngày 1/3: giá than bán cho điện tăng đến 47% tùy loại, giá

điện tăng 6,8%, giá nước sạch tại Tp.HCM tăng khoảng 50%.Một tác động khác gây ảnh hưởng lớn đến giá cả và tâm lý người dân, ngay trước ngày các viên chức trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết kéo dài, trưa 21/2, giá xăng đột ngột được điều chỉnh tăng khoảng 3,6% cùng lúc dòng xe cộ ùn ùn đổ về các thành phố. Tiếp theo các diễn biến này, gas, xi măng, sắt thép… cũng kéo nhau tăng giá. Những nguyên nhân đó đã làm cho tình hính giá cả của cả nước không được cải thiện.

Nhưng trong năm tháng tiếp theo, chỉ số giá tiêu dùng chỉ dao động nhẹ từ 0%-0,5%. Sau CPI tháng 3 được công bố, nhiều phân tích cho rằng đỉnh điểm lạm phát năm nay có thể rơi vào tháng 4-5, với lập luận rằng mức tăng mạnh cung tiền và tín dụng cuối năm 2009 (tăng khoảng 29% và 38% cả năm) cộng độ trễ khoảng 5-7 tháng sẽ hợp với thời điểm ấy.

Tuy nhiên theo thực tế trong khoảng 5 tháng từ tháng 4 đến tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng rất thấp, về gần sát mức 0% (tháng 7 chỉ tăng 0,06% so với tháng 6). Xét về cao độ, các mức tăng này lập kỷ lục về độ thấp kể từ 2004 đến nay.

Bốn tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng liên tục duy trì ở mức cao. Có tới 3 tháng đạt kỷ lục về cao độ.Vào tháng 8, sự đổi hướng chính sách lại được ghi nhận. Những động thái thay đổi trên thực tế đều cho thấy việc kiểm soát lạm phát dường như đã lơ là hơn, trong khi quan điểm ưu tiên cho tăng trưởng lại trỗi dậy. Ngày 9/8, giá xăng dầu sau một thời gian dài được giữ cố định đã điều chỉnh tăng lên khoảng 2,5%, đẩy CPI tháng 9 vào vòng thử thách mới. Không lâu sau đó, ngày 18/8, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%) và giữ nguyên biên độ tỷ giá +/-3%. Vậy nguyên nhân của việc lạm phát tăng nhanh trong năm 2010 bắt nguồn từ đâu?

tổng cục thống kê thì trong lạm phát 11,75% năm 2010, yếu tố tiền tệ đóng góp tới 4,65%. Nhưng theo nhận định của Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, đến Quý III năm 2010 về cơ bản lạm phát được kiềm chế nhưng Quý IV lạm phát tăng cao ngoài khả năng dự đoán. Nguyên nhân chủ yếu không phải do sai lầm của chính sách và điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ trong năm không phải là nhân tố làm lạm phát tăng cao. Nguyên nhân chính xuất phát từ những yếu tố liên quan như sự bất ổn kinh tế, giá cả thế giới và một số yếu tố chủ quan nội tại của nền kinh tế. Giá cả một số mặt hàng thiết yếu thế giới tiếp tục tăng cao như giá dầu thô, giá xăng, giá phôi thép… Bên cạnh đó dịch bệnh trong nông nghiệp, bão lũ nặng nề ở Miền Trung làm ảnh hưởng khá lớn tới cung cầu hàng hóa. Giá lương thực, thực phẩm tăng do việc đưa giá lên tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước và nhân dân. Việc tăng lương cơ bản, tăng chi phí giáo dục, y tế, chi tiêu ngân sách tăng, kết hợp với tỷ giá tăng, giá vàng tăng, yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát dẫn tới tổng cầu tăng đột biến, làm giá tăng mạnh trong Quý IV năm 2010.

Một phần của tài liệu Dự báo lạm phát Việt Nam bằng mô hình ARIMA (Trang 30)