Đánh giá chất lượng tín dụng trung – dài hạn chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thông Láng Hạ (Trang 46)

Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ.

2.2.3.1 Kết quả đạt được.

Trước tình hình kinh tế - xã hội của đất nước tăng trưởng và phát triển qua các năm, những đổi mới trong cơ chế quản lý, điều hành của đất nước. Chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ đã có định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với chính sách tiền tệ của Chính phủ, về mọi mặt kinh doanh ngân hàng nói chung, công tác tín dụng TDH nói riêng đáp ứng yêu cầu bức thiết của nền kinh tế và bản thân ngân hàng. Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước có diễn biến bất lợi, nhưng với sự lãnh đạo của Ban giám đốc cùng với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên chi nhánh vẫn hoạt động ổn định và đạt nhiều thành tựu đáng kể:

- Chi nhánh không ngừng đổi mới mô hình tổ chức pháp lý, quy chế nghiệp vụ tương đối kịp thời và đầy đủ, tạo lập được hành lang pháp lý để điều hành chỉ đạo thực hiện công tác tín dụng có chất lượng hiệu quả.

- Chi nhánh luôn duy trì được nguồn vốn tăng truởng cao, ổn định đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn mang lại tài chính đáng kể cho kết quả hoạt động kinh doanh. Để tạo nguồn vốn tín dụng TDH, ngân hàng đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động. Ngân hàng thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc đa dạng hóa hình thức, biện pháp và các kênh huy động vốn trong và ngoài nước, chú trọng tăng tỷ trọng vốn TDH thông qua việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tăng tiền gửi và tiền tiết kiệm dài hạn trong dân cư, khai thác nguồn tài trợ TDH của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế phục vụ đầu tư phát triển.

- Hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc và điều kiện tín dụng, mở rộng hạn mức dư nợ đối với khách hàng truyền thống. Chi nhánh cũng điều hành công tác tín dụng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, thực hiện nguyên tắc cho vay trên cơ sở cân đối nguồn vốn ổn định. Thực hiện nghiêm túc kỷ luật kế hoạch: không vi phạm kế hoạch dư nợ, hạn mức dư nợ dư có, trạng thái ngoại tệ. Cung ứng vốn kịp thời cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống ( các tổng công ty ), doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dư nợ đạt kế hoạch giao, tỷ lệ nợ xấu thấp dưới mức cho phép của NHNN & PTNT Việt Nam

- Dư nợ có sự tăng trưởng về thị phần trong tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn Hà Nội. Chi nhánh tập trung đầu tư vào các dự án hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế, chú trọng tới công tác thẩm định và kiểm soát sau cho vay để đảm bảo chất lượng cho vay.

- Công tác giải ngân: chi nhánh đã thực hiện rà soát, cắt giảm, giãn kế hoạch giải ngân để góp phần đảm bảo tính thanh khoản, hạn chế và kiểm soát cho vay kinh doanh bất động sản, giảm dư nợ cho vay bất động sản.

- Chi nhánh đã lựa chọn những cán bộ đủ đức, đủ tài, nhiệt tình công tác vào những công trình trọng điểm, những khó khăn, tạo điều kiện giúp khách hàng, tư vấn cho doanh nghiệp trong thời gian ngăn nhất để đưa công trình vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi ích cho cả hai bên, ngân hàng và khách hàng.

- Thực hiện quản lý trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng chế độ quy định. Thực hiện thu hồi nợ và trích lập dự phòng đạt 100% kế hoạch của NHNN& PTNT Việt Nam giao

- Thực hiện tố việc quảng bá thương hiệu Agribank với nhiều hình thức và các loại hình dịch vụ đã cung cấp như: dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ MSM Banking, chuyển khoản qua SMS. dịch vụ thanh toán biên mậu, nối mang thanh toán thành công với Ngân hàng Liên Việt, đầu mối thu tiền cước toàn quốc cho Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel

- Các dịch vụ ngoài tín dụng tiếp tục được phát triển với doanh số ngày càng cao góp phần không nhỏ tăng thu dịch vụ của chi nhánh.

- Công tác đối ngoại luôn được Chi nhánh coi trọng và đặt lên hàng đầu nhằm giữ vững và duy trì được các khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài đồng thời mở rộng thêm các khách hàng mới. Với chính sách của mình, chi nhánh đã quan tâm và thu hút một lượng lớn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty tư nhân, công ty cổ phần và hộ sản xuất kinh doanh cũng như cho vay tiêu dùng

2.2.3.2 Hạn chế, nguyên nhân.

Một số hạn chế còn tồn tại

Nguồn vốn

- Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý: hiện nay nguồn vốn để chi nhánh huy động để cho vay chủ yếu từ dân cư, các tổ chứa kinh tế và các nguồn tài trợ ủy thác của nước ngoài, nhưng tỷ trọng vốn TDH huy động được so với tổng nguồn vốn huy động còn thấp, do vậy chưa đáp ứng được kế hoạch cho vay TDH của ngân hàng, gây khó khăn trở ngại cho hoạt động của ngân hàng trong quá trình thực hiện các kế hoạch tín dụng.

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn TDH còn chưa cao điều này gây ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn TDH so với tổng nguồn vốn huy động được.

Hoạt động tín dụng

- Cơ cấu nguồn vốn và dư nợ chưa tương xứng, dư nợ ngoại tệ, dư nợ các tổng công ty chiếm tỷ trọng lớn, việc giảm dần hạn mức dư nợ các tổng công ty lớn, đồng thời đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất đã được ban giám đốc chỉ đạo song việc tổ chức thực hiện của các cán bộ nghiệp vụ còn chậm, chưa tích cực

- Hiệu suất sử dụng vốn TDH của chi nhánh còn thấp và chưa hợp lý: chi nhánh chưa khai thác được hết sức mạnh của nguồn tín dụng TDH để đem lại thu nhập cao trong khi phải trả chi phí huy động cao hơn so với nguồn ngắn hạn.

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng TDH của chi nhánh chưa cao

- Trong thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thẩm định còn chưa cao, khả năng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp của cán bộ tín dụng còn hạn chế so với yêu cầu của công tác này.

- Chi nhánh chưa khai thác được mảng khách hàng xuất khẩu.

- Việc phát triển khách hàng còn chậm, mở rộng thị phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy có tăn trưởng song vẫn chưa đạt mức cao trong tổng dư nợ. Bộ phận phát triển khách hàng còn nhiều hạn chế.

Nợ xấu và các khoản rủi ro tín dụng

Dư nợ tăng nhưng nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng mạnh, xuất hiện nhiều khoản nợ xấu. Như vậy, chất lượng tín dụng đặc biệt là tín dụng TDH của chi nhánh vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh.

Công tác thẩm định và xét duyệt cho vay vốn

- Chất lượng công tác thẩm định dự án chưa “sâu”, chưa dự đoán tốt các rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản vay và dự án đầu tư

- Mức độ chủ động tiếp cận, đánh giá dự án chưa cao, vai trò của công tác tư vấn đầu tư chưa đạt đúng tầm so với yêu cầu và tiềm năng hiện có

Công nghệ ngân hàng còn hạn chế về kĩ thuật

So với một số ngân hàng đứng đầu trong nước. Bắt đầu bằng việc chưa chuẩn

hoá được hoạt động nghiệp vụ năng lực cán bộ và năng lực tài chính thiếu hệ thống thông tin quản lý có hiệu lực

Cơ cấu tổ chức, cán bộ.

- Một số cán bộ trưởng, phó phòng, giám đốc phòng giao dịch giao việc nhưng không kiểm tra, đôn đốc và xử lý công việc giao cho cán bộ nên kết quả còn hạn chế

- Việc chấp hành chỉnh sửa sau kiểm tra, thanh tra, kiểm toán còn chưa nghiêm túc, cụ thể là mảng tín dụng

Nguyên nhân:

Nguyên nhân khách quan:

- Yếu tố pháp lý, hành lang pháp lý, chính sách chế độ ban hành chưa kịp thời với điều kiện hiện tại. Nhiều chính sách còn thiếu đồng bộ nhất là chính sách về thuế, chính sách xuất khẩu, đấu thầu, chọn thầu…gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án đầu tư hay quá trình đầu tư bị chậm trễ, còn nhiều bất cập

giữa chế độ và thực tế phát sinh gây ra những khó khăn trong quá trình xử lý các nghiệp vụ phát sinh.

- Sự thay đổi của các yếu ở tầm vĩ mô như chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chắt của Chính phủ, sự biến động kinh tế xã hội…ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các doanh nghiệp vay vốn

- Các nhân tố từ phía khách hàng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng tín dụng của chi nhánh, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Nguyên nhân chủ quan

- Các bộ tín dụng thường thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ vì thông tin chủ yếu mà ngân hàng có được là do khách hàng cung cấp. Việc kiểm tra chứng từ và tìm kiếm thông tin thêm từ các nguồn khách quan khác là khó khăn và mất nhiều thời gian. Và đôi khi việc tổng hợp thông tin của cán bộ tín dụng là chưa thật tốt giữa thông tin về bản thân khách hàng, thông tin ngành, thông tin từ thị trường

- Chi nhánh chưa coi trọng công tác Marketing ngân hàng. Các thông tin về thị trường và khách hàng còn thiếu và chưa thường xuyên. Chi nhánh chưa có các biện pháp lôi kéo khách hàng trong thời buổi cạnh tranh về lãi suất, khả năng thông thoáng về giấy tờ thủ tục trong hoạt động xét duyệt cho vay…

- Chi nhánh còn quá thận trọng với khách hàng vay vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chính sách tín dụng còn nghèo nàn, chưa kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với dich vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thông Láng Hạ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w