Hình 3.14: Hệ thống thu nước mưa chảy tràn
3.3.2. Định hướng sử dụng, khai thác hợp lý hồ chứa cho phát triển bền vững
3.3.2.1. Định hướng sử dụng, khai thác hợp lý cho việc cung cấp tài nguyên
i). Định hướng sử dụng, khai thác nguồn nước tưới
Nhằm sử dụng, khai thác hợp lý nguồn cung cấp nước tưới từ hồ chứa Quan Sơn ngày 27 tháng 03 năm 2013 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã ban hành; Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Quan Sơn, thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định số 519/QĐ-SNN với nội dung chính như sau;
A. Vận hành điều tiết trong mùa lũ;
Điều 5: Trước mùa mưa lũ hàng năm, Công ty thủy lợi sông Đáy phải thực hiện:
1. Kiểm tra công trình trước lũ theo đúng quy định hiện hành, phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng, đảm bảo công trình vận hành an toàn trong mùa mưa lũ.
2. Căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn mùa lũ và Quy trình này để lập “Kế hoạch tích nước cụ thể trong mùa lũ”, làm cơ sở vận hành điều tiết hồ chứa, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước phục vụ các nhu cầu dùng nước.
3. Rà soát, bổ sung phương án phòng chống lụt bão cho hồ chứa nước Quan Sơn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6: Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa lũ:
1. Trong mùa lũ, mực nước hồ chứa phải thấp hơn hoặc bằng tung độ “Đường phòng phá hoại” trên biểu đồ điều phối.
2. Mực nước hồ cao nhất ở cuối các tháng trong mùa lũ tại 3 hồ Tuy Lai 1, Tuy Lai 2 và Quan Sơn 3 được giữ như sau:
Bảng 3.22: Mực nước cao nhất cuối các tháng mùa lũ hồ Tuy Lai 1, hồ Tuy Lai 2, hồ Quan Sơn 3;
Đơn vị tính: m
Thời gian (ngày/tháng) 30/VI 31/VII 31/VIII 30/IX 31/X
Hồ Tuy Lai 1 5,24 5,50 5,50 5,50 5,50
Hồ Tuy Lai 2 4,08 5,31 5,50 5,50 5,50
Hồ Quan Sơn 3 (thuộc hồ Vĩnh An và hồ Quan Sơn)
4,85 5,31 5,50 5,50 5,50
Nguồn: Quyết định số 519/QĐ-SNN ngày 27 tháng 03 năm 2013 của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội.
Điều 7: Vận hành điều tiết khi mực nước vượt quá giới hạn quy định tại khoản 2 điều 6;
1. Công ty thủy lợi Sông Đáy sử dụng cống lấy nước để hạ thấp mực nước, trước khi tiến hành mở nước công ty phải:
- Căn cứ tình hình khí tượng thủy văn, hiện trạng công trình đầu mối, hệ thống kênh và nhu cầu nước trong hệ thống để quyết định mở nước qua cống (lưu lượng và thời gian).
- Thông báo đến đơn vị hưởng lợi trong hệ thống và các cơ quan liên quan về việc mở nước để nâng cao hiệu quả sử dụng nước hồ chứa.
2. Trường hợp mực nước hồ chứa còn thấp hơn cao trình +5,50m, việc không sử dụng cống lấy nước để hạ mực nước do Giám đốc Công ty Thủy lợi sông Đáy quyết định.
Điều 8: Vận hành điều tiết trong một số trường hợp đặc biệt;
1. Khi mực nước hồ đạt +5,50m và đang lên, Công ty thủy lợi sông Đáy phải thường xuyên theo dõi diễn biến công trình đầu mối (đập chính, đập phụ, tràn, cống …) và lưu lượng nước chảy về hạ du. Chủ động điều tiết các công trình và giữ mực nước hồ không vượt quá +6,00m.
2. Khi mực nước hồ đạt +6,00m và đang lên, Công ty Thủy lợi Sông Đáy báo cáo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo đảm bảo an toàn công trình và triển khai phương án bảo vệ vùng hạ du hồ chứa.
3. Khi mực nước lên nhanh có khả năng vượt cao trình đỉnh đập chính Tuy Lai (+8,00m), đập Vĩnh An (+7,50m) và đập Quan Sơn (+7,00m) Công ty Thủy lợi Sông Đáy báo cáo ban chỉ huy Phòng chống lụt bão TP Hà Nội quyết định phương án hạ thấp mực nước khẩn cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa và vùng hạ du.
B. Vận hành điều tiết trong mùa kiệt;
Điều 9: Trước mùa kiệt hàng năm Công ty Thủy lợi Sông Đáy phải thực hiện;
1. Kiêm tra công trình sau lũ theo quy định hiện hành, sắp sếp thứ tự ưu tiên và kịp thời xử lý những hư hỏng, đảm bảo công trình vận hành bình thường.
2. Căn cứ vào lượng nước trữ trong hồ, dự báo khí tượng thủy văn và nhu cầu dùng nước, lập “Kế hoạch cấp nước trong mùa kiệt”, làm cơ sở vận hành điều tiết hồ chứa, đảm bảo cấp đủ nước phục vụ các nhu cầu dùng nước
Điều 10: Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa kiệt:
1. Trong mùa kiệt, mực nước hồ chứa phải cao hơn hoặc bằng tung độ “Đường hạn chế cấp nước” trên biểu đồ điều phối.
2. Mực nước hồ thấp nhất ở cuối các tháng trong mùa kiệt của 3 hồ Tuy Lai 1, Tuy Lai 2 và Quan Sơn 3 được giữ như sau:
Bảng 3.23: Mực nước thấp nhất cuối các tháng mùa lũ hồ Tuy Lai 1, hồ Tuy Lai 2, hồ Quan Sơn 3;
Đơn vị tính: m
Thời gian (ngày/tháng) 30/XI 31/XII 31/I 28/II 31/III 30/IV 31/V
Hồ Tuy Lai 1 5,18 5,18 3,87 3,63 3,40 3,13 3,00 Hồ Tuy Lai 2 4,79 4,78 3,46 3,35 3,29 3,14 3,00 Hồ Quan Sơn 3 (thuộc hồ
Vĩnh An và hồ Quan Sơn)
Nguồn: Quyết định số 519/QĐ-SNN ngày 27 tháng 03 năm 2013 của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội.
Điều 11: Khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng tung độ “Đường hạn chế cấp
nước”, Công ty Thủy lợi Sông Đáy đảm bảo cấp đủ nước cho các nhu cầu dùng nước theo phương án cấp nước:
Điều 12: Vận hành cấp nước trong một số trường hợp đặc biệt
1. Khi mực nước hồ thấp hơn tung độ “Đường hạn chế cấp nước” và cao hơn mực nước chết, Công ty Thủy lợi Sông Đáy và các đơn vị dùng nước phải thực hiện các biện pháp cấp nước và sử dụng nước tiết kiệm, hạn chế trường hợp thiếu nước vào cuối mùa kiệt.
2. Khi mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn mực nước chết, Công ty Thủy lợi Sông Đáy phải lập phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết, báo cáo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội quyết định và thực hiện.
C. Vận hành điều tiết khi hồ chứa;
Điều 13: Khi công trình đầu mối của hồ chứa (đập chính, đập phụ, tràn tự do, cống lấy nước) có dấu hiệu xảy ra sự cố gây mất an toàn cho công trình, Công ty Thủy lợi Sông Đáy báo cáo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, kịp thời khắc phục đảm bảo an toàn công trình.
Điều 14: Khi cống lấy nước có sự cố không vận hành được, Công ty Thủy lợi
Sông Đáy phải thực hiện ngay biện pháp xử lý sự cố, báo cáo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội.
Điều 15: Trường hợp xuất hiện các sự cố khẩn cấp, có nguy cơ vỡ đập, Công
ty Thủy lợi Sông Đáy báo cáo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội quyết định phương án hạ thấp mực nước khẩn cấp, triển khai phương án bảo vệ vùng hạ du hồ chứa và phương án khắc phục hậu quả.
ii). Định hướng sử dụng, khai thác tài nguyên du lịch * Mục tiêu kinh tế;
- Mục tiêu
+ Nâng cao thu nhập cho người lao động của Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn.
- Giải pháp
+ Tăng cường năng lực quản lý và hợp tác cho đội ngũ quản lý + Có những hoạt động mang tính quảng bá du lịch
+ Hình thành các điểm du lịch, tuyến du lịch hấp dẫn du khách + Phát triển các hình thức du lịch khác
* Mục tiêu sinh thái; - Mục tiêu
+ Khôi phục khu hệ động vật, thảm thực vật gắn với phục hồi các hệ sinh thái và cảnh quan trong khu vực.
+ Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
+ Hình thành các tuyến du lịch sinh thái thực sự hấp dẫn được du khách.
- Giải pháp
+ Hoàn thiện các điều luật, quy định liên quan
+ Có các chương trình nghiên cứu phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên khu vực.
+ Kết hợp bảo tồn với du lịch sinh thái
iii). Định hướng sử dụng, khai thác hợp lý cho việc chứa, và đồng hoá chất thải. - Ban hành các quy định bắt buộc về bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn nước hồ chứa Quan Sơn. Những vấn đề môi trường liên quan đến các ngành như nông nghiệp, du lịch, dịch vụ …. cần có sự lãnh đạo thống nhất giữa các ngành.
- Đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân khi sử dụng nguồn nước của hồ chứa phải có trách nhiệm bảo vệ trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước;
+ Nghiêm cấm mọi hành vi làm cạn kiệt, suy thoái nguồn nước, ngăn cản trái phép sự lưu thông của dòng chảy:
+ Nghiêm cấm thải các chất dầu mỡ, hóa chất độc hại, các loại nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vào hồ chứa Quan Sơn.
+ Các tổ chức cá nhân sử dụng các hóa chất trong sản xuất nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo không gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.
+ Các hoạt động khác có liên quan đến nguồn tài nguyên nước như hoạt động sản xuất của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp (lò gạch), giao thông phải phù hợp với bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước, đảm bảo không gây suy thoái nguồn nước.
+ Mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân đều phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh, mặt nước quanh khu vực hồ Quan Sơn nhằm tạo hành lang cây xanh mặt nước thông thoáng. Mở rộng diện tích trồng các loại cây sen, súng để tạo cảnh quan đẹp cho hồ đồng thời làm giảm ô nhiễm cho nước hồ.
- Có kế hoạch nạo vét, làm sạch hồ hàng năm. Bố trí nuôi trồng thủy sản trong hồ một cách hợp lý. Quản lý và sử dụng hồ chứa có hiệu quả vừa phục vụ điều hòa vi khí hậu, chứa nước mưa, chứa và đồng hóa chất thải, nuôi trồng thủy sản và kết hợp du lịch với vui chơi giải trí.
3.3.2.3. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường
i). Chương trình quản lý môi trường
Mục tiêu của quản lý môi trường cho việc vận hành hồ chứa Quan Sơn là cung cấp các hướng dẫn để việc vận hành, khai thác có thể được đảm bảo về mặt môi trường. Chương trình quản lý môi trường bao gồm chương trình giảm thiểu các tác động môi trường, các yêu cầu về báo cáo, cơ cấu tổ chức thực hiện và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp khi các sự cố môi trường xảy ra.
Chương trình quản lý môi trường được xây dựng cần được đảm bảo những yêu cầu sau;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường. - Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường theo quy định.
- Thời gian thực hiện chương trình quản lý môi trường xuyên suốt trong quá trình vận hành và khai thác hồ chứa Quan Sơn.
Bảng 3.24: Xây dựng chương trình quản lý môi trường
TT Các hoạt động khai thác và vận hành hồ Các tác động môi trƣờng Trách nhiệm thực hiện Trách nhiệm giám sát
1 Cung cấp nước tưới - Giảm mực nước hồ, khí thải, CTR
Công ty thủy lợi Sông Đáy Sở NN&PTNT tp Hà Nội 2 Dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng trên hồ - Nước thải, khí thải, CTR Công ty CP thủy sản và du lịch Quan Sơn UBND huyện Mỹ Đức
3 Nuôi trồng thủy sản trên hồ - Nước thải, CTR nt UBND huyện Mỹ Đức 4 Hoạt động du lịch trên hồ - Nước thải, CTR nt UBND huyện Mỹ Đức ii). Chương trình giám sát môi trường
Mục tiêu của chương trình giám sát chất lượng môi trường là thu thập một cách liên tục các thông tin về sự biến đổi chất lượng môi trường trong quá trình vận hành khai thác hồ chứa để kịp thời phát hiện những tác động xấu đến môi trường và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tác động môi trường.
Chương trình giám sát, quan trắc môi trường được tiến hành một cách liên tục và xác định được các nội dung sau:
- Đối tượng, chỉ tiêu quan trắc môi trường - Thời gian và tần suất giám sát
Giám sát môi trƣờng không khí:
Bảng 3.25: Các chỉ tiêu giám sát môi trường khí
Chỉ tiêu giám sát Tần suất giám sát Địa điểm giám sát
Độ ồn
02 lần/năm
- 01 điểm trạm bơm Đồi Mo - 01 điểm đập tràn Tuy Lai Vi khí hậu
CO - 01 điểm đập tràn Vĩnh An
- 01 điểm tại đập tràn Thung Cống - 01 điểm tại đập tràn Cầu Dậm SO2
NOx
Tiêu chuẩn áp dụng: QCVN 05: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng không khí xung quanh.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
Giám sát chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt
Bảng 3.26: Các chỉ tiêu giám sát chất lượng môi trường nước mặt
Chỉ tiêu giám sát Tần suất giám sát Địa điểm giám sát
pH
02 lần/năm
- 01 điểm trạm bơm Đồi Mo - 01 điểm đập tràn Tuy Lai - 01 điểm đập tràn Vĩnh An
- 01 điểm tại đập tràn Thung Cống - 01 điểm tại đập tràn Cầu Dậm BOD5 COD Tổng chất rắn lơ lửng Tổng N Tổng P Coliform...
Tiêu chuẩn áp dụng: QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (mức B).
Giám sát chất lƣợng môi trƣờng nƣớc thải
Bảng 3.27: Các chỉ tiêu giám sát chất lượng môi trường nước thải
Chỉ tiêu giám sát Tần suất giám sát Địa điểm giám sát
pH
02 lần/năm
01 điểm tại cống xả nước thải khu du lịch Quan Sơn BOD5 COD Tổng chất rắn lơ lửng Tổng N Tổng P Coliform...
Tiêu chuẩn áp dụng: QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải (mức B).