Chức năng hỗ trợ, cung cấp không gian sống và giảm thiểu rủi ro từ các sự cố môi trường (lũ lụt, úng ngập)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng môi trường hồ chứa quan sơn nhằm sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững (Trang 46 - 56)

các sự cố môi trường (lũ lụt, úng ngập)

3.2.1.1. Hỗ trợ, cung cấp không gian sống

i). Cung cấp không gian sống cho dân cư khu vực

Con người luôn cần một khoảng không gian riêng cho xây dựng nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như; Khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới…. Có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau đây;

+ Chức năng xây dựng: Cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng nông thôn.

+ Chức năng vận tải: Cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông đường thủy, đường bộ và đường không.

+ Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải + Chức năng giải trí của con người

+ Chức năng cung cấp mặt bằng, không gian cho việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp.

- Chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy rằng đối với hồ Quan Sơn chức năng cung cấp không gian sống cho dân cư khu vực thể hiện rõ nét nhất ở; Chức năng cung cấp mặt bằng và nền móng cho kiến trúc hạ tầng nông thôn, chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải, chức năng giải trí của con người, chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

- Chức năng cung cấp mặt bằng, nền móng cho kiến trúc hạ tầng nông thôn Hồ chứa Quan Sơn với diện tích mặt nước lên đến 959ha thuộc địa phận 4 xã là; Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai và Thượng Lâm thuộc khu vực nông thôn của huyện Mỹ Đức. Tính trung bình trong bán kính 5km tính từ mép nước hồ chứa thì khu vực này là không gian sống, nơi định cư của 35.095 người.

Bảng 3.9: Diện tích và mật độ dân số các xã khu vực hồ Quan Sơn

TT Đơn vị Diện tích tự nhiên (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) 1 Xã Thượng Lâm 6,9 5.584 800 2 Xã Tuy Lai 23,9 11.557 479 3 Xã Hồng Sơn 16,5 6.569 394 4 Xã Hợp Tiến 13,7 11.385 825 Tổng 61,0 35.095 -

Mật độ dân số 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Xã Thượng Lâm

Xã Tuy Lai Xã Hồng Sơn Xã Hợp Tiến

N i/ km 2 Mật độ dân số

Nhận xét: Xét về mặt không gian thì xã Hợp Tiến có mật độ dân cư đông nhất khu vực, tiếp đến là xã Thượng Lâm, xã Hồng Sơn có mật độ dân cư thấp nhất là 394 người/km2.

- Chức năng giải trí của con người;

Đối với chức năng này của hồ Quan Sơn cho dân cư sinh sống trong khu vực không thể không nhắc đến một phần lợi ích khác từ cảnh quan nơi đây (không mất tiền mua cảnh quan cho hoạt động vui chơi giải trí). Nói cụ thể hơn đó là người dân nơi đây có thể thưởng ngoạn phong cảnh mà không phải mất tiền, các hoạt động vui chơi giải trí của người dân có thể kể đến là; đi bộ dạo mát, đi thuyền quanh hồ, tắm, bơi lội (đặc biệt là mùa hè), tham quan khám phá hang động, các hoạt động tâm linh như thăm viếng, chiêm bái đình chùa, miếu mạo. Tuy chưa nhận thấy được hết tầm quan trọng trực tiếp của cảnh quan tự nhiên hồ Quan Sơn nhưng để tính toán cụ thể thì nguồn thu từ các hoạt động là tương đối lớn.

Nếu chỉ tính riêng diện tích mặt nước hồ Quan Sơn là 9.590.000m2 với tổng số dân của 4 xã thuộc hồ Quan Sơn là 35.095 người, như vậy tính trung bình diện tích mặt nước hồ/người là 273m2/người. Điều này càng chứng tỏ được tầm quan trọng của hồ đối với không gian sống của dân cư nơi đây.

- Chức năng cung cấp các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở đây chính là nguồn nước. Hiện nay hoạt động canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của 4 xã khu vực hồ Quan Sơn nói riêng và 11 xã phía Bắc huyện Mỹ Đức nói chung đều phụ thuộc vào nguồn nước cấp từ hồ chứa. Đối với chức năng này sẽ được trình bày rõ hơn trong mục; Chức năng cung cấp tài nguyên của hồ chứa Quan Sơn.

Hình 3.4: Trạm bơm Đồi Mo cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp

- Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải sẽ được trình bày rõ hơn trong mục; Chức năng chứa và đồng hóa chất thải.

ii). Cung cấp không gian sống cho các loài thực vật;

Khu vực hồ Quan Sơn có địa hình chủ yếu là các núi đá vôi vì vậy thảm thực vật ở đây mang đặc trưng rừng núi đá vôi. Số loài cây mọc ở đây thích nghi với điều kiện đất kiềm. Không gian sống và thành phần các loài thực vật ở đây bao gồm một số loài cây gỗ chiếm tầng ưu thế cao từ 15 – 20m như Nghiến (Burretion dendron

Dâu tằm (Moraceae), Đa (Ficus sp); Ngoài ra còn có một số loài dây leo và tầng cỏ

phủ mặt đất gồm nhiều loài trong họ Gai (Urticaceae), họ Cà Phê (Rubiaceae). Quá trình điều tra khảo sát cho thấy khu vực hồ Quan Sơn là không gian sống của 446 loài thực vật trong 347 chi và 132 họ thực vật bậc cao, chủ yếu là các cây làm thuốc với 392 loài. Các cây có giá trị kinh tế khác như cây lấy gỗ, cây bóng mát, cây làm cảnh …. có số lượng loài rất ít, không vượt quá 50 loài.

iii). Cung cấp không gian sống cho các loài động vật không xương sống; Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy thành phần loài động vật không xương sống có giá trị thủy sản được tìm thấy ở vùng hồ Quan Sơn gồm có 19 loài, thuộc 9 họ. Trong số 19 loài này có tới 10 loài (chiếm 53% tổng số loài) có mật độ cao và cho sản lượng khai thác thường xuyên, đặc biệt là các loài ốc (ốc nhồi, ốc vặn, ốc đá vân…).

Nhìn chung các loài ốc, tôm, cua… vùng hồ Quan Sơn có giá trị thương mại cao, mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế. Những loài thủy sản này được Công ty cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn quản lý, khai thác và đánh bắt.

iv). Cung cấp không gian sống cho các loài cá;

Dựa trên số liệu thu thập và điều tra khảo sát cho thấy khu vực hồ Quan Sơn là không gian sống của 61 loài cá trong 22 họ thuộc 8 bộ. Trong đó có 3 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), bao gồm 2 loài nguy cấp (Clupanodon thrissa thuộc bộ cá Trích và Channa maculta thuộc bộ cá Vược) và một loài có nguy cơ nguy cấp (Hemibagrus guttatus thuộc bộ cá Nheo).

Đối với không gian sống cho các loài cá tại hồ Quan Sơn thì số lượng loài thuộc bộ cá chép là lớn nhất (34 loài chiếm 55,7%), đứng thứ 2 là bộ cá Vược (với 11 loài chiếm 18,03%), thứ 3 là bộ cá Nheo với 6 loài chiếm 9,84%, 5 bộ còn lại có số lượng loài chiếm rất ít từ 1 đến 3 loài.

v). Cung cấp không gian sống cho các loài lưỡng cư, bò sát;

Với điều kiện địa hình của vùng hồ Quan Sơn có hồ nước, núi đá vôi, chế độ nhiệt và độ ẩm trong không khí trong năm thích hợp là không gian sống lý tưởng của các loài lưỡng cư, bò sát ưa ẩm, sống cả trên cạn và dưới nước. Bên cạnh đó, sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái nông nghiệp với các loài côn trùng sống

trên đó cũng góp phần tạo nên sự đa dạng của các loài lưỡng cư và bò sát. Theo kết quả điều tra và thu thập số liệu cho thấy khu vực hồ Quan Sơn là không gian sống của 44 loài lưỡng cư và bò sát trong 18 họ thuộc 4 bộ (bao gồm 16 loài lưỡng cư trong 7 họ thuộc 1 bộ và 28 loài bò sát trong 11 họ thuộc 2 bộ). Trong số đó có 1 loài lưỡng cư và 11 loài bò sát được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2007).

vi). Cung cấp không gian sống cho các loài chim;

Khu vực hồ Quan Sơn là không gian sống của 66 loài chim trong tổng số 31 họ thuộc 14 bộ. Trong đó bộ Sẻ chiếm số lượng loài lớn nhất 35 loài (chiếm 53% tổng số loài) với 14 họ (chiếm 45,16% tổng số họ). Trong số các loài chim xuất hiện ở hồ Quan Sơn có 3 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Số lượng loài có độ phong phú lớn không nhiều (6 loài trên tổng số 66 loài).

vii). Cung cấp không gian sống cho các loài thú;

Theo kết quả điều tra và thu thập số liệu cho thấy khu vực hồ Quan Sơn gồm có 21 loài trong 14 họ thuộc 6 bộ. Trong số các loài thú ở khu vực hồ Quan Sơn có 5 loài được ghi tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Trong danh sách này có nhiều loài thú, đặc biệt là thú lớn trước kia từng xuất hiện nhưng nay không còn xuất hiện ở khu vực này nữa. Các loài thú hiện nay rất hiếm gặp như khỉ vàng, sơn dương cũng giảm đáng kể về số lượng cá thể.

Lý giải cho điều này là do hoạt động khai hoang đất rừng của con người gây tác động tới môi trường sống của những loài động vật này, khiến chúng phải di chuyển vào những vùng núi cao hơn, sâu hơn nơi mà con người ít khi tới.

3.2.1.2. Giảm thiểu rủi ro từ các sự cố môi trường như úng ngập, lũ lụt

- Hệ thống hồ Quan Sơn có nhiệm vụ trữ nước, cắt lũ bảo vệ vùng đồng bằng phía bắc huyện Mỹ Đức không có ngập úng trong mùa mưa, giảm bớt tiến tới xoá bỏ những khu vực sình lầy, cải tạo thành ruộng lúa 2 vụ.

- Công trình đầu mối hồ chứa nước Quan Sơn gồm 3 đập chính có nhiệm vụ ngăn nước lũ từ đầu nguồn;

+ Đập Quan Sơn Loại đập: Đập đất

Cao trình đỉnh đập: +7,0m Chiều dài đập: 6.680m Chiều rộng mặt đập: 5,0m

Đoạn đập từ K5+630 đến K12+310 cao trình mặt đập chỉ đạt từ 6.2 đến 6.9m thấp hơn so với thiết kế +7.0m. Các đoạn từ K7+579 đến K9+809 và K9+495 đến K9+608 bị xói mái thượng lưu do tác động của sóng. Đoạn con trạch nối tiếp sau tràn đi chợ Bến cao trình thấp chỉ đạt từ +5.5 đến +6.5m.

Hình 3.5: Đập đất ngăn lũ của hồ chứa Quan Sơn

+ Đập Tuy Lai Loại đập: Đập đất Cao trình đập: +8,0m Cao trình đỉnh tường chắn sóng: +8,5m Chiều dài đập: 3.648m Chiều rộng mặt đập: 5,0m

Đoạn đập thượng lưu phía trên đồi đất, mặt đập vượt cao trình thiết kế +8.0m, nhưng có 2 đoạn chiều dài khoảng 450m bị xói lở mái thượng lưu do tác động của sóng.

Từ K0 (đồi đất) xuống hạ lưu toàn bộ đập trên nền yếu (sình lầy) cao trình hiện tại chỉ đạt +7.2 đến 7.5m so với thiết kế là +8.0m, hiện tượng lún, sạt, lở liên tục diễn ra hàng năm. + Đập Vĩnh An Loại đập: Đập đất Cao trình đỉnh đập: +7,5m Chiều dài đập: 3.096m Chiều rộng mặt đập: 5,0m

Toàn bộ đập nằm trên nền đất yếu, phía hạ lưu tiếp giáp với đập có nhiều đầm hồ sình lầy. Cao trình mặt đập thấp chỉ đạt từ +7.2 đến 7.4 m so với thiết kế là +7.5m. Hiện tượng lún, sạt, lở nghiêm trọng diễn ra hàng năm. Hiện tại đoạn đập từ K3+609 đến K4+159 bị nứt dọc đập, có nguy cơ xảy ra sự cố.

Đánh giá chung: Mặt đập hồ chứa Quan Sơn đã xuống cấp nặng nề do quá trình lưu thông liên xã của các thôn cạnh hồ, đập, ảnh hưởng đến ổn định đập lâu dài, quản lý, giao thông nông thôn vùng, đặc biệt nếu là vùng phát triển du lịch sau này

Hệ thống hồ chứa Quan Sơn khi đắp đập nền móng không được xử lý, không khảo sát địa chất, địa hình để chọn tuyến hợp lí. Do vậy nhìn chung toàn bộ tuyến đập đắp trên nền đất xấu nhất là các đoạn đập thuộc hồ Vĩnh An và Tuy Lai thì đại bộ phận đắp lên ao, đầm hoặc ruộng sình lầy, cho nên bị lún liên tục, năm nào địa phương cũng phải bồi trúc chống tràn, đắp theo cơ chống sạt lở giữ cho đập không bị vỡ. Tuy vậy trong lịch sử cũng có 2 năm vỡ đập. Năm 1978 đập Vĩnh An, đập Tuy lai đều bị vỡ hàng trăm mét, sau đó năm 1980 hồ Tuy Lai bị vỡ lần thứ 2. Khi vỡ đập toàn bộ nửa huyện phía Bắc bị mất trắng, nước còn tràn qua đường 21 xuống phía Nam gây ngập úng toàn bộ các cánh đồng trũng để lại hậu quả nghiêm trọng: đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn không những chỉ về kinh tế mà còn cả mặt sinh hoạt khác, phải hai ba năm sau mới khắc phục được

- Ngoài ra hồ chứa Quan Sơn có 5 đập tràn xả lũ đều là tràn tự do, trong đó có 1 đập tràn chính và 04 đập tràn phụ.

+ Tràn chính: Tràn Cầu Dậm

Hình thức tràn: Tràn tự do, kết cấu bê tống cốt thép Cao trình ngưỡng tràn: 5,5m

Chiều rộng tràn: 396m

Tràn Cầu Dậm (tràn qua đường 21) vừa có nhiệm vụ thoát lũ, vừa có nhiệm vụ giao thông. Tràn bằng bê tông cốt thép, có cầu để người đi bộ và xe thô sơ qua lại khi tràn làm việc; bê tông tràn và cầu giao thông vẫn còn tốt; cao trình và chiều rộng tràn vẫn đảm bảo theo thiết kế cũ (Zt=5.4m, b=360m).

Hình 3.6: Đập tràn xả lũ Cầu Dậm

+ Tràn phụ: Tràn Vĩnh An

Hình thức tràn: Tràn tự do, kết cấu đá xây Cao trình ngưỡng tràn: 5,8m

Tràn Vĩnh An làm bằng đá xây; hiện tại đã hư hỏng nặng. Toàn bộ lớp đá xây đã bị bóc lở trôi đến lớp đất, trơ ra lớp đất nền, vì thế nhiều chỗ đất nền bị xói sâu từ 40 đến 60cm.

Tràn Tuy Lai

Hình thức tràn: Tràn tự do, kết cấu đá xây Cao trình ngưỡng tràn: 6,5m

Chiều rộng tràn: 30m

Tràn Tuy Lai bằng đá xây, BTCT. Chất lượng vẫn còn tốt cao trình và chiều rộng tràn vẫn đảm bảo theo thiết kế cũ .

Tràn Thung Cống

Hình thức tràn: Tràn tự do, kết cấu bê tông Cao trình ngưỡng tràn: 6,0m

Chiều rộng tràn: 70m

Tràn Thung Cống bằng đá xây, BTCT. Chất lượng vẫn còn tốt cao trình và chiều rộng tràn vẫn đảm bảo theo thiết kế cũ.

- Ngoài ra từ trước đến nay hồ Quan Sơn được coi là hồ có khả năng điều hòa nước cao (Phạm Ngọc Đăng, 1993) do vùng sinh thủy lưu vực lớn. Do vậy chỉ tính lượng mưa trên lưu vực nhỏ này và trên mặt hồ được lưu giữ lại cũng cho thấy khả năng giảm ngập úng cho khu vực xung quanh khi mưa lớn. Với tổng diện tích mặt hồ là 959ha, chẳng hạn với đợt mưa 50mm hồ có thể giữ và điều hòa cỡ 479.500m3

nước mưa với chức năng này, hồ góp phần giảm diện tích và thời gian ngập úng cho khu vực xung quanh. Đây là lợi ích cần phải ghi nhận đối với hồ Quan Sơn.

3.2.1.3. Chức năng điều hoà tiểu khí hậu

Tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc vào mùa Đông nhưng nhìn chung khí hậu nơi đây tương đối mát mẻ. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,50C, độ ẩm trung bình khoảng 83-85%, trung bình trong năm có từ 120 đến 140 ngày nắng. Mùa mưa kéo dài nhưng chỉ tập trung vào 3 tháng 7, 8, 9. Điều kiện khí hậu như vậy là tương đối dễ chịu cho người dân, thuận lợi cho hoạt động du lịch diễn ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng môi trường hồ chứa quan sơn nhằm sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)