Điều kiện về kinh tế xã hội khu vực hồ chứa Quan Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng môi trường hồ chứa quan sơn nhằm sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững (Trang 33 - 39)

Diện tích tự nhiên của huyện Mỹ Đức là 230,04 km². Huyện Mỹ Đức có dân số là 176.428 người (2011), huyện có thị trấn Đại Nghĩa (xưa là Tế Tiêu) và 21 xã: Hương Sơn, An Phú, Đốc Tín, Vạn Kim, Hùng Tiến, An Tiến, Đại Hưng, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Phù Lưu Tế, Phùng Xá, Xuy Xá, Lê Thanh, Hồng Sơn, An Mỹ, Mỹ Thành, Bột Xuyên, Tuy Lai, Thượng Lâm, Phúc Lâm, Đồng Tâm. Mật độ dân số là 760 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở khu trung vực đồng bằng. Trên địa bàn khu vực nghiên cứu dân số chủ yếu là người dân tộc Kinh. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1%/năm. Thành phần dân số nhìn chung khá cân bằng giữa tỷ lệ nam và nữ, đối với nam là là 48,9% và 51,1% đối với nữ.

Về nguồn lao động: Số người trong độ tuổi lao động là 94.863 người, chiếm tỷ lệ 53,76% dân số toàn huyện. Dân số của Mỹ Đức thuộc loại dân số trẻ, đây là một yếu tố thuận lợi cho huyện về nguồn lao động dồi dào, giá nhân công thấp nhưng mặt khác đòi hỏi huyện cần tăng cường đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo mới và nâng cao tay nghề cho người lao động. Tuy nhiên hầu hết số lao động trên địa bàn huyện chưa được đào tạo nghề, đó là một hạn chế lớn trong việc tổ chức lao động hợp lý.

Bên cạnh đó, số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay chưa được sử dụng một cách thật hợp lý, thời gian lao động thực tế của người nông dân chỉ chiếm khoảng 70 – 75% quỹ thời gian, thấp hơn mức trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (75 – 80%).

3.1.2.2. Các tiểu vùng kinh tế trọng điểm của huyện

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế và tiềm năng phát triển chia huyện Mỹ Đức thành 3 tiểu vùng sau;

Tiểu vùng 1: gồm 6 xã phía Bắc là Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng

Sơn, Hợp Tiến, Hợp Thanh, với diện tích tự nhiên là 7.885,79ha (chiếm 34,28% diện tích tự nhiên của huyện). Kinh tế nông nghiệp chiếm 58,63%, công nghiệp – xây dựng chiếm 16,6% và tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ chiếm 24,69%.

Tiểu vùng 2: gồm 12 xã, thị trấn vùng ven sông Đáy như Phúc Lâm, Mỹ

Nghĩa, Đại Hưng, Vạn Kim, Đốc Tín, với diện tích tự nhiên là 6.657,37ha (chiếm 28,94% diện tích tự nhiên của huyện). Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao 60,76%, công nghiệp – xây dựng chiếm 15,3% và dịch vụ thương mại chiếm 23,94%.

Tiểu vùng 3: gồm 4 xã ven núi phía Nam là Hương Sơn, Hùng Tiến, An

Tiến, An Phú với diện tích tự nhiên là 8.460,89km2 (chiếm 36,78% diện tích tự nhiên của huyện). Kinh tế nông nghiệp chiếm 51,40%, công nghiệp – xây dựng chiếm 20,9% và du lịch – dịch vụ chiếm 27,70%.

3.1.2.3. Điều kiện kinh tế của khu vực

i). Sản xuất nông nghiệp

Theo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI của Đảng bộ huyện Mỹ Đức năm 2011:

* Trồng trọt: Chỉ đạo dồn ô thửa, chuyển đổi mạnh cơ cấu vụ mùa, nâng hệ số lần gieo trồng từ 2,2 lần năm 2009 lên 2,8 lần năm 2011; Cơ cấu giống lúa tập trung vào các giống nguyên chủng có năng suất cao. Tăng cường áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đưa các giống cây có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 12,2 tấn/ha. Giá trị sản xuất 1 ha canh tác bình quân đạt 59 triệu đồng/năm, tăng 18% so với mục tiêu đề ra.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được 1.636 ha, chiếm 20% diện tích lúa màu, đạt 82% so với mục tiêu Đại hội (mục tiêu Đại hội chuyển đổi 2.000ha). Đã có 500ha cho thu nhập từ 100 triệu đồng/ha/năm trở lên. Xây dựng được 85 mô hình trang trại (24 trang trại chăn nuôi, 38 trang trại thuỷ sản, 21 trang trại tổng hợp, 01 trang trại trồng cây lâu năm, 01 trang trại trồng cây hàng năm).

* Chăn nuôi: Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được quan tâm, không để dịch tái phát nên chăn nuôi ổn định và phát triển. Trong năm qua giá trị chăn nuôi bình quân hàng năm là 5,8%, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2011 là 30,4%, dự kiến năm 2013 ước đạt 37,8%. Công tác thuỷ lợi đầu tư với tổng kinh phí 235,5 tỷ đồng, trong đó kinh phí của huyện 19,5tỷ đồng. Thành phố 216 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn toàn huyện xây dựng và triển khai thực hiện phương án phòng, chống bão lụt, úng và phân lũ.

ii). Tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ

Giá trị sản xuất (giá cố định) năm 2010 ước đạt 534 tỷ đồng, tăng 47,5% so với mục tiêu Đại hội (mục tiêu Đại hội 362 tỷ đồng); tốc độ tăng bình quân hàng năm 22,3%. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân về mặt bằng xây dựng hạ tầng cơ sở để phát triển tiểu thủ công nghiệp. Tổ chức dạy nghề cho 7.500 lao động ở các xã, thị trấn tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Đến nay đã có 07 làng nghề được Thành phố công nhận, 60% làng có nghề. Về xây dựng cơ bản, giao thông vận tải đầu tư hàng năm tăng bình quân 30,3%, hệ thống giao thông nông thôn đã cơ bản được bê tông hoá và nhựa hoá, đạt mục tiêu Đại hội đề ra.

Mặc dù quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực nhưng quá trình này diễn ra còn chậm . Để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cho nhân dân. Trong những năm tới cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, đầu tư, đẩy mạnh phát triển CN – TTCN và dịch vụ thương mại, mở ra hướng khai thác ngành dịch vụ du lịch tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện.

3.1.2.4. Điều kiện về văn hóa – xã hội của khu vực

i). Giáo dục

Trong những năm qua ngành giáo dục đã phát triển cả về quy mô và chất lượng. số học sinh các cấp hàng năm đều đạt chỉ tiêu được giao. Huyện Mỹ Đức luôn là huyện có phong trào giáo dục khá của thành phố. Đến nay tất cả các xã, thị trấn đều có trường học cao tầng, kiên cố cho các khối tiểu học và trung học cơ sở với 100% số xã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, 60% số xã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Cấp học mẫu giáo: Toàn huyện đã có 248 lớp, 518 giáo viên và 5.871 học sinh, tổng diện tích đất sử dụng là 73.642m2

, bình quân 12,54m2/học sinh.

- Cấp tiểu học: Toàn huyện đã có 504 lớp, 923 giáo viên và 13.481 học sinh, tổng diện tích đất sử dụng là 224.174m2, bình quân 16,63m2/học sinh. Đến nay toàn huyện đã có 8 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia.

- Cấp trung học cơ sở: Toàn huyện đã có 345 lớp, 827 giáo viên và 13.538 học sinh, tổng diện tích đất sử dụng là 163.815m2, bình quân 12,32m2/học sinh. Đến nay toàn huyện đã có 2 trường trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc gia.

- Cấp trung học phổ thông: Toàn huyện có 7.500 học sinh, tổng diện tích đất sử dụng là 71.546m2, bình quân 9,54m2/học sinh.

ii). Y tế

Trong các năm qua ngành y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dân số - kế hoạch hóa gia đình đã được triển khai đạt hiệu quả cao. Các chương trình y tế cộng đồng, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh môi trường … đều được tổ chức và triển khai hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ nhân dân, không để xảy ra các dịch bệnh. Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt kế hoạch chỉ tiêu hàng năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm. Ngày càng có nhiều người tự nguyện thực hiện các biện pháp tránh thai, sinh đẻ có kế hoạch nên tỷ lệ tăng dân số hàng năm duy trì ở mức 1%. Chất lượng khám chữa bệnh có chuyển biến tích cực từ xã đến huyện.

Hiện nay huyện có 2 bệnh viện với tổng diện tích đất sử dụng 41.166m2, 2 phòng khám khu vực và 100% các xã, thị trấn đều có trạm y tế. Hiện nay số cán bộ y tế/vạn dân đạt 11,15 cán bộ/vạn dân, số bác sỹ là 43/192 cán bộ y tế. Số giường bệnh là 15/vạn dân. Hàng năm các cơ sở y tế đã tổ chức khám chữa bệnh cho hơn 53.000 lượt người, điều trị nội trú hơn 6.000 lượt người.

Trạm y tế xã: Có 23 trạm, 115 giường bệnh, tổng diện tích đất 103.045m2 trong đó có 22 trạm có diện tích lớn hơn 500m2/trạm, còn lại 1 trạm có diện tích nhỏ hơn nằm ở thị trấn Tế Tiêu cũ nay là thị trấn Đại Nghĩa.

iii). Bưu điện - viễn thông, thông tin liên lạc:

Đảm bảo công tác thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo và nhu cầu thông tin cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Cho phép 06 công ty viễn thông hoạt động, lắp đặt 60 trạm BTS. Dự kiến năm 2013 đạt 15/100. Số thuê bao sử dụng Internet dự kiến năm 2013 đạt 2.500 thuê bao.

Thường xuyên đầu tư nâng cấp và duy tu bảo dưỡng cải tạo hệ thống lưới điện trung áp nông thôn, quản lý điện tiêu dùng tới hộ gia đình. Đầu tư lắp đặt mới và nâng công suất 44 trạm biến áp, nâng tổng số trạm biến áp toàn huyện Mỹ Đức lên 227 trạm, với 237 máy biến áp; thay thế 30 km đường dây xuống cấp với tổng kinh phí đầu tư 17 tỷ 750 triệu đồng. Đến nay 22/22 xã, thị trấn đã chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn (trong đó có 17 xã, thị trấn thực hiện bàn giao lưới điện về chi nhánh điện quản lý).

v). Vệ sinh môi trường vùng dự án;

Công tác Tài nguyên - Môi trường: Công tác quản lý Nhà nước về Tài nguyên và môi trường được tăng cường, từng bước đi vào nề nếp và thực hiện theo luật. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho 33.133 hộ, đạt 91,1% so với số hộ và đạt 66% so với số thửa. Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các công trình xây dựng, đất đấu giá quyền sử dụng đất ở, đạt trên 400% kế hoạch. Hoàn thành chương trình đồn điền đổi thửa. Xây dựng 48 bãi chôn lấp, xử lý rác thải tạm thời, với tổng diện tích 109.249m2. Huyện đã hỗ trợ kinh phí trên 8 tỷ đồng xây dựng bãi rác và mua sắm các vật dụng cần thiết cho công tác thu gom và xử lý rác thải. Có 83% số hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (trong đó có 3,4% số hộ dùng nước sạch) hỗ trợ nông dân vay vốn ưu đãi 12 tỷ đồng để thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường.

(iv). Thu nhập hộ và đói nghèo:

Mỹ Đức là một trong những huyện kém phát triển của tỉnh Hà Tây cũ, chỉ sau Ba Vì. Các hộ nông dân với nghề chính là nông nghiệp, thu nhập thấp, mức sống quá thấp. Tỉ lệ đói nghèo còn rất lớn làm cho bộ mặt kinh tế của huyện kém phát triển. Để đưa nền kinh tế của huyện sánh ngang với các huyện khác trong tỉnh thì việc giải quyết đói nghèo là vấn đề bức xúc đang đặt ra cho các ban ngành lãnh đạo huyện.

Phần lớn dân số sống bằng sản xuất nông nghiê ̣p , trình độ dân trí chưa cao , sản xuất vẫn mang tính truyền thố ng nhất là nông nghiệp và các làng nghề truyền thống, các dịch vụ du lịch. Các làng nghề đều nằm rải rác trong khu dân cư và chưa có quy hoạch vì thế tình trạng ô nhiễm vẫn còn. Để đảm bảo phát triển bền vững

cần kết hơ ̣p giữa bảo vê ̣ môi trư ờng với quy hoạch tổng thể , ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chức năng môi trường hồ chứa quan sơn nhằm sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững (Trang 33 - 39)