B. Tiềm năng khai thác thủy sản
3.2.3. Chức năng chứa và đồng hoá chất thả
Ngoài các chức năng chính là tiêu thoát lũ rừng ngang, cung cấp nước tưới và cung cấp tài nguyên du lịch, thủy sản thì hồ Quan Sơn cũng có một chức năng không
kém phần quan trọng đó là chứa và đồng hóa chất thải. Kết quả điều tra cho thấy nước thải phát sinh tại khu du lịch của Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại được xả trực tiếp xuống hồ. Ngoài ra xung quanh khu vực hồ Quan Sơn còn là nơi tiếp nhận chất thải của các trang trại nuôi gia cầm, thủy cầm, những trang trại này đều là của cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn.
Theo báo cáo đề án bảo vệ môi trường của Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn (2013) thì tổng lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động du lịch, ăn uống nghỉ dưỡng của Công ty là 14 m3/ngày đêm.
Nếu lệ phí cho xử lý 1m3
nước thải là 2.500đ thì đã giảm được 14 x 2.500 = 35.000đ/ngày đêm. Như vậy hàng năm chúng ta giảm được chi phí là: 35.000đ/ngày đêm x 365 ngày = 12.775.000 đồng/năm.
Kết quả phân tích mẫu nước thải của Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn được thể hiện trong bảng dưới đây
Bảng 3.17: Kết quả phân tích mẫu nước thải của Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả (NT) QCVN 40: 2011/BTNMT, cột B 1 pH - 7,3 5,5 – 9 2 BOD5 mg/l 42,5 50 3 COD mg/l 126,7 150 4 TSS mg/l 72,8 100 5 Amoni mg/l 2,8 10 6 Hg mg/l 0,0018 0,01 7 As mg/l 0,0086 0,1 8 Cd mg/l 0,0026 0,5 9 Pb mg/l 0,0109 0,5 10 Dầu mỡ khoáng mg/l 1,7 10 11 Tổng N mg/l 21 40
12 Tổng P mg/l 2,4 6
13 Coliform MPN/100ml 4.500 5.000
Nguồn: Báo cáo đề án bảo vệ môi trường - Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn (2013)
Ghi chú:
- Mẫu NT: Nước thải tại cửa xả cuối của khu dịch vụ du lịch
- Tiêu chuẩn so sánh; QCVN 40:2011/BTNMT cột B - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp xả vào nguồn nước dùng cho tưới tiêu thủy lợi.
Nếu chỉ xét khả năng xử lý BOD5 thì ta đã giảm được 0,217 tấn BOD5 x 5 triệu VNĐ/tấn = 1.085.000đ/năm. Ngoài ra hàng năm hồ còn là nơi chứa COD mà nước thải đưa vào hồ, nếu tính chi phí cho xử lý trong một nhà máy xử lý nước thải thì với hàm lượng COD ở bảng trên cũng phải mất khoảng: 0,647 tấn COD x 5 triệu VNĐ/tấn = 3.235.000đ/năm.
Mặt khác hồ Quan Sơn cũng là nơi tiếp nhận chất thải từ hoạt động nuôi gia cầm, thủy cầm của Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn.
Bảng 3.18: Tổng hợp số lượng gia cầm, thủy cầm nuôi tại hồ Quan Sơn
TT Vị trí nuôi Số lƣợng gia cầm, thủy cầm (con)
Vịt Gà 1 Hồ 1 4.000 100 2 Hồ 2 1.000 - 3 Hồ 3 3.500 - 4 Hồ Sông 4.000 - 5 Hồ Quai chèo 2.000 50 6 Hồ Ngái 7.000 100 7 Hồ Ao San bán nguyệt 5.000 150 Tổng 26.500 400
Ghi chú: Hoạt động chăn nuôi gia cầm, thủy cầm được người lao động làm việc tại Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn tăng gia sản xuất. Số lượng đàn gia cầm, thủy cầm được ổn định hàng năm.
Hình 3.12: Chăn nuôi gia cầm, thủy cầm tại hồ Quan Sơn
Theo nghiên cứu của Phân viện Công nghệ mới và bảo vệ môi trường (2002) thì lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm phát sinh do chăn nuôi được trình bày trong bảng dưới đây;
Bảng 3.19: Tải lượng ô nhiễm từ ngành chăn nuôi
TT Chất thải Đơn vị Vật nuôi
Trâu, bò Lợn Gà, vịt Dê
1 Khối lượng thải m3/con.năm 8 14,6 0,21 1,5
2 BOD5 kg/con.năm 164 32,9 1,61 10
3 TSS kg/con.năm 120,4 73,0 4,2 28
4 Tổng N kg/con.năm 43,8 7,3 3,6 3
Từ số liệu trên ta có thể dự báo được khối lượng chất thải chăn nuôi từ hoạt động chăn nuôi gia cầm, thủy cầm thải vào hồ Quan Sơn như sau;
Bảng 3.20: Dự báo khối lượng chất thải từ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm
TT Chất thải Đơn vị Khối lƣợng chất thải
1 Khối lượng thải m3/năm 5.649
2 BOD5 Tấn/năm 43,309
3 TSS Tấn/năm 112,980
4 Tổng N Tấn/năm 96,840
5 Tổng P Tấn/năm -
Cũng theo tính toán ở trên nếu chỉ xét khả năng xử lý BOD5 thì ta đã giảm được 43,309 tấn BOD5 x 5 triệu VNĐ/tấn = 216.545.000đ/năm.