Phương hướng hoạt động chung của PGD Lò Đúc –Chi nhánh VietBank Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch lò đúc- chi nhánh hà nội ngân hàng việt nam thương tín (VIETBANK) (Trang 58)

2010 Quý 2/năm Quý 3/Năm Tổng

3.1.1.Phương hướng hoạt động chung của PGD Lò Đúc –Chi nhánh VietBank Hà Nộ

VietBank Hà Nội

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, nhất là sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO. Một môi trường kinh tế sôi động cùng với mức độ cạnh tranh ngày càng cao đòi hỏi các ngân hàng không chỉ chú trọng đến mở rộng hoạt động tín dụng mà còn phải luôn quan tâm tới vấn đề chất lượng tín dụng. Việc Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp lý phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Từ những bài học kinh nghiệm được rút ra, căn cứ vào 7 chỉ tiêu kinh doanh và 10 nhiệm vụ cụ thể của VIETBANK, PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội đã đề ra mục tiêu dự kiến đến 31/12/2011 như sau:

- Nguồn vốn tăng trưởng bình quân 20% so với năm 2010.

- Đầu tư cho vay tăng trưởng bình quân từ 15% - 20% so với năm 2009. Trong đó: + Cho vay DNNN: 20%/ Tổng dư nợ

+ Cho vay DNNQD: 80%/ Tổng dư nợ - Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo chiếm 70%/ Tổng dư nợ.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và mục tiêu kế hoạch đặt ra Ban lãnh đạo PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội đã đưa ra các giải pháp thực hiện như sau:

* Nguồn vốn:

- Tiếp tục đẩy mạnh và tăng trưởng nguồn vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp đảm bảo chủ động về nguồn. Đáp ứng nhu cầu cho vay và thanh toán chi trả bằng các biện pháp cụ thể. Tăng tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm 30%/ Tổng nguồn vốn, phấn đấu đến 31/12/2012 đạt 640 tỷ đồng.

- Thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng, khai thác tiềm năng của các tổ chức tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm xã hội, Bảo Việt, Trung tâm quản lý bay… và đưa ra các chính sách tiếp thị khuyến mại hợp lý để tăng trưởng nguồn vốn.

- Tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả bền vững. Cụ thể đi sâu vào phân tích đánh giá các ngành hàng, từng nhóm khách hàng để quyết định đầu tư vào những ngành hàng có hiệu quả, những khách hàng tiềm năng có tình hình tài chính lành mạnh có tín nhiệm cao trong quan hệ tín dụng thanh toán tạo doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng. Ngược lại những khách hàng yếu kém, tài chính không lành mạnh, sản xuất kém hiệu quả, có khả năng gây rủi ro cho ngân hàng phải có biện pháp kiên quyết rút nhanh dư nợ.

- Nâng cao tiêu chuẩn và điều kiện tín dụng, chấp hành nghiêm túc cơ chế cho vay, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản vay theo quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, chủ động thu hồi nợ đúng kỳ hạn cả gốc và lãi, không để phát sinh nợ gia hạn và quá hạn mới.

- Nâng cao năng lực điều hành trong công tác tín dụng từ ban lãnh đạo đến trưởng phó phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng Khách hàng cá nhân, phòng giao dịch. Cán bộ phải có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo và pháp luật đối với những khoản cho vay nếu để xảy ra rủi ro lớn hoặc không chấp hành đúng quy trình quy chế thể lệ cho vay.

* Công tác kế toán:

Nâng cao chất lượng hạch toán kế toán, phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ phát sinh, phối hợp với phòng khách hàng để thu hồi các khoản nợ đến hạn, quá hạn và lãi treo. Phân tích tài chính PGD để tham mưu cho Ban lãnh đạo nhằm thực hành tiết kiệm chống lãng phí về các khoản mục giấy tờ in, điện, nước, điện thoại… thực hiện cơ chế khoán định mức đến từng phòng phấn đấu hoàn thành kế hoạch tài chính của ngân hàng Việt Nam Thương Tín giao giao. Vận hành và ứng dụng chương trình hiện đại hóa ngân hàng kịp thời, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền vốn của khách hàng.

* Công tác kiểm tra, kiểm soát:

Tăng cường chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát, củng cố hoàn thiện bộ máy kiểm soát tại chi nhánh có đủ cán bộ kiểm tra các nghiệp vụ. Nâng cao trình

độ của các kiểm soát viên, sử dụng các công cụ cảnh báo và kiến nghị đề xuất với Ban lãnh đạo xử lý cán bộ nhiều lần vi phạm chế độ thể lệ. Chú trọng an toàn kho quỹ, đảm bảo an ninh mạng, từng cán bộ phải bảo vệ nghiêm ngặt mã thẩm quyền giao dịch của mình.

* Chuyên môn nghiệp vụ:

Quan tâm đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế. Tạo điều kiện cử cán bộ đi học các lớp ngắn ngày cũng như dài ngày tại các trường đại học, trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ của VietBank. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao. Xây dựng phong cách giao dịch văn hóa, lề lối làm việc có kỷ cương, kỷ luật trong quản trị điều hành nghiêm túc, xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong công việc.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch lò đúc- chi nhánh hà nội ngân hàng việt nam thương tín (VIETBANK) (Trang 58)