trong 3 quý đầu năm 2010.
Hoạt động kinh doanh của PGD Lò Đúc – chi nhánh Hà Nội từ 2009 đến nay bên cạnh thuận lợi còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ 2009 đến nay đã đạt được kết quả đáng phấn khởi, đời sống của nhân viên năm sau được nâng cao hơn so với năm trước, góp phần vào sự nghiệp phát triển của nền tài chính Việt Nam.
a. Hoạt động huy động vốn
Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nó quyết định quy mô tín dụng, năng lực thanh toán và uy tín của ngân hàng trên thị trường. Một trong những đặc trưng riêng của ngân hàng là vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn vì vậy Ban giám đốc PGD luôn coi trọng hoạt động huy động vốn dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo cho nguồn vốn tăng liên tục và ổn định, đáp ứng vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bằng việc không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng… nên thời gian qua hoạt động huy động vốn của PGD đã đạt được những thành công nhất định.
Tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm đặc biệt tăng mạnh trong năm 2009 và 3 quý đầu năm 2010. Nguyên nhân là trong thời gian này PGD đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để thu hút nguồn vốn, áp dụng đa dạng các hình thức gửi tiền, triển khai kịp thời các đợt phát hành kỳ phiếu tiết kiệm dự thưởng kèm theo quà khuyến mại, chủ động quảng cáo, đẩy mạnh công tác tiếp thị…vốn nộp về VietBank cao nhất từ trước đến nay.
Hoạt động huy động vốn là một hoạt động quan trọng của Ngân hàng, nó là tiền đề, là cơ sở quyết định hiệu qủa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Có một nguồn vốn với cơ cấu hợp lí, chi phí thấp là một thế mạnh mà các Ngân hàng luôn luôn hướng tới. Từ quan điểm đó, Ngân hàng VietBank đã chủ động, tích cực khai thác các nguồn vốn bằng nhiều biện pháp thích hợp nên Ngân hàng đã có sự tăng trưởng ổn định nguồn vốn của mình.
Bảng 1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA PGD LÒ ĐÚC - CHI NHÁNH VIETBANK HÀ NỘI 3 QUÝ ĐẦU NĂM 2010
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 quý 1 Năm 2010 qúy 2 Năm 2010 quý 3 So sánh quý 2/quý 1 So sánh quý 3/quý 2
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
Tổng nguồn vốn huy động 32.000 100 73.000 100 115.000 100 41.000 128.125 42000 57.53 Theo loại tiền gửi Nội tệ 24.000 75 57.670 79 92.000 80 33.670 140,29 3.4330 59,53 Ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 8.000 25 1.5130 31 23 20 7.130 89,12 7.870 52,02 Theo thời gian Không kỳ hạn 4.800 15 9.490 13 12.650 11 4.609 97,71 3.160 33,30 Có kỳ hạn 27.200 85 63.510 87 102.350 89 36.310 133,49 38.840 142,79 Theo thành phần kinh tế
Tiền gửi dân cư 27200 85 60.590 82 93.150 81 33390 122,76 32560 53,74 Tiền gửi TCKT 4800 15 12.410 17 21.850 18 7610 158,54 9440 76,1 Tiền gửi TCTD 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Theo số liệu cho thấy, nguồn vốn huy động quý 1 là 32.000 triệu đồng, quý 2 là 73.000 triệu đồng, tăng 41.000 triệu đồng, tăng 140,29%. Trong quý 2 tổng nguồn vốn huy động là 57.670 triệu đồng, tăng 89.12 % so với quý1, còn quý 3 tăng lên 7.870triệu đồng. Từ những con số trên cho thấy VietBank ngày càng chú trọng đến công tác huy động vốn, uy tín của VietBank đối với khách hàng không ngừng được tăng lên. Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thì
chủ yếu là từ dân cư, tiền gửi của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì mục tiêu khách hàng chính của VietBank là hướng tới khách hàng dân cư. Huy động vốn bằng nội tệ chiếm đa số do với ngoại tệ, điều đó cũng do đặc thù của chi nhánh Lò Đúc.
- Về tổng nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế : Nguồn vốn tăng trưởng cao trong đó tăng trưởng tiền gửi của dân cư và tiền vay của các tổ chức tín dụng. Tiền gửi của dân cư liên tục tăng qua các quý đầu năm 2010. Điều này cho thấy PGD đã chiếm được lòng tin của khách hàng, đặc biệt là công tác quản lý tiền gửi của dân cư được PGD thực hiện thường xuyên nghiêm túc qua đó tránh được sai sót, đảm bảo an toàn chính xác nguồn tiền gửi này của PGD liên tục tăng. Tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và giảm dần qua các quý. Tuy nhiên do tốc độ tăng của tổng nguồn vốn huy động tăng nhanh nên quý 2 tiền gửi dân cư tăng 33.390 triệu đồng , tuơng ứng với tỷ lệ tăng là 122,76%. Quý 3 tăng 32.50 triệu đồng tuơng ứng với tỷ lệ tăng là 53,74%. Tiền gửi dân cư giảm dần qua các quý nguyên nhân do 1 phần nền kinh tế 2010 không ổn định. Giá vàng liên tục đạt những kỷ lục mới , thị trường chứng khoán ảm đạm. Nhà đầu tư trong dân cư rút tiền từ ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực khác. Tiền gửi tổ chức kinh tế tăng lên cũng do dòng vốn khó quay vòng, vốn ứ đọng do đó tăng tỷ lệ phần trăm qua các quý. Quý 2 tăng 710 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 158,54%, quý 3 tăng 9.440 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 76,1%. Tiền gửi tổ chức tín dụng là không có, phản ánh sự thiếu hụt vốn của các tổ chức tín dụng trong thời gian này.
- Về huy động vốn phân theo thời gian: Xét về thời hạn thì nguồn vốn ngắn hạn và trung dài hạn đều có xu hướng tăng và có tỷ trọng tương đương. Nhìn chung tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và không ngừng gia tăng. Điều đó cũng là dễ hiểu vì lãi suất huy động trong thời gian qua không ngừng tăng cao và sự khó khăn trong nền kinh tế khiến tiền không kỳ hạn để giao dịch giảm xuống. Tiền gửi có kỳ hạn quý 2 tăng 3.310 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 133,49%. Quý 3 tăng 4.909 triệu so với quý 2, tương ứng với tỷ lệ tăng l à 33,3%.
- Về huy động phân loại theo tiền gửi: Tiền gửi nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao, tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp hơn và không ngừng giảm về tỷ trọng. Tiền gửi nội tệ quý 2 tăng 33.670 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 140,29% so với quý 1, quý 3 tăng 34.330 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 59,53% so với quý 2. Ngoại tệ cũng tăng, quý 2 tăng 7.130 triệu tương ứng với tỷ lệ 89,12% so với quý 1, quý 3 tăng 7.870 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 52,02%. Tỷ trọng ngoại tệ huy động giảm so với nội tệ phản ánh sự khan hiếm ngoại tệ trong thời gian qua, giá USD và 1 số đồng tiền mạnh liên tục tăng. Lãi suất huy động ngoại tệ ở Việt Nam là khá cao so với các nước khác song vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước, tỷ giá vẫn liên tục tăng. Phải chăng, điều đó phản ánh sự đầu cơ về vàng và ngoại tệ đang tăng mạnh?
Như vậy, qua số liệu đã phân tích ở trên đã chứng tỏ PGD Lò Đúc - Chi nhánh Hà Nội đã làm tương đối tốt công tác huy động vốn của mình, điều đó sẽ là một lợi thế để chi nhánh có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu về vốn cho khách hàng và tạo sự chủ động cho phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đồng thời góp phần điều hòa chung cho toàn hệ thống.
Mặt khác, do đối tượng thu hút vốn chủ yêu là cá nhân nên lượng tiền gửi có kì hạn là chủ yếu. Điều này làm tăng tính ổn định và chủ động cho nguồn vốn của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn về chi phí huy động vốn. Ngân hàng cần chú ý hơn nữa tới nguồn tiền gửi không kì hạn để khai thác lợi thế về chi phí.
Hiện nay, do nền kinh tế đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu tín dụng không ngừng tăng. Dó đó, Ngân hàng VietBank đang có nhiều biện pháp và chính sách nhằm thu hút nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng đủ cầu về vốn tín dụng. Ngân hàng đang đưa ra các chính sách lãi suất linh hoạt cho tiền gửi không kì hạn, coi trọng chất lượng dịch vụ, các chính sách khách hàng như gửi tiết kiệm với vé dự thi quay xổ số, đưa các thông tin về lãi suất đến tận khách hàng. Do vậy, nguồn vốn huy động của VietBank không những tăng đều mà còn tăng nhanh, đảm bảo được cân đối cung cầu, tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
b. Hoạt động sử dụng vốn.
Nếu như hoạt động huy động vốn là cơ sở thì sử dụng vốn lại quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì thế các ngân hàng luôn đặt ra mục tiêu cho mình trong hoạt động sử dụng vốn là làm sao sử dụng được tối đa và có hiệu quả nguồn vốn huy động để cho vay, lấy lãi từ hoạt động cho vay để chi trả chi phí huy động vốn đồng thời trang trải các khoản chi phí hoạt động khác của ngân hàng và có tích lũy bởi cho vay là nghiệp vụ mang lại thu nhập chính cho ngân hàng.
VietBank đặt ra quyết tâm đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh, vững chắc, giảm tỉ lệ nợ quá hạn. Kết quả hoạt động tín dụng liên tục tăng trong ba quý. Tỉ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể, doanh thu ngày càng tăng, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường.
Bảng 2: CƠ CẤU DƯ NỢ CỦA PHÒNG GIAO DỊCH LÒ ĐÚC 3 QUÝ ĐẦU NĂM 2010
(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 quý 1 Năm 2010 quý 2 Năm 2010 quý 3 So sánh quý 2/quý 1 So sánh quý 3/quý 2 Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- % Tổng dư nợ 24.500 100 78.800 100 169.500 100 54.300 221,3 90.700 115,1 Theo loại tiền
Nội tệ 21.437,5 87,5 69.501,6 88,2 151.702,5 89,5 48.064,1 224,21 82.200,9 118,27 Ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 3.062,5 12,5 9.298,4 11,8 17.797,5 10,5 6235,9 203,62 8.499,1 91,4 Theo thời gian Ngắn hạn 14.379,0 5 58,69 47.532,1 6 60,32 110.361,4 5 65,11 33.153,11 230,57 62.829,29 132,18 Trung, dài hạn 10.120,9 5 41,31 31.267,8 4 39,68 59.138,55 34,89 21.146,8 9 208,94 27.870,71 89,135 Theo thành phần kinh tế DNNN 2.327,5 9,5 8.274 10,5 18.984 11,2 5.946,4 255,488 10.710 129,44 DNNQD 15.067,5 61,5 48.974,2 62,15 107.632,5 63,5 33.906,7 225,032 58.658,31 119,78 Hộ gia đình 7.105 29 21.551,8 27,35 42.880,5 25,3 14.446,8 203,33 21.328,7 98,96
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Lò Đúc – chi nhánh Hà Nội ngân hàng Việt Nam Thương Tín 3 quý đầu 2010)
* Quý 2: Tổng doanh số cho vay tăng so với qu ý 1 là 54.300 triệu đồng, tốc độ tăng là 34.11% (trong đó chủ yếu tăng doanh số cho vay ngắn hạn đồng nội tệ và cho vay DNNQD).
* Quý 3: Tổng doanh số cho vay l à 169.500 tri ệu đ ồng, tốc độ tăng là 115,1% (trong đó vẫn chủ yếu là tăng doanh số cho vay ngắn hạn và cho vay DNNQD). Tổng dư nợ tăng so với qu ý 2 là 90.700 triệu đồng (dư nợ trung dài hạn vẫn giảm song tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm của dư nợ trung dài hạn nên tổng dư nợ vẫn tăng) với tốc độ tăng là 115,1% .
Nguyên nhân của tình hình này là trong thời gian vừa qua PGD Lò Đúc -Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện theo chỉ đạo của NHVNTT Việt Nam chuyển dịch cơ cấu dư nợ cho vay theo hướng mở rộng cho vay các thành phần kinh tế vừa và nhỏ (chủ yếu là TPKT ngoài quốc doanh), trong đó chủ yếu là mở rộng cho vay ngắn hạn để tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng. Vì thế nên doanh số cho vay của chi nhánh liên tục tăng và dư nợ cho vay cũng có xu hướng tăng lên.
* Trong cơ cấu dư nợ theo thời gian thì cả 3 quý dư nợ ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung dài hạn.
- Quý 2: Dư nợ ngắn hạn tăng 33.153,11 triệu đồng so với quý 1, tốc độ tăng là 230,57%. Dư nợ trung dài hạn tăng 21.146,89 triệu đồng với tốc độ tăng là 208,94%.
- Quý 3: Dư nợ ngắn hạn tăng 63.829,29 triệu đồng so với quý 2, tốc độ tăng là 132,18%. Dư nợ trung dài hạn tăng 7.870,71 triệu đồng với tốc độ tăng là 879,135%.
* Trong cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế thì tỷ trọng dư nợ cho vay TPKT ngoài quốc doanh đang có xu hướng tăng lên trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay hộ gia đình đang có xu hướng giảm.
- Dư nợ cho vay TPKT ngoài quốc doanh quý 2 tăng 33.906,7 triệu đồng so với quý 1, tốc độ tăng là 225,32%; quý 3 tăng 58.658,31 triệu đồng so với quý 2 với tốc độ tăng là 119,78%.
- Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước quý 2 tăng 5.946,4 triệu đồng so với quý 1, tương ứng với tốc độ tăng là 225,488%; quý 3 tăng 10.710 triệu đồng so với quý 1 với tốc độ tăng là 129,44%.
-Dư nợ cho vay hộ gia đình có xu hướng giảm so với TPKT ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên do dư nợ cho vay qua các quý tăng nên dư nợ cho vay hộ gia đình vẫn tăng. Quý 2 tăng so với quý 1 là 14.446,8 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 203,33%, quý 3 tăng 21.328,7 so với quý 2 tương ứng với tỷ lệ tăng là 98,96%.
Nguyên nhân là do công tác cho vay đã được mở rộng đến mọi đối tượng khách hàng nhằm đa dạng hóa khách hàng theo chỉ đạo của VietBank. Vốn vay được đầu tư cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, vốn chủ sở hữu lớn…trong các ngành cơ khí, ngành kinh doanh phân bón, ngành kinh doanh dịch vụ…Trong năm đã tìm kiếm được nhiều khách hàng mới đặc biệt là những khách hàng là các DNNQD góp phần làm cho cơ cấu tín dụng thay đổi phát triển bền vững và an toàn.
c. Các hoạt động khác.
Là một Ngân hàng đa năng, sản phẩm dịch vụ tài chính của VietBank cũng rất đa dạng. Các hoạt động khác của VietBank cũng được khách hàng và bạn hàng đánh giá rất cao.
* Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền nhanh:
PGD đã triển khai các loại sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu chuyển tiền kịp thời cho khách hàng. Số lượng khách hàng mở tài khoản và thực hiên các giao dịch ngày càng tăng. Chi nhánh phục vụ hàng ngàn khách hàng mở tài khoản giao dịch tiền gửi và trên 100 khách hàng quan hệ tín dụng với hàng chục ngàn giao dịch chuyển tiền thanh toán.