Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN của PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch lò đúc- chi nhánh hà nội ngân hàng việt nam thương tín (VIETBANK) (Trang 50)

2010 Quý 2/năm Quý 3/Năm Tổng

2.2.2. Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN của PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nộ

Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội

a. Kết quả đạt được

Kết quả đạt được của PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội

Quá trình hoạt động của PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội luôn thống nhất với chủ trương, định hướng của ngành và các mục tiêu kinh tế - xã

hội của quận đề ra. Với phương châm hoạt động là lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục đích hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên trong những năm qua, PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội luôn quan tâm đến từng bước đi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng, cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đồng thời không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với đối tượng khách hàng này, đảm bảo cho chi nhánh kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi nhuận, uy tín đối với khách hàng.

Qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội ở trên, ta có thể thấy những kết quả nổi bật mà chi nhánh đã đạt được trong thời gian qua như sau:

Thứ nhất, số lượng khách hàng DNVVN luôn chiếm tỷ trọng cao (luôn ở

mức trên 75%) trong tổng số khách hàng doanh nghiệp của PGD và không ngừng tăng lên với tốc độ tăng bình quân trên 20%/quý. Trong đó chủ yếu tăng số lượng DNVVN ngoài quốc doanh (tăng số lượng các CTCP, CT TNHH). Điều này cho thấy PGD ngày càng có xu hướng mở rộng quan hệ tín dụng đối với các DNVVN để khai thác tiềm năng từ khối doanh nghiệp này. Số lượng khách hàng DNVVN tương đối nhiều, giá trị các khoản vay thường không lớn và chủ yếu là những món vay ngắn hạn nên giúp cho chi nhánh phân tán được rủi ro theo đối tượng khách hàng.

Thứ hai, hệ số vòng quay vốn tín dụng tăng lên liên tục trong 3 quý gần

đây. Kết quả này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của PGD ngày càng nhanh hơn và PGD đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay của các DNVVN.

Thứ ba, chỉ tiêu nợ quá hạn cho vay DNVVN cả ba năm đều thấp (dưới

1%). Đây là kết quả tốt, là một thành công lớn trong công tác nâng cao chất lượng cho vay tại PGD, nó đồng thời là kết quả của sự nỗ lực của cán bộ nhân viên PGD trong công tác thu nợ, xử lý nợ quá hạn và cho vay ngày càng hiệu quả hơn. Có được kết quả này là do trong những năm qua PGD đã không ngừng chăm lo công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng. Bằng cách cử các cán bộ đi học tại các trường đại học, bồi dưỡng lý

luận nghiệp vụ mở, các lớp bồi dưỡng kiến thức về kinh tế thị trường, tổ chức đào tạo theo các chương trình dự án quốc tế… Vì vậy mà trình độ của cán bộ tín dụng đã được nâng cao.

Thứ tư, việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN không chỉ góp phần nâng

cao hiệu quả hoạt động tín dụng mà còn làm gia tăng nguồn phí dịch vụ cho chi nhánh. Từ đó góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ mà PGD cung ứng cho khách hàng. Các DNVVN đến vay vốn tại PGD, nhưng bên cạnh đó họ cũng phát sinh nhiều nhu cầu khác nhau về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.Ví dụ, bên cạnh việc thiết lập quan hệ tín dụng, những khách hàng này cũng có thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ như tư vấn, tiền gửi, trả lương qua tài khoản, thanh toán chuyển tiền, bảo lãnh… PGD luôn khuyến khích, vận động khách hàng sử dụng đa dạng các dịch vụ của ngân hàng. Nhờ vậy, nguồn thu phí dịch vụ của PGD không ngừng được mở rộng, giúp PGD củng cố, tăng cường nền tảng khách hàng. Đồng thời, để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng, PGD đã tìm tòi, nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm dịch vụ thích hợp và đảm bảo mang lại tiện ích tốt nhất cho khách hàng khi đến giao dịch tại PGD, từ đó danh mục sản phẩm của chi nhánh ngày càng được đa dạng hóa.

Thứ năm, việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN của PGD Lò Đúc – chi

nhánh VietBank Hà Nội là nguồn trợ giúp to lớn cho các DNVVN trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN sản xuất kinh doanh được trôi chảy, liên tục và có hiệu quả cao. Từ đó, PGD Lò Đúc đã gián tiếp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một số lượng lớn lao động trong các DNVVN, góp phần tạo ra một môi trường xã hội ổn định.

Trên đây là những kết quả mà PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua. Với kết quả này, PGD Lò Đúc đã vươn lên trở thành ngân hàng có chất lượng hoạt động cao và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.

Hoạt động tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín.

Từ năm 2009, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín đã đánh giá các DNVVN là đối tượng khách hàng quan trọng, là thị trường tiềm năng mà ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín cần hướng tới. Điều đó đã được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động trong kế hoạch phát triển hàng năm, kế hoạch phát triển 5 năm, 10 năm về tài trợ cho DNVVN. Số lượng khách hàng DNVVN chiếm 50% số lượng khách hàng, dư nợ cho vay khoảng 60% tổng dư nợ của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín. Hơn nữa, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín còn tích cực hàng đầu trong việc tìm kiếm và giữ mối quan hệ với các tổ chức liên quan đến DNVVN. Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín đã và đang thực hiện 7 chương trình tín dụng với nguồn vốn có lãi suất thấp, thời hạn dài từ các Tổ chức quốc tế. Điển hình là các chương trình:…

Đối với sản phẩm cho vay, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín dành 12 triệu USD từ nguồn vốn thương mại để cho vay, nguồn vốn này cũng có thể tiếp tục được bổ sung khi dự án triển khai có hiệu quả. Thời hạn giải ngân Chương trình cho vay các dự án đến hết ngày 31/12/2012. Khách hàng khi tham gia chương trình sẽ được hưởng vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn so với cho vay thông thường của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín. Ngoài ra, khách hàng còn được tham gia đào tạo miễn phí về nâng cao năng lực quản lý và thực hiện tiết kiệm năng lượng; được tư vấn về các giải pháp TK&HQNL trong sản xuất; được cung cấp các thông tin có liên quan đến công nghệ, kinh nghiệm và giải pháp thực hiện TK&HQNL trong sản xuất, giúp các doanh nghiệp hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

b. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Các tồn tại trong hoạt động tín dụng với DNVVN

Bên cạnh những kết quả đạt được, PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội vẫn còn không ít những khó khăn, hạn chế đang tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với các DNVVN.

Thứ nhất, số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với PGD Lò Đúc – chi

địa bàn quận. Hiện nay trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có 3.300 cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc loại hình doanh nghiệp thì trong đó có khoảng 2.310 DNVVN (theo số liệu của tổng cục thống kê Hà Nội) và số lượng này còn không ngừng tăng lên. Các DNVVN này đều đang trong tình trạng thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, khả năng tiếp cận vốn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với PGD Lò Đúc mới chỉ dừng lại ở con số 43 doanh nghiệp.

Thứ hai, lĩnh vực hoạt động của các DNVVN là rất đa dạng tuy nhiên PGD

mới chỉ tập trung đầu tư trong lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ thương mại trong khi đó các lĩnh vực như: xây dựng cơ bản, giao thông vận tải… là những lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai với nhu cầu về vốn là rất lớn thì chưa được PGD Lò Đúc quan tâm đúng mức. Điều đó làm giảm khả năng mở rộng tín dụng đối với DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực này.

Thứ ba, dư nợ cho vay trung dài hạn đối với DNVVN còn chiếm tỷ trọng

thấp. Từ đó dẫn đến khó khăn cho DNVVN trong việc đáp ứng nhu cầu vốn để mua sắm tài sản cố định, máy móc, trang thiết bị phục vụ quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do các khoản vay trung dài hạn chứa đựng rủi ro cao, mặt khác do các điều kiện vay vốn trung dài hạn không phải DNVVN nào cũng có thể đáp ứng được.

Thứ tư, tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tổng nguồn vốn huy động (hay hiệu suất

sử dụng vốn) chưa phải là cao cho thấy dư nợ cho vay DNVVN chưa thật sự tương xứng với nguồn lực của PGD Lò Đúc .

Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

- Cơ chế quản lý của Nhà nước đối với các DNVVN còn nhiều lỏng lẻo, sơ hở dẫn tới tình trạng làm ăn kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ ngân hàng của các DNVVN… từ đó dẫn đến thái độ e ngại của ngân hàng khi cho vay đối với các DNVVN và khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNVVN trở nên khó khăn hơn.

- Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đã và đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Do vậy, các DNV&N chuyển hướng và điều chỉnh phương án kinh doanh không theo kịp sự thay đổi của cơ chế chính sách vĩ mô nên kinh doanh thua lỗ hoặc không đủ điều kiện để được tiếp tục vay vốn ngân hàng.

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Điều kiện vay vốn của PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội còn quá chặt chẽ, tất cả các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo, nhiều DNVVN không đủ tài sản cầm cố, thế chấp đã không tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Ví dụ như: đối với tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị thì VIETBANK chỉ tài trợ 70% giá trị máy móc thiết bị trong khi tỷ lệ đó là 80% ở Ngân hàng TMCP Kỹ thương - Techcombank. Tài sản bảo đảm trong cho vay của NHCT chủ yếu là máy móc thiết bị, ô tô, giá trị quyền sử dụng đất trong khi tài sản đảm bảo cho vay vốn tại Techcombank đa dạng hơn nhiều, có thể là: L/C xuất, quyền đòi nợ, hàng tồn kho luân chuyển với hàng hóa hình thành từ vốn vay…; còn tại VPBank khách hàng có thể đảm bảo tín dụng bằng các khoản phải thu sẽ hình thành trong tương lai.

- Do PGD có nhiều đối tượng khách hàng, đôi khi do số lượng cán bộ tín dụng ít và chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến làm chậm quá trình giả ngân. Một phần do hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thật tốt, nên hồ sơ tín dụng hoàn thiện thường không đúng kế hoạch, điều đó cũng dẫn đến làm chậm tiến độ giải ngân.

- Đội ngũ cán bộ tín dụng tương đối trẻ, thiếu kinh nghiệm và kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực, ngành nghề cho vay, trong khi các DNVVN hoạt động đa dạng, phong phú trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Đa phần các cán bộ tín dụng đều rất năng động nhiệt tình, sáng tạo và được đào tạo bài bản về kỹ năng nghiệp vụ nhưng về tuổi nghề thì còn khiêm tốn, nên chưa đủ kinh nghiệm trong quan hệ với khách hàng cũng như trong giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh.

- Sản phẩm mà PGD đưa ra khá nhiều song ưu đãi trên sản phẩm chưa được chú trọng. Một số sản phẩm được tung ra cũng do theo xu hướng chung của các ngân hàng thương mại khác nhưng lại không mang lại hiệu quả cao.

- Mối quan hệ của cán bộ tín dụng với một số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thật tốt. Nguyên do là khách hàng doanh nghiệp đó đa phần được giới thiệu qua ban lãnh đạo, hoặc do các mối quan hệ. Do đó khá xa về vị trí địa lý, nên việc tận dụng các mối quan hệ của cán bộ tín dụng với các doanh nghiệp là chưa đủ.

- Công tác đào tạo cán bộ chưa đựoc chú trọng tại PGD.

* Nguyên nhân từ phía DNVVN

Bên cạnh những nguyên nhân phát sinh từ môi trường khách quan cũng như từ phía ngân hàng, trong quan hệ tín dụng nhiều vấn đề nảy sinh từ phía các DNVVN. Cụ thể:

- Điều kiện tiên quyết và không thể thiếu để ngân hàng xem xét và quyết định cho vay đó là các dự án khả thi. Nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp mà ngân hàng bỏ vốn cho vay. Thực tế, hầu hết các DNVVN không thể tự viết được các dự án đầu tư trong dài hạn, thậm chí cả kế hoạch ngắn hạn.

- Các DNVVN thường không đủ tài sản thế chấp cho món vay. Đó là do tài sản các doanh nghiệp đem thế chấp là các máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng lạc hậu, cũ kỹ hoặc do ngân hàng đánh giá giá trị các tài sản thế chấp của doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế của nó. Đây chính là nguyên nhân làm giảm quy mô vốn doanh nghiệp được vay của ngân hàng.

- Các DNVVN không có đầy đủ tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện này vì sổ sách kế toán của họ rất đơn giản, không cập nhật, thiếu chính xác. Làm cho việc đánh giá, thẩm định khách hàng gặp nhiều khó khăn.

- Ở một số DNVVN năng lực quản lý tài chính, trình độ kỹ thuật yếu kém, sản xuất kinh doanh chịu nhiều áp lực cạnh tranh nên sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ không có khả năng trả nợ.

- Bản thân các DNVVN thiếu hiểu biết về pháp luật và thông lệ kinh doanh dẫn đến quan hệ hợp đồng kinh tế chưa được các DNVVN tuân thủ nghiêm túc là nguyên nhân phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện. Thực trạng này ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank khi thẩm định tín dụng đối với DNVVN.

- Bản thân DNVVN chưa am hiểu về thủ tục vay vốn và sản phẩm tín dụng của ngân hàng, dẫn đến định kiến ngại phiền hà, cho rằng mình không đủ điều kiện, mất thời gian vô ích khi đến vay vốn tại ngân hàng, thay vào đó tìm đến các nguồn tín dụng phi chính thức.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch lò đúc- chi nhánh hà nội ngân hàng việt nam thương tín (VIETBANK) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w