Về thủ tục phân tích trong phân tích Nợ phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thủ đô thực hiện (Trang 85)

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520, quy trình phân tích “là việc phân tích các số liệu thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”. Kỹ thuật phân tích được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu lực gồm ba loại: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất.

Trong quá trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng, Công ty đã thực hiện thủ tục phân tích ở tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Điều này là hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, các thủ tục phân tích mà Công ty áp dụng mới chỉ dừng lại ở phân tích tỷ suất và phân tích xu hướng. Việc áp dụng nhiều thủ tục phân tích khác nhau sẽ đem lại những kết quả đánh giá tin cậy và tổng quát hơn.

Công ty cũng có thể thực hiện thêm việc kiểm tra tính hợp lý, công việc này thường bao gồm những so sánh cơ bản như:

• So sánh số Nợ phải thu thực tế với số kế hoạch, dự toán,...Qua đó, đánh giá và điều tra các chênh lệch lớn giữa thực tế và kế hoạch để tìm ra nguyên nhân. • So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với số liệu bình quân của ngành. • So sánh các thông tin tài chính và phi tài chính như mối quan hệ giữa

doanh thu với sản lượng bán ra, giữa doanh thu và số lượng khách hàng. • So sánh số liệu của khách hàng với số liệu ước tính của KTV.

Đối với phân tích tỷ suất, Công ty có thể thực hiện phân tích thêm một số tỷ suất sau:

• Phân tích cơ cấu nợ phải thu ngắn hạn trong tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp để xem xét các khoản thu hồi trong thời gian gần của khách hàng, điều này cũng ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của khách hàng.

• Phân tích ảnh hưởng của các khoản phải thu khách hàng đối với khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác;

- Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.

- Quy trình phân tích giúp kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán.

3.2.2.2 Về phía các cơ quan chức năng

Hoàn thiện quy trình kiểm toán Nợ phải thu khách hàng nói riêng và hoàn thiện kiểm toán nói chung luôn đòi hỏi có sự tham gia rất lớn từ phía các cơ quan chức năng Vì vậy việc ban hành các văn bản pháp lý về trách nhiệm của các công ty kiểm toán đối với chất lượng hoạt động kiểm toán như Luật Kiểm toán, các quy định về bảo hiểm nghề nghiệp bắt buộc, tăng cường các chế tài xử phạt hành vi vi phạm đạo đức hành nghề của KTV.

Ngoài ra cần phải thúc đẩy tiến trình thành lập Hiệp hội KTV và giao cho Hiệp hội thêm nhiệm vụ đánh giá và kiểm tra chất lượng kiểm toán của các công ty, chất lượng của các nhân viên chuyên nghiệp trong các công ty kiểm toán và hỗ trợ đào tạo nhân viên cho các công ty.

Hướng tới việc quốc tế hoá chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam cho phù hợp với xu hướng hội nhập.

Cần có các quy định chính thức về việc quản lý, kiểm tra, soát xét chất lượng dịch vụ kiểm toán, không ngừng nâng cao và hoàn thiện để các quy định, hướng dẫn trong lĩnh vực kiểm toán đạt đến trình độ chung của khu vực và thế giới. Tạo môi trường cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực kiểm toán, góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hoạt động kiểm toán.

KẾT LUẬN

Kiểm toán độc lập ở Việt Nam đang trên con đường phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bên cạnh đó, trong thời gian qua kiểm toán độc lập còn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền tài chính quốc gia.

Nắm bắt được những xu thế phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của kiểm toán độc lập nói riêng, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thủ đô đã có những định hướng riêng cho mình để theo kịp thời đại. Công ty đã nỗ lực trong quá trình cung cấp dịch vụ đến khác hàng góp phần không nhỏ vào việc tạo những thương hiệu kiểm toán Việt Nam trước sự đổ bộ ồ ạt của các thương hiệu kiểm toán quốc tế, tạo nên một vị thế vững chắc trong hệ thống các công ty kiểm toán tại Việt Nam.

Trong quá trình viết chuyên đề, em đã có cơ hội tìm hiểu thực tế về quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thủ đô. Qua việc nghiên cứu, em thấy rằng chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng nếu được xây dựng một cách hiệu quả sẽ góp phần làm giảm rủi ro kiểm toán và tăng chất lượng của cuộc kiểm toán.

Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã mạnh dạn đưa ra một số đánh giá, giải pháp mang tính chất định hướng nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa chương trình kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán BCTC tại Công ty. Em hi vọng với những kiến thức có trong bài sẽ giúp người đọc hình dung một cách tổng thể về kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thủ đô thực hiện.

Bên cạnh đó, nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TH.S Đinh Thế Hùng, em đã hoàn tất chuyên đề thực tập của mình. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do những hạn chế nhất định nên trong quá trình viết chuyên đề, chắc chắn em còn nhiều thiếu sót. Rất mong thầy giáo nhận xét, góp ý cho chuyên đề thực tập chuyên ngành này để em có thể rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau.

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thủ đô và thầy Hùng đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành một cách tốt!

Hà Nội, tháng 04 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Quốc Hưng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thủ đô thực hiện (Trang 85)