a) Kiểm tra giấy tờ làm việc
Tại CACC việc kiểm tra giấy tờ làm việc kiểm toán viên được tiến hành theo phương pháp kiểm tra chéo giữa các kiểm toán viên. Nghĩa là, kiểm toán viên kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ làm việc trước khi lập báo cáo kiểm toán. Công việc này do một kiểm toán viên khác thực hiện chứ không phải là kiểm toán viên lập ra các giấy tờ làm việc đó. Trưởng phòng kiểm toán sẽ xem lại toàn bộ giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên lần cuối, ban giám đốc CACC sẽ xem xét những giấy tờ làm việc của kiểm toán viên liên quan tới những mục tiêu kiểm toán trọng tâm.
Quá trình soát xét giấy làm việc nhằm đành giá xem:
- Quá trình kiểm toán có được thực hiện đúng với quy trình kiểm toán của CACC và phù hợp với chuẩn mực nghề nghiệp không.
- Cuộc kiểm toán có đạt được các mục tiêu kiểm tra không, giấy tờ làm việc có được lưu đầy đủ để làm bằng chứng kiểm toán không.
Ngoài ra, giấy tờ làm việc chính là căn cứ để lập báo cáo kiểm toán và các báo cáo khác. kết thúc quá trình soát xét giấy tờ làm việc, người kiểm tra sẽ lưu kết quả hồ sơ kiểm toán các thông tin sau:
- Các phát hiện kiểm toán đối với những mục tiêu kiểm toán trọng tâm
- Những sự kiện cơ bản đối với những vấn đề lớn và bất thường về kế toán, kiểm toán.
- Soát xét chiến lược và kế hoạch kiểm toán kể từ khi lập tài liệu chiến lược đến khi lập bản tổng kết.
b) Báo cáo kiểm toán
Có bốn loại ý kiến về báo cáo tài chính:
Ý kiến chấp nhận toàn phần: Được sử dụng trong trường hợp KTV cho rằng
BCTC của khách hàng đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành. Khi đưa ra ý kiến này, BCTC của khách hàng có thể có sai sót nhưng đã điều chỉnh theo ý kiến của KTV. Số liệu trên BCTC đính kèm Báo cáo kiểm toán là số liệu đã điều chỉnh theo ý kiến của KTV.
Ý kiến chấp nhận từng phần: Được sử dụng trong trường hợp KTV cho rằng
BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại trừ hay phụ thuộc được nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra khi KTV giới hạn về phạm vi kiểm toán hoặc bất đồng quan điểm với người quản lý về phương pháp kế toán. Ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố tùy thuộc sẽ được KTV sử dụng trong trường hợp các sự kiện không chắc chắn và nằm ngoài khả năng kiểm soát của KTV.
Ý kiến bác bỏ: Khi KTV có sự bất đồng nghiêm trọng với nhà quản lý về việc
lựa chọn và áp dụng các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hoặc không phù hợp của thông tin ghi trên BCTC của khách hàng mà có liên quan đến phần lớn các khoản mục.
Ý kiến từ chối: KTV đưa ra ý kiến này khi việc giới hạn phạm vi kiểm toán làm KTV không thể thu thập được các thông tin quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến các khoản mục, nghiêm trọng tới mức mà KTV không thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để đưa ra ý kiến.
c) Thư quản lý
KTV lập thư quản lý gửi cho khách hàng để giúp cho khách hàng có thể nhận thấy rõ những yếu kém trong công tác quản lý tài chính, những nhược điểm trong việc thiết kế hệ thống kế toán cũng như hệ thống KSNB. Từ đó, giúp khách hàng khắc phục được những điểm yếu đó, qua đó cũng nâng cao được vị thế, uy tín của công ty kiểm toán với khách hàng.
Thư quản lý mô tả về từng sự việc cụ thể gồm: tình hình thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị cuả KTV và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện đó. Công ty kiểm toán mà đại diện KTV trực tiếp kiểm toán tại công ty khách hàng cần thông báo những vấn đề kiểm toán liên quan tới quản lý cho người có thẩm quyền. Đối với khoản phải thu khách hàng, KTV cần phải thông báo tất cả các khía cạnh, bao gồm cả bản chất của các giả thuyết quan trọng sử dụng trong phương pháp xác định giá trị cũng như các khoản dự phòng, mức độ khách quan của việc xây dựng các giả thuyết đó và giá trị tương đối của khoản phải thu khách hàng được trình bày hợp lý trên BCTC.