Việc xây dựng phiếu học tập sẽ được giáo viên tiến hành ngay trong khi soạn bài. Điều đầu tiên là giáo viên cần xác định mục tiêu bài học, vì nếu không xác định được điều này thì những nhiệm vụ đặt ra trong phiếu học tập có thể xa rời bài học, như thế thì việc sử dụng nó trở thành vô nghĩa.
Thông thường việc xác định mục tiêu cho một nội dung cụ thể cần thể hiện ở 3 khía cạnh:
- Về kiến thức:
Mục tiêu kiến thức thường được chia thành 3 bậc khác nhau phù hợp với thang bậc nhận thức, thể hiện những yêu cầu ngày càng cao về mặt kiến thức mà học sinh phải đạt được, thực hiện được.
Ví dụ:
Mục tiêu bậc 1(nhớ) : yêu cầu học sinh trình bày, liệt kê, viết lại một nội dung kiến thức trong chương trình học, mục tiêu bậc 2 (hiểu) : yêu cầu học sinh phân tích được một nội dung kiến thức nào đó, và mục tiêu bậc 3(vận dụng, phân tích, ddasnhs giá) : yêu cầu học sinh đưa ra được những ý kiến bình luận, đánh giá về nhân vật hay sự kiện lịch sử…
Như vậy, với những bậc mục tiêu khác nhau, giáo viên sẽ phải đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau. Điều này sẽ có tác dụng phân hóa năng lực của người học, đánh giá đúng và khuyến khích được khả năng sáng tạo của người học.
- Về kĩ năng:
Với mỗi nội dung, mỗi bài học có những yêu cầu về rèn luyện kĩ năng khác nhau. Có những nội dung sẽ chủ yếu yêu cầu học sinh rèn luyện và phát huy kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng khai thác thông tin sách giáo khoa, hoặc có những nội dung
65
thì đặc biệt ưu tiên phát triển kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong việc hoàn thành những sản phẩm học tập…
Như vậy, với mỗi loại kĩ năng đưa ra trong mục tiêu, giáo viên cũng có những điều chỉnh, bố trí cho phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong phiếu.
- Về thái độ:
Thái độ là cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động trên cơ sở nhận thức vấn đề, thái độ luôn chứa đựng một ý thức rõ ràng về mục đích hành động của người học và có tác dụng chi phối nhất định hoạt động thực tiễn của người học.
Về mặt thái độ, giáo viên nên kết hợp cả trong quá trình học tập của học sinh, bằng những quan sát, đánh giá dựa trên thái độ tích cực, hăng hái trong việc tham gia các hoạt động học tập của học sinh.
Ví dụ: Khi đã xác định được mục đích của phiếu học tập sử dụng trong bài 9 – Vương quốc Cam – pu – chia và vương quốc Lào là hỗ trợ học sinh khai thác kiến thức nội dung các giai đoạn phát triển của vương quốc Lào, giáo viên sẽ phải thiết kế mục tiêu cho phiếu học tập.
Về kiến thức: Học sinh trình bày tóm tắt được những đặc điểm chính trong 3 giai đoạn phát triển của lịch sử vương quốc Lào (TK XIV – XVIII).
Về kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng lập sơ đồ tổng hợp kiến thức.
Về thái độ: Giáo dục cho học sinh tình cảm yêu quý và trân trọng truyền thống lịch sử của nước láng giềng gần gũi với Việt Nam
Từ những mục tiêu đó, giáo viên sẽ đưa ra yêu cầu trong phiếu học tập – tức là nhiệm vụ học sinh sẽ phải thực hiện trong phiếu.