Quy trình thiết kế phiếu học tập trong dạy học lịch sử thế giới cổ đại và trung đại

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở Trung tâm GDTX Đình Xuyên, Gia Lâm, Hà Nội (vận dụng qua phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại (Trang 68)

trung đại

Muốn thiết kế một loại phiếu nào đó cũng cần phải bám sát vào mục đích, nội dung và đối tượng của nó. Do vậy, muốn thiết kế phiếu học tập trong dạy học, phải trải qua những bước sau đây:

63

Sơ đồ 2.1. Các bước thiết kế phiếu học tập 2.4.1. Xác định mục đích sử dụng

Trước khi tiến hành thiết kế phiếu học tập, giáo viên phải xác định được mục đích của việc thiết kế phiếu, hay nói cách khác là loại phiếu học tập phải phục vụ cho mục đích dạy học mà giáo viên đề ra trong quá trình dạy học. Mỗi loại mục đích sẽ quy định cách thức thiết kế, cách xây dựng yêu cầu, nhiệm vụ cho học sinh… Nếu mục đích của giáo viên xây dựng phiếu nhằm hướng dẫn học sinh tự học ở nhà thì nhiệm vụ của phiếu có thể khó hơn so với phiếu thiết kế cho học sinh làm trên lớp vì khi đó học sinh có nhiều thời gian và có điều kiện tìm kiếm nguồn tài liệu ngoài sách giáo khoa; nếu nhằm mục đích hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức thì nhiệm vụ đặt ra sẽ phải phù hợp với thời gian tiết học và thời lượng bài học. Ví dụ, khi dạy học bài 9 – Vương quốc Cam – pu – chia và vương quốc Lào, giáo viên sử dụng phiếu học tập hỗ trợ học sinh khai thác kiến thức nội dung các

Xác định mục đích

Xác định mục tiêu

Xác định nhiệm vụ

Xây dựng các nội dung

Viết mô tả chi tiết

64

giai đoạn phát triển của vương quốc Lào (mục 2 – Vương quốc Lào). Từ mục đích này, giáo viên sẽ xác đinh mục tiêu của phiếu học tập cần đạt.

2.4.2. Xác định mục tiêu học sinh cần đạt

Việc xây dựng phiếu học tập sẽ được giáo viên tiến hành ngay trong khi soạn bài. Điều đầu tiên là giáo viên cần xác định mục tiêu bài học, vì nếu không xác định được điều này thì những nhiệm vụ đặt ra trong phiếu học tập có thể xa rời bài học, như thế thì việc sử dụng nó trở thành vô nghĩa.

Thông thường việc xác định mục tiêu cho một nội dung cụ thể cần thể hiện ở 3 khía cạnh:

- Về kiến thức:

Mục tiêu kiến thức thường được chia thành 3 bậc khác nhau phù hợp với thang bậc nhận thức, thể hiện những yêu cầu ngày càng cao về mặt kiến thức mà học sinh phải đạt được, thực hiện được.

Ví dụ:

Mục tiêu bậc 1(nhớ) : yêu cầu học sinh trình bày, liệt kê, viết lại một nội dung kiến thức trong chương trình học, mục tiêu bậc 2 (hiểu) : yêu cầu học sinh phân tích được một nội dung kiến thức nào đó, và mục tiêu bậc 3(vận dụng, phân tích, ddasnhs giá) : yêu cầu học sinh đưa ra được những ý kiến bình luận, đánh giá về nhân vật hay sự kiện lịch sử…

Như vậy, với những bậc mục tiêu khác nhau, giáo viên sẽ phải đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau. Điều này sẽ có tác dụng phân hóa năng lực của người học, đánh giá đúng và khuyến khích được khả năng sáng tạo của người học.

- Về kĩ năng:

Với mỗi nội dung, mỗi bài học có những yêu cầu về rèn luyện kĩ năng khác nhau. Có những nội dung sẽ chủ yếu yêu cầu học sinh rèn luyện và phát huy kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng khai thác thông tin sách giáo khoa, hoặc có những nội dung

65

thì đặc biệt ưu tiên phát triển kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong việc hoàn thành những sản phẩm học tập…

Như vậy, với mỗi loại kĩ năng đưa ra trong mục tiêu, giáo viên cũng có những điều chỉnh, bố trí cho phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong phiếu.

- Về thái độ:

Thái độ là cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động trên cơ sở nhận thức vấn đề, thái độ luôn chứa đựng một ý thức rõ ràng về mục đích hành động của người học và có tác dụng chi phối nhất định hoạt động thực tiễn của người học.

Về mặt thái độ, giáo viên nên kết hợp cả trong quá trình học tập của học sinh, bằng những quan sát, đánh giá dựa trên thái độ tích cực, hăng hái trong việc tham gia các hoạt động học tập của học sinh.

Ví dụ: Khi đã xác định được mục đích của phiếu học tập sử dụng trong bài 9 – Vương quốc Cam – pu – chia và vương quốc Lào là hỗ trợ học sinh khai thác kiến thức nội dung các giai đoạn phát triển của vương quốc Lào, giáo viên sẽ phải thiết kế mục tiêu cho phiếu học tập.

Về kiến thức: Học sinh trình bày tóm tắt được những đặc điểm chính trong 3 giai đoạn phát triển của lịch sử vương quốc Lào (TK XIV – XVIII). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng lập sơ đồ tổng hợp kiến thức.

Về thái độ: Giáo dục cho học sinh tình cảm yêu quý và trân trọng truyền thống lịch sử của nước láng giềng gần gũi với Việt Nam

Từ những mục tiêu đó, giáo viên sẽ đưa ra yêu cầu trong phiếu học tập – tức là nhiệm vụ học sinh sẽ phải thực hiện trong phiếu.

2.4.3. Xây dựng nhiệm vụ người học phải thực hiện

Với mỗi bài học, mỗi nội dung khác nhau giáo viên sẽ thiết kế những nhiệm vụ học tập khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra, phù hợp với điều kiện cụ thể và nhu cầu mong muốn của người học. Bên cạnh đó, nhiệm vụ học tập trong

66

mỗi phiếu học tập phải phù hợp với năng lực của người học, phù hợp với nội dung bài học và thời lượng tiết học.

Nhiệm vụ của phiếu học tập mà giáo viên đưa ra phải hướng đến mục tiêu bài học, hướng đến mục đích sử dụng của giáo viên. Nhiệm vụ đề ra trong phiếu học tập phải rõ ràng, hướng dẫn càng cụ thể học sinh càng dễ thực hiện nhiệm vụ và đạt được mục tiêu bài học và mục đích giáo viên đưa ra

Ví dụ cho bài Vương quốc Lào và vương quốc Cam – pu - chia, với mục đích và mục tiêu đã nêu, giáo viên sẽ đề ra yêu cầu cho phiếu học tập : Dựa vào nội dung mục 2 – Vương quốc Lào (trang.52 – 53 SGK), em hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào theo sơ đồ dưới đây:

TK XIV TK XV – XVII TK XVIII

Như vậy, với nhiệm vụ này, giáo viên đưa ra một sơ đồ trống góp phần gợi ý cho học sinh làm bài, nhiệm vụ rõ ràng như vậy học sinh có thể dễ dàng đạt được mục tiêu mà giáo viên đề ra.

2.4.4. Hoàn chỉnh phiếu và thử nghiệm

Khâu cuối cùng trong quy trình thiết kế phiếu học tập là khâu hoàn chỉnh phiếu và đưa vào thử nghiệm. Phiếu học tập hoàn chỉnh là đảm bảo được những nội dung phù hợp với mục đích giáo viên đưa ra. Bên cạnh đó, khâu hoàn chỉnh phiếu là khâu giáo viên soát lại cả nội dung và hình thức của phiếu, xin ý kiến góp ý của đồng nghiệp để điều chỉnh kịp thời nếu có sai sót. Khi đã hoàn chỉnh phiếu học tập, giáo viên nên có khâu thử nghiệm, tức là giáo viên sẽ sử dụng phiếu đó dạy học

67

trong một lớp, nếu hiệu quả, khả thi thì sẽ áp dụng vào các lớp còn lại, nếu không khả thi hay có thiếu sót trong quá trình thử nghiệm thì điều chỉnh kịp thời để sử dụng hiệu quả hơn cho những tiết sau.

Ví dụ: Phiếu học tập thiết kế nhằm hỗ trợ học sinh khi tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào (Bài 9 – Vương quốc Cam – pu – chia và

vương quốc Lào) được hoàn chỉnh như sau:

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên:……….Lớp:………

Nhiệm vụ: Dựa vào nội dung mục 2 – Vương quốc Lào (trang 52 – 53 SGK), em hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào theo sơ đồ dưới đây:

TK XIV TK XV – XVII TK XVIII

Thời gian hoàn thành: 7 phút

2.5. Một số biện pháp hƣớng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập

2.5.1. Sử dụng phiếu học tập khi chuẩn bị bài ở nhà

Theo các nhà nghiên cứu, tự học của học sinh là một hoạt động hỗ trợ cho việc học tập trên lớp. Tự học ở nhà giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho việc học bài mới dễ dàng hơn. Do vậy, nội dung tự học ở nhà của học sinh rất phong phú, bao gồm: nắm vững tài liệu đã học tập bằng cách: đọc sách

68

vở, làm bài tập, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, nghiên cứu các tài liệu tham khảo…; tự ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên; chuẩn bị bài học mới nhằm tái hiện và hiểu sâu kiến thức đã học.

Trong việc thực hiện hoạt động tự ôn tập ở nhà, học sinh hoàn thành các bài tập do giáo viên đưa ra trước và sau mỗi giờ học . Phiếu học tập là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc hướng dẫn ôn tập ở nhà. Chúng ta có thể chia làm hai loại phiếu học tập theo hai hoạt động: phiếu học tập hướng dẫn ôn tập bài cũ và phiếu học tập hướng dẫn chuẩn bị bài mới. Phiếu học tập hướng dẫn ôn tập bài cũ giáo viên có thể thiết kế dưới dạng bảng thống kê nội dung, bảng so sánh hoặc tổng hợp kiến thức, việc này tùy thuộc vào nội dung của bài học và mục đích giáo viên muốn hướng đến.

Đối với việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài học mới, giáo viên thiết kế các phiếu học tập trong đó không chỉ định hướng những nhiệm vụ học sinh cần làm như: đọc và ghi tóm tắt nội dung bài học được viết trong sách giáo khoa, ghi lại những nội dung chưa hiểu mà quan trọng là định hướng ôn tập lại những sự kiện, khái niệm đã học có liên quan đến chủ đề sẽ học trong bài mới. Điều này sẽ tạo điều kiện cho học sinh thu nhận kiến thức mới hiệu quả hơn. Yêu cầu học sinh chuẩn bị trước bài học thường là ngắn gọn với mức độ : đọc sách, hoàn thành phiếu trong khoảng thời gian ngắn (khoảng 10 – 15 phút). Nội dung phiếu học tập nhắm đến các mục tiêu nhớ, tái hiện kiến thức vì học sinh có thể tự học được và giáo viên không mất thời gian dạy lại trên lớp. Hoặc nội dung trong phiếu tập trung vào một đơn vị kiến thức quan trọng mà học sinh đã học nhưng liên quan đến bài mới. Ví dụ, phiếu học tập yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà khi học Bài 4 – “Các quốc gia cổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đại phương Tây – Hy Lạp và Rô – ma” (học sinh hoàn thành phần đặc điểm của

69

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên:……….Lớp:………

Em hãy hoàn thành nội dung đặc điểm các quốc gia cổ đại phương Đông trong bảng so sánh đặc điểm các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây theo

mẫu dưới đây:

Đặc điểm Các quốc gia cổ phƣơng Đông Các quốc gia cổ phƣơng Tây Điểm khác biệt Thời gian ra đời

Thiên niên kỉ III – IV (TCN) Phương Đông ra đời sớm hơn phương Tây Điều kiện tự nhiên Địa hình bị chia cắt bởi núi và cao nguyên, đất đai ít màu mỡ. Kinh tế -Nông nghiệp lúa

nước là chủ yếu, thủ công nghiệp. -Ở phương Tây thương nghiệp phát triển sớm. Xã hội -Thống trị: chủ nô, chủ xưởng

- Bị trị: nô lệ, kiều dân Chính trị Nền dân chủ chủ nô

Thời gian hoàn thành: 10 phút

Việc chuẩn bị trước các nội dung đã học (về các quốc gia cổ đại phương Đông), khi học bài mới học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra kiến thức về đặc điểm các quốc gia cổ đại phương Tây và nhận xét được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai mô hình phát triển của xã hội cổ đại.

Khi tiến hành củng cố bài học trong mỗi tiết học, giáo viên thiết kế các phiếu học tập hướng dẫn học sinh ôn tập những kiến thức cơ bản của bài học. Ví dụ, phiếu học tập trên cũng có thể được sử dụng sau khi học xong bài 4, học sinh sẽ hoàn thành những nội dung của bài học mới (đặc điểm các quốc gia cổ đại phương Tây). Trong bài học tiếp theo (Bài 5 – Trung quốc thời phong kiến), học sinh có thể nêu lên các đặc trưng cơ bản của xã hội cổ đại, trên cơ sở đó học sinh tìm hiểu về những

70

đặc trưng của xã hội phong kiến (thể hiện qua lịch sử Trung Quốc)…Theo cách này, kiến thức của học sinh luôn được kết nối có hệ thống.

Như vậy, phiếu học tập không chỉ là công cụ hỗ trợ việc tổ chức hoạt động học tập trên lớp mà còn là công cụ hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Để đạt được hiệu quả, phiếu học tập cần được thiết kế đúng mục đích sử dụng và hướng đến mục tiêu bài học.

2.5.2. Sử dụng phiếu học tập kết hợp với các hoạt động học tập ở trên lớp

2.5.2.1. Sử dụng phiếu học tập cho từng cá nhân (hoạt động độc lập)

Sử dụng phiếu học tập cho từng cá nhân có nghĩa là giáo viên giao cho từng học sinh những nhiệm vụ cụ thể. Phiếu học tập dùng cho từng cá nhân nhằm cá thể hóa hoạt động của học sinh, khuyến khích học sinh độc lập suy nghĩ và đưa ra ý tưởng riêng cho việc giải quyết vấn đề. Hình thức sử dụng này sẽ giúp học sinh thể hiện cá tính sáng tạo của mình, đồng thời cũng là những thông tin ngược đáng tin cậy để giáo viên nắm được khả năng thực tế của học sinh, từ đó có cách điều chỉnh kịp thời phương pháp giảng dạy với từng đối tượng học sinh.

Khi sử dụng phiếu học tập cho từng cá nhân thì sẽ kích thích được sự hoạt động của tư duy của học sinh, khắc phục được tình trạng ỉ lại, dựa dẫm vào người khác của một số đối tượng học sinh yếu kém hoặc lười học. Đồng thời, đối với những học sinh rụt rè, nhút nhát thì đây là cơ hội giúp các em mạnh dạn trình bày ý kiến của mình thông qua những tờ phiếu.

Ví dụ: Khi dạy học mục 1. Những cuộc phát kiến địa lí (Bài 11 – Tây Âu thời hậu kì trung đại), giáo viên thiết kế một phiếu học tập dưới dạng bảng ghi chép Biết – Thắc mắc – Hiểu , cung cấp cho học sinh đầu giờ học để học sinh thực hiện các nhiệm vụ trong giờ học:

71 PHIẾU HỌC T ẬP

Họ và tên:………Lớp:………

Ghi lại những gì em biết về “Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI”. Sau đó viết ra những câu hỏi cho những điều em muốn biết về “Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV XVI”. Khi hoàn thành bài học hãy ghi lại những gì em đã học được.

Những điều em biết Những điều em thắc mắc Những điều em hiểu

Phiếu học tập trên sẽ được cung cấp tới mỗi học sinh đầu giờ học, học sinh sẽ hoàn thành nó đến cuối giờ và nộp lại cho giáo viên. Thông qua đó, giáo viên có thể đánh giá được năng lực của học sinh, không chỉ qua tiết học đó mà còn qua những hiểu biết của các em đối với những kiến thức có liên quan đến nội dung bài học thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Tuy nhiên, để phương thức hoạt động độc lập có hiệu quả thì giáo viên phải quan tâm tới các đối tượng học sinh khác nhau, phải sát sao, đôn đốc và kịp thời giúp đỡ những em gặp khó khăn.

2.5.2.2. Sử dụng phiếu học tập cho nhóm nhỏ (hoạt động hợp tác)

Phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nêu ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Thông qua hình thức dạy học này, bài học sẽ trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau.

72 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng phiếu học tập cho nhóm nhỏ nghĩa là giáo viên chia lớp học thành từng nhóm nhỏ và giao cho mỗi nhóm một hay một vài phiếu học tập, giao những nhiệm vụ nhất định. Các nhóm sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ trong một khoảng thời

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở Trung tâm GDTX Đình Xuyên, Gia Lâm, Hà Nội (vận dụng qua phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại (Trang 68)