Yêu cầu khi thiết kế phiếu học tập

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở Trung tâm GDTX Đình Xuyên, Gia Lâm, Hà Nội (vận dụng qua phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại (Trang 61)

56

Yêu cầu khi xây dựng phiếu học tập là những tiền đề cơ bản xác định nội dung và hình thức thiết kế phiếu học tập. Khi thiết kế phiếu học tập cần lưu ý đến các yêu cầu sau:

* Phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học

Mục tiêu của bài học không phải chỉ là hình thành những kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là phát triển tư duy, vận dụng kiến thức. Do đó, khi thiết kế và sử dụng phiếu học tập phải bám sát điều đó. Phiếu học tập chỉ là một công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả của hoat động dạy học Lịch sử trong nhà trường, cho nên yêu cầu trước hết là nội dung của phiếu phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học. Phiếu học tập phải giúp học sinh khai thác và nắm bắt được những nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học thì mới có giá trị và hiệu quả.

Ví dụ: Khi học bài Các quốc gia cổ đại phương Đông, học sinh phải đạt được mục tiêu:

- Trình bày được những đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Lập được bảng thống kê các thành tựu văn hóa của người dân phương Đông cổ đại về các lĩnh vực: Lịch, Chữ viết, Toán học, Kiến trúc.

Bám sát mục tiêu trên, khi thiết kế phiếu học tập giáo viên phải chú ý: những nhiệm vụ và nội dung trong phiếu cũng phải đề cập đến đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, chính trị hay những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.

Phiếu học tập có thể truyền tải nội dung của một phần bài học hoặc nội dung của cả bài học, điều này tùy thuộc vào mục đích sử dụng của giáo viên.

*Phiếu học tập phải vừa nêu được nhiệm vụ học tập, vừa hướng dẫn, gợi ý cho học sinh thực hiện

57

Phiếu học tập chính là nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho học sinh, được cụ thể hóa bằng các câu hỏi, bài tập hoặc những tình huống yêu cầu học sinh thực hiện và giải quyết. Các nhiệm vụ này xuất phát từ nội dung của bài học. Do đó, nhiệm vụ đặt ra phải được trình bày rõ ràng, cụ thể. Cách đặt câu hỏi của giáo viên phải kèm theo những gợi ý và hướng dẫn để học sinh biết phải làm gì, phải làm thế nào, phải dựa vào đâu để làm…

Ví dụ: Khi tìm hiểu về vai trò của thành thị Tây Âu thời trung đại, giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, ví dụ như:

“Dựa vào nội dung mục 3 - Sự xuất hiện của thành thị trung đại, em hãy trình bày vai trò của thành thị dựa trên các nội dung: kinh tế, chính trị, xã hội”.

Việc hướng dẫn, gợi ý cách thức thực hiện sẽ giúp học sinh không lung túng khi giải quyết nhiệm vụ. Nếu làm được điều này thì giáo viên sẽ không lo lắng việc hoạt động bằng phiếu gây ảnh hưởng đến thời gian dạy học hay hiện tượng “cháy giáo án” khi sử dụng phương tiện dạy học. Hơn nữa, đối với học sinh GDTX, trình độ năng lực nhận thức của các em hạn chế hơn học sinh THPT nói chung, vì vậy nhiệm vụ trong phiếu học tập càng rõ ràng, đơn giản, sự chỉ dẫn của giáo viên càng cụ thể bao nhiêu thì càng giúp các em dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức bấy nhiêu.

* Phải thể hiện được phương pháp hoạt động và tiếp nhận của học sinh

Những câu hỏi, bài tập và tình huống đặt ra cho học sinh là những mệnh lệnh, những gợi ý của giáo viên cũng chính là những gợi ý về phương pháp hoạt động và các thao tác tư duy để thực hiện mệnh lệnh đó. Trong phiếu học tập, giáo viên cần chỉ ra những hoạt động cụ thể nhằm hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập. Ví dụ: Hãy dựa vào….để chỉ ra, hãy liên hệ, hãy bổ sung… Như thế học sinh mới định hướng đúng để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

*Phải khoa học, chính xác, phù hợp với trình độ của học sinh

Phiếu học tập cần phải được thiết kế một cách khoa học, chính xác và vừa với sức học sinh. Có nghĩa là thông tin kiến thức đưa ra trong phiếu học tập phải

58

hoàn toàn chính xác, cách trình bày phải khoa học, logic. Mức độ nhiệm vụ đặt ra trong phiếu học tập phải phù hợp với đối tượng học sinh: tránh khó quá hoặc dễ quá đều không mang lại hiệu quả.

Chẳng hạn như đối với những lớp có nhiều học sinh khá giỏi, giáo viên có thể đặt ra những yêu cầu khó hơn và ngược lại đối với những lớp nhiều học sinh yếu kém, giáo viên cần cân nhắc khi ra những bài tập khó.

Với đối tượng học sinh GDTX mà đề tài hướng đến, những nhiệm vụ giáo viên đưa ra trong phiếu học tập chủ yếu ở mục tiêu bậc 1, bậc 2 vì năng lực nhận thức của các em có phần yếu hơn so với học sinh THPT nói chung. Có đảm bảo được tính vừa sức thì những hoạt động học tập có sự trợ giúp của phiếu học tập mới có thể đạt được hiệu quả cao.

Ví dụ: Khi dạy về nội dung Văn hóa phương Tây cổ đại – Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây. Giáo viên thiết kế một phiếu học tập dưới dạng một bảng thống kê để trống, yêu cầu học sinh hoàn thành bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của văn hóa phương Tây thời cổ đại. Nếu đối tượng học sinh có năng lực nhận thức cao hơn thì trong phiếu học tập này có thể thêm một nhiệm vụ ở mục tiêu cao hơn, ví dụ như: Liên hệ và nêu được ý nghĩa của những thành tựu văn hóa đó đối với ngày nay:

59

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên:………Lớp:……….

Dựa vào nội dung mục 4. Văn hóa phương Tây cổ đại và những hiểu biết của em về nền văn hóa phương Tây cổ đại, em hãy hoàn thành bảng thống kê các thành tựu văn hóa của cư dân phương Tây thời cổ đại, ý nghĩa những thành tựu đó đối với ngày nay theo gợi ý mà giáo viên đã cho trước.

Lĩnh vực Thành tựu Liên hệ ngày nay

Lịch và chữ viết

-Tính được 1 năm có 365 ngày +1/4 ngày, 12 tháng, 1 tháng có 30-31 ngày, tháng 2 có 28 ngày.

- Sáng tạo ra hệ thống chữ cái, số la mã.

- Lịch ngày nay được tính như người Hy lạp và Rô – ma. -Vẫn sử dụng bảng chữ cái và chữ số la mã. Khoa học Văn học Nghệ thuật

Thời gian hoàn thành: 7 phút

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở Trung tâm GDTX Đình Xuyên, Gia Lâm, Hà Nội (vận dụng qua phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)