Yêu cầu khi sử dụng phiếu học tập

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở Trung tâm GDTX Đình Xuyên, Gia Lâm, Hà Nội (vận dụng qua phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại (Trang 65)

Để phiếu học tập thực sự trở thành công cụ hướng dẫn, hỗ trợ tối ưu cho học sinh trong môn Lịch sử, khi sử dụng phiếu học tập trong dạy học, giáo viên cần lưu ý đến một số yêu cầu sau:

60

* Phù hợp với thời gian của tiết học

Một trong những khó khăn giáo viên đưa ra khi sử dụng phiếu học tập đó là tình trạng thiếu thời gian hay nói cách khác là “cháy giáo án”. Đó cũng chính là nguyên nhân mà ít giáo viên sử dụng phiếu học tập trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng. Chính vì vậy, khi sử dụng phiếu học tập trong mỗi tiết dạy, việc phân chia và sử dụng thời gian thật hợp lí là vô cùng quan trọng, điều này được rất nhiều giáo viên quan tâm.

Khi sử dụng phiếu học tập trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức mới ở trên lớp người giáo viên phải soạn trước giáo án và phân bổ thời gian hợp lí, một phiếu học tập chỉ nên dành từ 7 – 10 phút, tùy vào mục đích sử dụng của giáo viên. Trong quá trình học sinh nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập, giáo viên sẽ là người hướng dẫn, giúp đỡ, gợi ý cho các em để các em hoàn thành được nhiệm vụ đúng thời gian yêu cầu trong phiếu.

Đảm bảo được thời gian khi sử dụng phiếu học tập ở mỗi tiết học là hiệu quả đầu tiên khi sử dụng phiếu học tập trong dạy học mà tất cả giáo viên đều muốn hướng đến.

* Đánh giá được trình độ năng lực của học sinh

Khi sử dụng phiếu học tập trong dạy học cả ở lớp và ở nhà, mục tiêu đặt ra của người giáo viên là phiếu học tập đó phải kiểm tra được trình độ năng lực của học sinh. Điều này thể hiện rất rõ khi phiếu học tập sử dụng cho hoạt động cá nhân. Cùng một nhiệm vụ đưa ra trong phiếu học tập, mỗi học sinh có một phương án, một cách giải quyết nhiệm vụ khác nhau, điều này thể hiện trong kết quả của phiếu học tập. Cùng một nhiệm vụ đưa ra, cùng một thời gian quy định, nhưng có học sinh giải quyết nhiệm vụ rất nhanh, đạt yêu cầu của giáo viên, bên cạnh đó có những học sinh hết thời gian quy định nhưng vẫn chưa xong hoặc nếu xong thì chưa đạt yêu cầu. Vậy khi xử lí kết quả trong phiếu học tập của học sinh, giáo viên sẽ đánh giá được trình độ năng lực của từng học sinh. Đó chính là cơ sở để giáo viên cải tiến giáo án, điều chỉnh phương pháp dạy học trong quá trình dạy học. Quan

61

trọng hơn nữa, dựa vào kết quả đó, giáo viên sẽ có sự phân hóa khi thiết kế phiếu học tập. Với học sinh năng lực thấp hơn thì nhiệm vụ bước đầu sẽ nhẹ nhàng hơn để động viên các em cố gắng, còn với học sinh năng lực cao hơn so với các em khác thì nhiệm vụ của phiếu học tập có thể đưa ra thêm yêu cầu ở mục tiêu kiến thức cao hơn.

Mặt khác, giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập cho nhau. Khi học sinh đã hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu học tập, học sinh sẽ tự trao đổi bài cho nhau và tự chấm điểm, nhận xét về kết quả bài của bạn. Cuối cùng, giáo viên sẽ đưa ra một đáp án chung nhất để học sinh so sánh, đối chiếu kết quả. Qua đó, giáo viên cũng sẽ đánh giá được năng lực của học sinh.

Như vậy, khi sử dụng phiếu học tập trong dạy học, giáo viên phải đánh giá được năng lực nhận thức của học sinh, đó là cơ sở để giáo viên điều chỉnh cách dạy của mình phù hợp với đối tượng học sinh để đạt được hiệu quả dạy học cao nhất. Làm được điều này sẽ giúp cho người giáo viên thành công trong dạy học.

* Phát huy được tính tương tác tích cực của học sinh trong giờ học

Một trong những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đó là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Tránh tình trạng thầy đọc, trò chép trong các giờ học. Chính vì vậy, khi phiếu học tập được sử dụng như một công cụ hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trong quá trình dạy học thì yêu cầu đặt ra khi sử dụng là phải phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.

Muốn làm được điều này, vai trò tổ chức, hướng dẫn của giáo viên trong quá trình sử dụng phiếu học tập là rất quan trọng. Khi cung cấp phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức, trong quá trình học sinh làm việc với phiếu học tập thì giáo viên sẽ là người bao quát, quan sát lớp học. Tránh tình trạng trong lớp có người làm người chơi hoặc chép bài của nhau. Phải đảm bảo kết quả của phiếu học tập thể hiện chính xác tinh thần làm việc của các em. Đối với phiếu học tập sử dụng cho hoạt động nhóm tại lớp, ngoài quan sát, bao quát nhóm , giáo viên nên có

62

những công cụ hỗ trợ kèm theo như phiếu ghi chép hoạt động nhóm, biên bản nhóm. Căn cứ vào đó, giáo viên có thể đánh gia được mức độ tham gia của từng thành viên trong nhóm khi giải quyết nhiệm vụ học tập của nhóm. Còn đối với những phiếu học tập được thiết kế nhằm hướng dẫn học sinh học tập ngoài giờ lên lớp thì kết quả của phiếu học tập chính là cơ sở kiểm tra xem học sinh học thế nào, bên cạnh đó, nên có thêm một vài câu hỏi về vấn đề có liên quan đến nội dung trong phiếu để kiểm tra xem học sinh có thật sự là người tìm hiểu vấn đề hay sao chép của người khác.

Tóm lại, phiếu học tập chỉ thực sự là công cụ hướng dẫn, hỗ trợ tích cực đối với học sinh trong học tập khi quá trình sử dụng nó được xem là hiệu quả. Muốn làm được điều đó thì quá trình sử dụng phiếu học tập phải đạt được một số yêu cầu chúng tôi vừa nêu trên.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở Trung tâm GDTX Đình Xuyên, Gia Lâm, Hà Nội (vận dụng qua phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)