- TRỊ BỆNH GHẺ LỞ, BỆNH NẤM, BỆNH NẺ:
35. Bài Thuốc Từ Mướp Đắng
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, họ bầu bí, có tính lạnh, vị đắng, không độc. Với tác dụng giải nhiệt, bổ thận, nhuận tỳ, thông tiểu, phù thũng do gan nóng, tiêu khát, bớt mệt mỏi, nhất là trong các ngày nắng nóng nên mướp đắng được xem như một vị thuốc quý.
Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư…
Bài thuốc
- Mát Gan Giảm Huyết Áp, Thích Hợp Dùng Cho Người Bệnh Cao Huyết Áp:
Mướp đắng trộn rau cần: Mướp đắng 150g; rau cần 150g, tương mè; tỏi nhuyễn mỗi thứ với lượng vừa. Trước tiên gọt bỏ vỏ, ruột mướp đắng cắt thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, rồi lại dùng nước lạnh dội qua, để ráo nước, sau đó trộn mướp đắng với rau cần, nêm thêm các vật liệu.
- Thanh Nhiệt Giải Thử (làm Mát Chống Say Nắng); Miệng Khát Phiền Nhiệt:
Trà mướp đắng: Mướp đắng 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Mướp đắng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo trái mướp đắng ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi.
Nước mướp đắng: Mướp đắng tươi 500g. Trước tiên rửa sạch mướp đắng, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250ml nước, nấu khoảng 10 phút.
- Chữa Mẩn Ngứa Cho Trẻ:
Lấy lá mướp đắng và lá mướp lượng vừa đủ, phơi khô thái vụn nghiền bột, mật cá trắm, thêm dầu hạt cải vào trộn đều, bôi xát cục bộ.
- Chữa Tiểu Đường:
Mướp đắng sấy hoặc phơi khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-20g. - Tiểu Tiện Ra Máu Do Âm Hư Hỏa Vượng:
Lươn 250g bỏ ruột thái mỏng. Mướp đắng 250g. Nấu với nước vừa dùng. Ngày chia ăn 2 lần. - Chữa Tàn Nhang Và Sắc Tố Trên Mặt:
Lá mướp đắng, lá mướp hương và lá sen lượng bằng nhau phơi khô, tán thành bột mịn, cho vào mật ong quấy đều, ngày bôi một lần lên chỗ bị tàn nhang, cần bôi nhiều ngày.
36. Bài Thuốc Từ Bồ Kết
Bồ kết còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tên khoa học là gleditsia australis. Quả thường được dùng để gội đầu. Các bộ phận có thể dùng làm thuốc gồm:
Quả (tạo giác): Khi dùng phải bỏ hạt, dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm, sấy khô. Có khi đốt thành than, tán bột.
Hạt (tạo giác tử): Thu ở quả già đã phơi hay sấy khô.
Gai (tạo giác thích): Chứa các hoạt chất kháng khuẩn và nấm. Nước sắc gai bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng.
Bài thuốc
- Trúng Phong, Cấm Khẩu, Hôn Mê, Bất Tỉnh:
Dùng quả bồ kết (cả hạt) đốt cháy, tán bột (có thể phối hợp với bạc hà), lấy một ít thổi vào lỗ mũi cho hắt hơi và xát một ít vào chân răng sẽ tỉnh.
- Co Giật, Kinh Giản, Khử Đờm, Hoặc Hen Suyễn:
Dùng bột bồ kết đốt tồn tính và phèn phi lượng bằng nhau, trộn đều, hòa vào nước cho uống mỗi lần 0,5g, ngày uống 3-6g cho đến khi nôn đờm ra hoặc hạ đờm xuống được thì thôi.
- Bí Đại Tiện, Tắc Ruột Hoặc Bụng Trướng Sau Mổ Không Trung Tiện Được, Hoặc Phù Ứ Nước:
Dùng bồ kết đốt tồn tính tán bột, trộn với dầu lạc hoặc dầu vừng tẩm vào bông để vào trong hậu môn, làm vài lần sẽ trung tiện được và thông đại tiện.
- Giun Kim:
Làm như trên vào buổi tối, liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày một lần. - Sâu Răng, Nhức Răng:
Quả tán nhỏ, đắp vào chân răng, nếu chảy nước dãi thì nhổ đi; hoặc dùng bột bồ kết đốt tồn tính xỉa vào chân răng.
- Lở Ngứa Do Nấm, Trẻ Em Chốc Đầu:
Ngâm bồ kết vào nước nóng rửa sạch chỗ tổn thương. Sau đó lấy bột bồ kết đã đốt tồn tính tán bột rắc vào.
- Lỵ Lâu Ngày:
Hạt bồ kết sao vàng tán nhỏ, dùng bột nếp nấu thành hồ, viên lại bằng hạt ngô. Dùng 10-20 viên/ngày, uống với nước chè đặc (nên uống vào sáng sớm tránh mất ngủ).
- Trị Ho:
Bồ kết 1g, quế chi 1g, đại táo 4g, cam thảo 2g, sinh khương 2g, thêm nước khoảng 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
- Mụn Nhọt Bọc Không Vỡ Mủ:
Gai bồ kết 5-10g nấu nước uống. Có thể phối hợp gai bồ kết với kim ngân hoa, cam thảo, mỗi vị 2-8g, sắc nước uống. Dân gian còn có kinh nghiệm dùng gai bồ kết và quả bồ hòn đốt thành than, tán bột mịn, trộn với bồ hóng bếp và nhựa thông làm cao dán nhọt cho rút mủ rất tốt.
Lưu ý:
Người suy nhược, phụ nữ có thai không nên dùng bồ kết để uống.