Các Bài Thuốc Từ Mía

Một phần của tài liệu 54 bài thuốc chữa bệnh từ rau quả (Trang 52)

- TRỊ BỆNH GHẺ LỞ, BỆNH NẤM, BỆNH NẺ:

37. Các Bài Thuốc Từ Mía

Người xưa coi mía là "thang thuốc hồi mạch của trời" vì nó có giá trị dược liệu rất cao. Theo y học phương Đông, mía vị ngọt, tính hàn. Vị ngọt giúp bồi bổ cơ thể, còn tính hàn thì giúp giải nhiệt.

Trong mía, đường chiếm khoảng 20%, ngoài ra còn có một ít các acid hữu cơ như acid citric, acid malic, acid tartric… cùng nhiều chất vô cơ khác. Bởi vậy, mía có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng và thích hợp dùng cho người hạ đường máu, đau họng, ít nước bọt, ho, sốt cao, suy tim, người huyết áp thấp, táo bón, khó tiểu tiện, các chứng ho do hư nhiệt, khát…

Bài thuốc

- Trị Ho Do Nhiệt:

Nước mía 1,5 lít, hạt cao lương xanh 4 thìa canh, nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn, uống hai lần, có tác dụng nhuận tim phổi dùng trị ho do hư nhiệt, miệng khô, nhỏ dãi.

- Chữa Nhiệt Miệng:

Mía róc bỏ vỏ, nhai nuốt nước, nếu đau miệng dùng ép lấy nước uống. Mỗi ngày dùng nước mía uống 1-3 lần còn trị được khát do nhiệt.

- Nôn Ọe Ở Phụ Nữ Có Thai, Mồ Hôi Trộm:

Dùng nửa cốc đến 1 cốc nước mía, thêm nước gừng độ 2 đến 5 giọt, hòa đều uống một lần. Ngày 2-3 lần sẽ hiệu quả.

Lấy 50g nước mía hòa vào một lượng nước vừa đủ để nấu từ 60- 100g gạo tẻ thành cháo, sau đó dùng uống có lợi cho tim phổi và chữa được bệnh trên.

- Chữa Viêm Họng Mãn Tính:

Dùng một lượng nước mía vừa đủ cho mã thầy đã thái nhỏ, một ít rễ cỏ tranh, thêm nước sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày. Uống liên tục 10-15 ngày sẽ hiệu quả.

- Chữa Băng Huyết Khi Sinh:

Lấy 45cm ngọn mía, rửa sạch, thái nhỏ cùng cho vào 60g táo đen, đổ thêm nước, đun nóng lấy nước uống thay trà trong ngày. Ngoài tác dụng chữa băng huyết khi sinh, còn trị được chứng khô miệng.

- Chữa Đi Ngoài Phân Khô:

Dùng một cốc nước mía vỏ xanh hòa lẫn vào 1 cốc mật ong, ngày uống hai lần vào lúc sáng (bụng đói) và tối. Vài ngày sẽ hiệu nghiệm.

- Chữa Chứng Nôn Mửa Liên Tục:

Khi thấy xuất hiện tình trạng sáng ăn chiều nôn hay chiều ăn tối nôn, nhưng không phải là tắc ruột hay hẹp môn vị hoặc một số cấp cứu ngoại khoa khác thì hãy dùng phương pháp này. Lấy 3,5kg nước mía và một lít nước gừng tươi, hai vị này hòa lẫn nhau rồi chia 3 phần bằng nhau uống mỗi lần 1 phần.

- Trị Đau Nhiệt Trong Dạ Dày:

Mía 500g, hạt cao lương 30g, ép mía lấy nước cho vào hạt cao lương để nấu thành cháo ăn với cơm sẽ tác dụng.

- Nôn Nghén Do Gan, Dạ Dày Không Điều Hòa:

Mỗi lần dùng 1 cốc nước mía hòa lẫn 1 thìa cà phê nước gừng hâm nóng sẽ có tác dụng. Lưu ý:

Do mía có tính hàn nên những người đau bụng hay tỳ vị hư hàn không nên dùng. Không nên ăn mía nhai cả vỏ hoặc không rửa vì ở vỏ mía bám rất nhiều trứng giun và vi khuẩn. Trong một thí nghiệm, người ta lấy 2 đoạn mía dài chừng 100cm ở hai cây mía khác nhau đem rửa cọ và lấy cặn lắng ở nước rửa mía này soi trên kính phát hiện thấy 1.400 trứng giun, trong đó chiếm 75% số trứng giun có khả năng gây nhiễm bệnh.

- Viêm Dạ Dày Mạn Tính:

Nước mía 1 cốc, nước gừng một ít, trộn đều, ngày uống 2 lần. - Sốt Phiền Khát:

Mía, củ năn vừa đủ dùng: rửa sạch, thái vụn, sắc uống thay nước chè. - Miệng Lở Do Nhiệt, Chán Ăn, Miệng Khô, Táo Bón:

+ Dùng mía 250g, rễ tranh 30g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.

+ Nước mía, mật ong mỗi thứ 1 cốc nhỏ, trộn đều uống lúc đói, ngày 2 lần vào buổi sáng, buổi chiều.

- Trẻ Em Ra Mồ Hôi Trộm:

Ăn mía hoặc uống nước mía vài lần trong ngày. - Khó Tiểu Tiện:

+ Mía rửa sạch, thái vụn, râu ngô, sa tiền thảo, sắc uống ngày 2 lần (sáng - chiều).

+ Mía 500g, lá mã đề tươi 50g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.

+ Róc mía nhai nuốt nước hoặc ép lấy nước uống, ngày 3 lần mỗi lần uống 1-2 cốc nước mía (lưu ý không pha lẫn thứ gì hay bỏ nước đá vào).

- Miệng Khát Vào Mùa Nóng:

Biểu hiện là người nóng, khát nước, ra nhiều mồ hôi, miệng khô, tiểu vàng: Dùng mía tươi lượng vừa, gọt bỏ vỏ, nhai ăn nhiều lần trong ngày.

- Viêm Amiđan, Viêm Họng Cấp Và Mạn Tính:

Củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước, mỗi lần dùng nước mía 10ml, nước củ cải 20ml trộn lẫn, thêm vào nước đá lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày. Hoặc dùng mía, củ năng, rễ tranh mỗi thứ lượng vừa phải, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.

- Phù Nhẹ Do Thai Nghén:

Mía 500g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.

- Nội Nhiệt Miệng Khô, Nôn Mửa, Ho, Viêm Họng, Chứng Miệng Khô Nóng Ở Người Già Sau Khi Sốt:

Nấu cháo bằng gạo nếp, khi chín thì cho nước mía vào quấy đều để uống. - Viêm Da:

Vỏ mía tím nướng thành tro, nghiền vụn, trộn với dầu vừng để bôi 38. Bài Thuốc Từ Củ Cải

Củ cải có vị ngọt cay, hơi đắng, không độc, trong Đông y, củ cải và hạt củ cải là những vị thuốc có tên là la bặc căn và la bặc tử. Củ cải có thể chữa được rất nhiều bệnh, nhất là chữa bệnh ở bộ máy hô hấp (ho, hen, có tác dụng long đờm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu, lao) và bệnh ở bộ máy tiêu hóa (như đau vùng thượng vị, ợ chua, nôn, ăn không tiêu, chướng bụng, táo bón, lòi dom, trĩ...).

Ngoài ra còn chữa một số bệnh ở bộ máy tiết niệu do thấp nhiệt (tiểu ít, tiểu dắt, buốt, tiểu đục, có sỏi; chữa một số bệnh chuyển hóa (béo, trệ, đái tháo đường...); bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao); còn có công dụng đặc biệt là giải độc như khi bị ngộ độc khí độc do than, gas, độc của rượu, cà, hàn the và ngộ độc nhân sâm.

Theo y dược học hiện đại, cứ 100g củ cải có: 93,5g nước, 0,06g protein, 0,1g chất béo, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0,6mg, mangan 0,41mg, bromine 7mg...; các vitamin nhóm B như B1 0,02mg, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin.

Bài thuốc

- Hóa Đờm, Lợi Khí, Giảm Ho, Bổ Tỳ:

Cách 1: Củ cải trắng, bột mỳ mỗi thứ 500g, bột ngọt 2g, tiêu bột 1g, dầu cải 50g, muối 5g, dầu vừng 15g, thịt 300g.

Củ cải rửa sạch bào sợi, xào xơ bằng dầu cải rồi cho bột ngọt, muối, tiêu, thịt trộn để làm nhân bánh.

Cách 2: Củ cải trắng 250g, gừng tươi 15g, dầu cải 50g, bột mỳ 250g, hành 15g, thịt lợn nạc 100g, muối 3g. Làm như trên.

Cách 3: Củ cải trắng 125g, hành trắng (bỏ lá xanh) 50g, trứng gà 60g, vừng 5g, bột mỳ 500g, đường 50g, muối 60g, bột ngọt 5g, dầu vừng 25g, mỡ. Làm như trên.

- Chữa Ho Nhiều, Suy Nhược:

Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật ong 250g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt nước để riêng. Đổ nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi, bớt lửa cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày hai lần.

- Chữa Lao Phổi (kèm Tức Ngực, Ho Ra Máu):

Củ cải tươi 1kg, lê tươi 1kg, sinh địa tươi 500g, ngó sen tươi 1kg, mạch môn tươi 500g, rễ tranh tươi 1kg, gừng tươi 100g. Tất cả nấu sôi 30 phút, vắt lấy nước, nấu lại lần 2 rồi nhập lại cô thành cao rồi cho các vị sau đây: Đa giao 500g, đường phèn 500g, mật ong 500g, nấu thành cao đặc, cho vào lọ. Ngày uống 2 lần sáng chiều. Mỗi lần 2 muỗng canh (3ml) hòa nước ấm hoặc ngậm nuốt dần.

- Ăn Uống Quá Mức, Dạ Dày Quá Chua, Nôn Ra Nước Chua, Tiêu Hóa Không Tốt: Ăn sống củ cải hoặc ăn sợi củ cải tươi ướp lạnh. Mỗi lần một lượng vừa đủ.

- Nôn Mửa:

+ Củ cải rửa sạch, giã nát, nấu với mật ong, nhừ thì ăn.

+ Củ cải trắng: Một củ, giã nát lấy nước, cho thêm đường đỏ. Uống với nước đun sôi. - Đau Dạ Dày:

Củ cải trắng giã nát lấy nước. Cho thêm nước gừng. Sau mỗi bữa cơm uống nửa chén nước. - Viêm Ruột, Tiêu Chảy:

50g củ cải khô, sắc uống. Ngày hai, ba lần. - Kiết Lỵ:

+ 250g củ cải, 30g đường trắng. Củ cải giã nát lấy nước, cho thêm đường trắng. Uống với nước đun sôi. Ngày hai lần.

+ Nước củ cải: 60ml, mật ong: 30ml, nước gừng: 15g, nước trà đặc: một chén. Hòa đều, đun nóng lên mà uống. Ngày hai, ba lần.

- Miệng Khô Đắng, Táo Bón: Ăn củ cải xào với tỏi.

- Chữa Khản Tiếng, Mất Tiếng:

Trường hợp mất tiếng, khó nói, vắt lấy nước củ cải sống trộn với nước gừng sống, số lượng hai thứ bằng nhau, ngậm trong cổ họng sẽ có hiệu quả tốt.

- Trị Đau Do Sỏi Mật:

Củ cải thái thành miếng dày bằng ngón tay tẩm mật ong trắng hoặc vàng nhạt (không dùng mật ong nâu sẫm). Sấy khô xong, tẩm mật ong rồi lại sấy lại, ăn củ cải đã tẩm sấy.

- Viêm Gan Vàng Da, Thủy Thũng:

Sắc 60ml nước củ cải uống thay trà hằng ngày. - Trị Loét Khoang Miệng Do Nhiệt:

Củ cải giã lấy nước cốt ngậm súc miệng. - Đái Tháo Đường:

Củ cải 200g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo. Ăn nóng ngày 2 lần, ăn liền nhiều ngày. - Bí Đái Do Tích Nhiệt:

Củ cải tươi 200g, hành tây 100g, gạo tẻ 50g, gia vị, nước 300ml. Nấu cháo nhừ mới cho hành, củ cải. Nấu sôi lại. Ăn ngày 2 lần lúc đói.

- Hỗ Trợ Điều Trị Ung Thư:

+ Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cách thủy, ngày một thang.

+ Ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa: Củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước, mật ong, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật ong, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.

Kiêng kỵ:

Người tì vị yếu, khó tiêu thì không ăn, không dùng với địa hoàng, hà thủ ô, nhân sâm, người khí hư thì không dùng đơn độc, có thể ăn cùng với gừng.

39. Bài Thuốc Từ Cà Rốt

Trẻ bị tiêu chảy có thể cho uống nước cà rốt. Nếu bị suy dinh dưỡng hoặc quáng gà, có thể nấu canh cà rốt ăn hằng ngày.

Thành phần dinh dưỡng trong củ cà rốt rất phong phú: chất đạm, chất béo, đường, bột, B caroten là chất chống lão hóa, nhiều loại men, vi lượng... có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Cà rốt còn chứa một lượng insulin, làm giảm 1/3 đường trong máu, là thực phẩm lý tưởng cho người bị bệnh tiểu đường; cà rốt cũng có tác dụng hạ huyết áp, nên rất tốt với người bị cao huyết áp.

Bài thuốc

Cà rốt tươi 500g cạo sạch lớp vỏ, thái miếng, cho vào 1 lít nước hầm nhừ thành súp cho trẻ ăn 5- 6 lần trong ngày, mỗi lần 100 - 150ml súp. Trường hợp trẻ phải truyền dịch hoặc uống nước orezon thì bớt lượng súp cà rốt tương đương với lượng dịch truyền hoặc nước orezon.

- Chữa Tiêu Hóa Kém, Kiết Lị Mãn Tính:

Cà rốt tươi 300g cạo sạch vỏ, rửa sạch, cắt miếng, cho thêm 5 quả táo tàu, gạo nếp vừa đủ (50 - 100g). Nấu nhừ thành cháo ăn. Ăn liên tục 3-5 ngày.

- Chữa Huyết Áp Cao:

Cà rốt tươi, cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái miếng, cho vào ép lấy nước hoặc cho vào máy xay sinh tố nghiền nhỏ cho thêm nước sạch rồi lọc lấy nước, bỏ bã. Mỗi lần uống 100 -150ml. Ngày 3 lần. Có thể uống hàng ngày, có tác dụng hạ huyết áp, chống lão hóa và làm cho da dẻ đẹp.

- Chữa Suy Dinh Dưỡng Hoặc Quáng Gà Ở Trẻ Em:

Cà rốt tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi nấu nhừ ăn thay canh trong bữa cơm. Hoặc thái lát xào với gan lợn ăn với cơm hàng ngày.

- Chữa Bệnh Tiểu Đường:

Cà rốt tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch ăn sống vào buổi sáng và buổi tối mỗi lần 1 củ. Hoặc cho ép xay lấy nước uống còn bã bỏ đi. Cà rốt có insulin cho nên rất tốt với người bị bệnh tiểu đường.

- Chữa Táo Bón:

Cà rốt tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố, cho thêm nước sạch, lọc lấy nước, bỏ bã. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối; khi uống cho thêm mật ong.

40. Bài Thuốc Từ Củ Ấu

Cây củ ấu là một loài thực vật thủy sinh, mọc trong ao đầm. Củ ấu có 4 loại: ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng, ấu 4 sừng. Thịt củ ấu màu trắng, ăn ngọt mát, bùi, giàu chất dinh dưỡng.

Theo cuốn "Bản thảo cương mục", củ ấu vị ngọt chát, tính bình, có công hiệu ngừng thoát tả, giải độc, tiêu thũng; thường dùng chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đại tiện ra máu, loét dạ dày...

Y học hiện đại qua phân tích đã chứng minh rằng: Củ ấu chứa nhiều gluxit, đường gluco, protein. Trong 100 gam thịt củ ấu có 24 gam đường, 9 gam canxi, 49 mg phốt pho, 0,7 mg sắt. Ngoài ra, nó còn chứa vitamin A, B1, C, D, chứa loại hyđro cacbua và loại men có tác dụng nhất định trong điều trị bệnh ung thư gan, ung thư dạ dày.

Bài thuốc

- Viêm Loét Dạ Dày:

Thịt củ ấu 30 gam, củ mài 15 gam, hồng táo 15 gam, bạch cập

10 gam, gạo nếp 100 gam, nấu cháo, cho 20 gam mật ong trộn đều ăn. - Hư Nhiệt, Phiền Khát:

Thịt củ ấu tươi 50 gam, địa cốt bì 15 gam, câu kỷ tử 6 gam, hoàng cầm 6 gam, cam thảo chế 6 gam, sắc uống.

Thịt củ ấu tươi 250 gam, nhai nuốt. - Tỳ Vị Hư Nhược:

Thịt củ ấu 50 gam, bạch truật 15 gam, hồng táo 15 gam, sơn trà 10 gam, sơn dược 15 gam, kê sống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền, tiêu khát, giải rượu; ăn chín có công hiệu ích khí, kiện tỳ.

- Đại Tiện Ra Máu:

Vỏ củ ấu 60 gam, địa du 15 gam, tiêu sơn căn 6 gam, ô mai 10 gam, cam thảo chế 6 gam, sắc uống.

- Bệnh Trĩ, Nhọt Nước:

Vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán thành bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp Lưu ý:

Củ ấu là vị thuốc và thực phẩm ngon, nhưng ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực bụng nội kim (màng mề gà) 6 gam, cam thảo chế 3 gam, sắc uống.

41. Bài Thuốc Từ Củ Nghệ

Nghệ là cây thảo, thân rễ to, có ngấn, phân nhánh thành nhiều củ, màu vàng sẫm đến vàng đỏ, rất thơm. Lá mọc thẳng từ thân rễ, gốc thuôn hẹp, đầu hơi nhọn, hai mặt nhẵn cùng màu lục nhạt, mép nguyên uốn lượn, bẹ lá rộng và dài.

Nghệ có tên khoa học là Curcuma longa L, thuộc họ gừng, có chứa chất màu curcumin là sự phối hợp của 3 chất curcumin 1, 2, 3 cùng với tinh dầu (3-5%) tạo nên màu vàng sáng nhạt, mùi thơm dễ chịu với các dược tính như:

Kích thích sự bài tiết mật của tế bào gan, thông mật nhờ làm co thắt túi mật. Tăng khả năng giải độc gan và làm giảm lượng urobilin trong nước tiểu.

Tinh dầu nghệ có đặc tính khử mùi hôi, đồng thời có tính kháng viêm rất hữu hiệu, bảo vệ niêm mạc miệng, lưỡi, dạ dày.

Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, làm giảm cholesterol - huyết.

Trong dân gian, nghệ được dùng như phương thuốc hữu hiệu để trị tụ huyết, máu cam, làm cao

Một phần của tài liệu 54 bài thuốc chữa bệnh từ rau quả (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w