Bài Thuốc Từ Khoai Lang

Một phần của tài liệu 54 bài thuốc chữa bệnh từ rau quả (Trang 68)

- TRỊ BỆNH GHẺ LỞ, BỆNH NẤM, BỆNH NẺ:

50. Bài Thuốc Từ Khoai Lang

Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Khoai lang chứa nhiều chất beta carotene, là nguồn cung cấp vi- tamin C và B6, folate, và potassium, và nhiều chất xơ lẫn chất ngọt thiên nhiên.

Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ. Củ khoai lang là một thức ăn tốt cho những người bị suy yếu gan.

Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là "sâm nam".

Đọt khoai lang đỏ (lá non) có một chất gần giống như chất in- sulin, ở lá già không có chất này. Do đó những người bị bệnh tiểu đường nên ăn lá khoai lang non. Khoai lang có tác dụng nhuận trường vì thế có thể chữa trị được bệnh táo bón. Toàn bộ dây, lá và củ đều được dùng làm thức ăn rất tốt. Củ chứa 24,6% tinh bột, 4,17% chất béo không bão hòa, chỉ số đường thấp, một số vitamin A, B6 và C.

- Phòng Chống Béo Phì:

Ăn củ và rau lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai riêng rẽ, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh...

- Chữa Cảm Sốt Mùa Nóng:

Cách 1: Nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Cách 2: Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng. Cách 3: Khoai lang trắng khô 16g, gừng 16g, sắc uống hoặc nấu cháo

Cách 4: Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.

Cách 5: Khoai lang 1 củ (400g), gạo 200g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150g, tôm nõn 70g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp.

- Chữa Táo Bón:

Cách 1: Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối.

Cách 2: Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).

Cách 3: Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.

Cách 4: Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.

Cách 5: Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ).

Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường. - Trẻ Biếng Ăn:

Cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa. - Quáng Gà:

Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn. - Thiếu Sữa:

Lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị. - Viêm Tuyến Vú:

Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp. - Thận Âm Hư, Đau Lưng Mỏi Gối:

- Thận Dương Hư, Đi Tiểu Nhiều Lần:

Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị. - Chữa Bệnh Tiểu Đường Khi Mang Thai:

Lá khoai lang 50g, bí xanh 100g, cùng thái vụn thêm nước vừa đủ nấu chín, ăn mỗi ngày một lần.

- Chữa Ngộ Độc Sắn:

Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ. - Say Tàu Xe:

Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã. - Phụ Nữ Băng Huyết:

Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

- Vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.

- Mụt nhọt: Khoai lang củ 40g, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.

Lưu ý:

- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận. - Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).

- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.

- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

- Rau lang kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. 51. Bài Thuốc Từ Sắn Dây

Sắn dây là cây thuộc họ đậu, sắn dây vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải cơ thoái nhiệt, giải độc, sinh tân dịch, chỉ khát... Toàn bộ các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc trong Đông y.

Bài thuốc

- Chữa Cảm Cúm, Nhức Đầu:

Củ sắn dây khô 20g, đậu ván (sao vàng) 10g, rễ cúc tần khô 4g, quả dành dành 8g, sắc uống ngày 2 lần khi nguội. Uống trong 2 ngày liền.

- Chữa Sốt Cao Mê Sảng:

Củ sắn dây khô 16g, quả dành dành 10g, hoàng đằng 8g, sắc uống ngày 2 lần. Uống trong 2 ngày liền.

- Chữa Sốt, Ho, Viêm Họng Ở Trẻ:

Củ sắn dây phơi khô 20g, rau má 20g, củ tóc tiên (bỏ lõi) 5g, cam thảo đất 8g, sắc uống trong ngày.

- Chữa Vùng Ngực Bụng Nóng Cồn Cào, Phiền Táo, Khát Nước:

Dùng bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, hôm sau chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.

- Chữa Cảm Nắng, Sốt Nóng, Nhức Đầu, Khát Nước, Có Mồ Hôi, Nóng Ruột, Nôn Oẹ: Dùng bột sắn dây 12g hòa đường uống.

- Chữa ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải những thức ăn nóng, độc:

Dùng củ sắn dây tươi, ngó sen tươi, giã nát, vắt lấy 500ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần (Mai sư tập nghiệm phương).

- Chữa Uống Nhầm Các Thứ Thuốc Nóng Dẫn Đến Viêm Ruột, Đau Bụng Đi Ngoài Giống Như Kiết Lỵ, Cồn Cào, Buồn Bực, Nôn Ọe:

Dùng bột sắn dây quấy đường uống. - Chữa Ngực Nóng, Thổ Huyết:

Dùng củ sắn dây tươi, giã nát vắt lấy 500ml uống.

- Chữa Mũi Chảy Máu Không Ngừng, Tâm Thần Phiền Muộn:

Dùng củ sắn dây tươi, giã nát vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con. - Chữa Say Rượu Bất Tỉnh:

Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 1 lít nước cốt, cho uống dần đến khi tỉnh lại. - Lá Sắn Dây Đắp Vết Thương Chảy Nhiều Máu:

Trường hợp bị thương do đao kiếm, leo núi bị ngã máu chảy nhiều, dùng lá sắn dây tươi giã nát đắp vào vết thương.

Bột sắn dây 5g, thiên hoa phấn 5g, hoạt thạch 20g, trộn đều rắc lên những nơi ẩm ngứa. - Chữa Rắn Cắn:

Khi bị rắn độc cắn, lấy lá sắn dây tươi giã vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết rắn cắn. 52. Bài Thuốc Từ Mã Thầy

Mã thầy sống trong ruộng nước, ao đầm, vỏ tím sẫm hoặc tím đen, thịt củ trắng, ăn giòn, mát, ngon miệng, lại có giá trị chữa bệnh khá cao. Mã thầy vị ngọt, tính hàn, hoạt, được dùng làm thuốc từ lâu đời. Các nhà y học trong nhiều thời đại đã đúc kết: "Mã thầy ích khí, an trung, khai vị, tiêu thực, giải thực nhiệt trong ngực, trị 5 loại nghẹn ngạt ở hoành cách, tiêu khát, hoàng đản, phân hủy đồng".

Y học hiện đại qua phân tích đã chứng minh: mã thầy chứa nhiều tinh bột, protein, lipid thô, canxi, phốt pho, sắt, các vitamin A, B1, B2, C... Mã thầy còn có một hoạt chất chống vi khuẩn, phòng chữa ung thư, hạ huyết áp, diệt cầu khuẩn nho màu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn sinh đầy hơi...

Bài thuốc - Đái Ra Máu:

Mã thầy 150 gam, rễ cỏ tranh 60 gam, sắc uống. - Phế Vị Đàm Nhiệt, Táo Bón:

Mã thầy 60 gam, da sứa 60 gam, sắc uống. - Phiền Khát, Táo Bón:

Nước ép mã thầy, nước ép rễ cỏ lau tươi, nước ép ngó sen, nước ép lê, quýt mỗi thứ 5-10ml, mỗi ngày dùng 1-2 lần.

- Mụn Nước:

Mã thầy 6 củ rửa sạch, giã nát, lòng trắng trứng 1 quả, trộn đều bôi. - Đầu Vú Nứt Nẻ:

Mã thầy 6 củ giã nát, ép lấy nước, cho một ít băng phiến để bôi. - Ho Gà:

Mật ong 50 gam, màng mề gà 10 gam (sao vàng thành bột), tỏi 10 nhánh (ép lấy nước), mã thầy 500 gam (ép lấy nước). Cho tất cả vào nước (lượng vừa phải) đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa con.

- Trẻ Em Bị Viêm Niêm Mạc Miệng:

Mã thầy 6 củ sao tồn tính, tán thành bột, trộn dầu vừng bôi. - Phụ Nữ Băng Huyết:

Mã thầy (loại 1 tuổi) 1 củ đốt tồn tính, tán thành bột, uống với rượu. - Trĩ Chảy Máu:

Mã thầy 500 gam rửa sạch, giã nhỏ, địa du 30 gam, thêm 150 gam đường đỏ, sắc khoảng 1 giờ. Mỗi ngày uống 2 lần, liền trong 3 ngày.

Lưu ý:

- Mã thầy có tính hàn nên người tỳ thận hư hàn, trẻ em đái dầm cần kiêng dùng.

- Ăn sống mã thầy dễ làm lây bệnh sán lá nên trước khi ăn phải rửa sạch, chần qua nước sôi để diệt trùng.

53. Bài Thuốc Từ Quả Cau

Cau có công hiệu chữa lỏng lỵ, tiêu viêm sưng, sinh cơ, giảm đau, trừ đờm, đỡ ho hen, tiêu nước, trị giun sán, đầy bụng, vỏ cau trị ghẻ lở.

Y học hiện đại đã chứng minh, cau chứa nhiều loại kiềm sinh vật, thành phần trị giun sán có hiệu quả là chất kiềm tân lang. Chất kiềm này làm cho giun sán bị tê liệt và đào thải ra ngoài, có tác dụng lớn nhất đối với sán lợn. Cau cũng trị cả sán nhỏ, sán đốt dài, sán lá, giun đũa, giun kim, virus cảm cúm và một số khuẩn ngoài da...

Bài thuốc

- Đầy Chướng Bụng, Khó Chịu Trong Lồng Ngực:

Cau 12 gam, chỉ xác 9 gam, tô cách 9 gam, mộc hương 3 gam, sắc uống. - Nôn Ợ, Hơi Thở Nóng:

Cau 12 gam, đất sét đỏ 30 gam (đun trước), hoàn phúc hoa 15 gam (bọc trong vải), tô tử, đinh hương, bán hạ mỗi thứ 6 gam, sắc uống.

- Đầy Chướng Bụng, Táo Bón:

Cau, hậu phác, chỉ thực mỗi loại 9 gam, sinh đại hoàng 6 gam, sắc uống. - Phù Chân:

Cau 15 gam, tía tô, trần bì, mộc qua, phòng kỷ mỗi thứ 9 gam, sắc uống. - Giun Đũa, Sán Dây:

Cau 30 gam, hạt bí ngô 30 gam, sắc uống. - Tiêu Đờm, Giảm Hen:

Cau 15 gam, đình lịch tử 9 gam, bạch truật, tô tử, hạnh nhân, bán hạ, trần bì mỗi loại 6 gam, sắc uống.

Lưu ý:

- Theo kinh nghiệm lâm sàng của Đông y, trị giun sán dùng cau sống, còn chữa đầy bụng cần sao chín.

- Do cau có tính ấm, giáng khí nên những người bị khí hư và phân nát, tiêu chảy không được dùng.

Su hào còn gọi là phiết làn, giới lan, giá liên, ngọc man thanh. Lá thân hình cầu của cây su hào, thực vật thuộc họ cải. Tính mát, vị ngọt hơi đắng. Thành phần chính: anbumin, đường, sợi thô, calci, phôtpho, sắt, vitamin C, axit nicotic. Lá có thể làm thuốc.

Bài thuốc

- Đờm Nhiều, Thở Gấp:

+ Thân hoặc lá su hào rửa sạch cắt miếng. Cho dầu mè (vừng) vào xào làm canh ăn. Ngày một đến hai lần.

+ Su hào bỏ vỏ giã nát, thêm mật ong ăn với nước đun sôi. - Bụng Lạnh Nhiều Đờm:

Su hào đun với thịt dê ăn.

- Tì Hư Hỏa Vượng, Miệng Khô, Khát:

Su hào cắt miếng giã nát, cho thêm đường trộn với nước đun sôi, ăn sống. - Âm Nang Sưng To:

Su hào, thương lục cắt miếng, giã nát nhừ đắp bên ngoài. - Nhọt Độc Không Rõ Nguyên Nhân:

Su hào giã nát nhừ đắp chỗ đau. Uống nước ép sau khi giã nát su hào. Lưu ý:

Một phần của tài liệu 54 bài thuốc chữa bệnh từ rau quả (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w