Bài Thuốc Từ Bí Đao

Một phần của tài liệu 54 bài thuốc chữa bệnh từ rau quả (Trang 45)

- TRỊ BỆNH GHẺ LỞ, BỆNH NẤM, BỆNH NẺ:

32.Bài Thuốc Từ Bí Đao

Bí đao còn có tên gọi là đông qua, má phắc (Thái). Tên khoa học là Benincasa cerifera Savi thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Bí đao có vị ngọt nhạt, tính lạnh. Vào các kinh tỳ, vị, đại tràng, tiểu tràng. Thịt quả bí có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa ở tỳ vị, lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt. Tác dụng giáng hỏa ở đường tiêu hóa giúp chữa trị khỏi chứng chán ăn do nhiệt tích. Hạt có tác dụng làm mát phổi, tiêu đờm, dùng để chữa trị các chứng bệnh đường hô hấp. Vỏ có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù thũng, chống khát.

Bài thuốc

Lấy bí đao rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột ép lấy nước uống hoặc đắp ngoài da. Cũng có thể dùng hỗn hợp này để trị rôm sảy.

- Trị Sắc Mặt Nâu Vàng:

Lấy 1kg bí đao gọt vỏ, thái miếng, trộn đều với 1,5 lít rượu gạo,

1 lít nước. Sau đó nấu lên, lọc bỏ bã, tiếp tục nấu cô đặc thành kem, cho vào lọ dùng dần như kem dưỡng vào buổi tối.

- Trị Da Khô:

Dùng 40g nhân ý dĩ ngâm nước qua đêm, 300g thịt gà thái nhuyễn, 20g miến, 500g bí đao, 10g nấm hương, 1 miếng tỏi, một ít hành, gừng, muối, rượu vang, dầu vừng. Cho ý dĩ vào nồi nước đun chín mềm, lần lượt cho thịt gà, bí đao, nấm vào nấu chín, nêm nếm gia vị vừa ăn. Miến và dầu vừng bỏ sau cùng.

- Trị Vết Nám Đen:

Lấy nước ép bí đao pha với mật ong, thoa lên mặt mỗi ngày. - Thuốc Làm Đẹp Da Mặt:

Bí đao 1 quả, rượu 1500g, nước 1000g, mật ong 500g. Dùng dao tre cạo hết vỏ và cắt bí thành những miếng nhỏ; cho vào nồi đồng, cho rượu và nước vào đun cho đến khi bí nát nhừ; cho vào rá tre có lót vải màn lọc lấy nước. Cho nước vào nồi cô thành cao đặc, sau đó cho mật đun thêm vài phút. Khi nguội cho vào lọ, nút kín, dùng dần. Hàng ngày dùng đũa tre lấy ra 1 chút, trộn đều với nước bọt, bôi lên mặt và lấy tay xoa đều. Chú ý: không cho thuốc tiếp xúc với đồ sắt, nếu không sẽ mất tác dụng.

- Giảm Béo:

Đây là loại quả chứa nhiệt lượng thấp có thể dùng nấu canh ăn mỗi ngày để giảm béo. - Chữa Đái Không Thông Do Bàng Quang Nhiệt, Hoặc Đái Đục Ra Chất Nhầy: Vỏ bí đao sắc đặc, uống nhiều đái sẽ thông (theo "Nam dược thần hiệu").

- Chữa Phù Thũng (cả Mình Mẩy Và Mặt Đều Phù):

Bí đao, hành củ nấu với cá chép thường ăn thì sẽ khỏi (theo Nam dược thần hiệu). - Cũng Có Thể Làm Như Sau:

Vỏ bí đao tươi 30g (khô 10g) sắc đặc uống hàng ngày 2 - 3 lần. Uống nhiều cũng không có tác dụng phụ.

- Chữa Ung Nhọt Ở Phổi Hoặc Đại Tràng:

Hạt bí đao, bồ công anh, kim ngân hoa, ý dĩ (sống), diếp cá, mỗi thứ 40g; rễ lau 20g; hạt đào, cát cánh, cam thảo mỗi thứ 10g; sắc uống.

- Chữa Chín Mé Đầu Ngón Tay Sưng Đau:

Lấy lá bí đao giã nát, xào với giấm, đắp rịt vào chỗ đau, khô lại thay. - Trị Cảm Nắng, Phiền Khát:

Lấy bí đao giã vắt lấy nước, uống nhiều lần sẽ đỡ. - Ho Gà, Viêm Chi Khí Quản:

Hạt bí đao 15g, trộn thêm ít đường cùng giã nát, chiêu nước sôi vào uống ngày 2 - 3 lần. - Chữa Chứng Tiêu Khát (đái Tháo Đường - Khát Uống Nước Nhiều, Tiểu Tiện Nhiều): Thịt quả bí đao 30g, vỏ bí đao 30g, hoàng liên 9g sắc uống.

- Chữa Hen Suyễn:

Lấy quả bí non (khi cuống hoa chưa rụng), đem bổ ra nhét đường phèn vào trong, cho vào nồi hấp chín. Sách "Trung Y Bí Nghiệm Phương Hối Biên" nói rằng ăn 4 - 5 quả sẽ khỏi.

- Chữa Tàn Nhang, Làm Đẹp Da Mặt:

Hạt bí 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g, tất cả nghiền mịn. Hằng ngày sau bữa cơm uống một thìa bột đó và chiêu bằng nước sôi.

- Khi Trúng Độc Do Ăn Phải Tôm, Cá Nóc Và Các Loại Cá Khác: Lấy bí đao tươi giã nát, vắt lấy nước, uống thật nhiều.

33. Bài Thuốc Từ Cây Dâu

Dâu được đánh giá là vị thuốc trường thọ. Lá dâu vị ngọt đắng, tính mát, làm mát máu, thanh đờm, chữa cảm sốt nóng có mồ hôi, đau họng ho khan, nhức đầu.

Quả dâu khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, nấu rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc...

Quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, đỡ tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí, giải độc rượu, sống lâu ngày sẽ an thần, thính tai tinh mắt, kéo dài tuổi thọ. Quả dâu thường được dùng chữa can thận hư, váng đầu mất ngủ, ù tai, mờ mắt, tiêu khát, táo bón, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn, có công hiệu mát gan sáng mắt, thư phong tán nhiệt, lợi ngũ tạng, thông khớp xương, làm mượt tóc, dưỡng tân dịch, dùng chữa cảm sốt, ho, đau đầu, chóng mặt, đau sưng họng, mắt đau sưng đỏ, xuất huyết do chấn thương, rết cắn, chân phù...

Cành dâu vị đắng tính bình, có tác dụng trừ phong, thông kinh lạc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các bệnh ho hen do phế nhiệt, phù chân, khó tiêu tiện... Y học hiện đại qua nghiên cứu đã chứng minh trong quả dâu có chứa nhiều đường glucô, glucôza, axít axêtic, chất nhu toan và các loại vitamin A, B1, B2, C...

Bài thuốc

- Người Cao Tuổi Bị Tăng Huyết Áp:

Cháo lá dâu: Lá dâu 20g thái chỉ một nắm, con trai 3-5 con, nấu cháo ăn hằng ngày. Vỏ trắng rễ dâu 20g, sắc uống ngày một thang.

Canh cá diếc lá dâu: Lá dâu 20g thái chỉ, cá diếc tươi 1 con. Nấu canh ăn hằng ngày. - Mất Ngủ:

Quả dâu tươi 60 gam, hoặc quả dâu khô 30 gam, sắc uống ngày 2 lần vào hai buổi sáng, chiều. - Táo Bón Do Huyết Hư:

Quả dâu nấu thành cao, ngày 2 lần, mỗi lần dùng 20 gam. - Bạc Tóc Sớm:

Quả dâu nấu thành cao, ngày 3 lần, mỗi lần 20 gam. - Viêm Khớp:

Dâu quả 250 gam, cành dâu 150 gam, tầm gửi cây dâu 100 gam, ngâm rượu uống. - Ho Lâu Ngày Do Phế Hư:

Quả dâu 150 gam, lá dâu 100 gam, vừng đen 100 gam, giã nát, đun thành loại nước đặc sền sệt, tra 500 gam đường, nấu thành cao. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15 gam.

- Chữa Say Rượu:

Quả dâu cho vào vải trắng sạch, bóp lấy nước uống vài lần.

Một phần của tài liệu 54 bài thuốc chữa bệnh từ rau quả (Trang 45)