2 Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn của một số
3.1.1. Bối cảnh trong nước về lao động và việc làm
- Nguồn nhân lực nước ta:
Về số lượng nguồn lao động: Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, nước ta có trên 62,35 triệu người trong độ tuổi lao động trên tổng số gần 90,5 triệu người (chiếm 68,9%) đứng thứ 3 ở Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin) và đứng thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số. Số người trong độ tuổi từ 20 đến 39 khoảng 30 triệu người, chiếm 35% tổng dân số và chiếm 61% lực lượng lao động, đây là lực lượng có thể tham gia xuất khẩu lao động. Sức trẻ là đặc điểm nổi trội, là tiềm năng nguồn nhân lực Việt Nam, là yếu tố rất thuận cho việc tuyển chọn lao đông đi làm việc ở nước ngoài.
Về chất lượng nguồn lao động: Trong tổng số 62,35 triệu người trong độ tuổi lao động, chỉ có 9,3 triệu người đã được đào tạo, chiếm 14,9% lực lượng lao động. Trong số những người đang theo học ở các trường chuyên nghiệp trên toàn quốc thì tỷ lệ người đang theo học trình độ sơ cấp là 1,7%, trung cấp 20,5, cao đẳng 24,5% và Đại học trở lên là 53,3%. Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta rất thấp, cụ thể là 86,7% dân số trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, đáng chú ý hơn là khu vực nông thôn, nơi phần lớn người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài thì tỷ lệ lao động chưa được đào tạo chiếm 92%. Như vậy, đội ngũ lao động của ta trẻ và dồi dào nhưng chưa được trang bị chuyên môn, kỹ thuật.
- Việc làm:
Trong tổng số lao động đang làm việc của cả nước có 70,6% lao động đang sinh sống tại khu vực nông thôn và lao động nữ chiếm 48,7%. Trong đó Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tương ứng 22,2%và 19,4% số người có việc làm của cả nước. Tỷ số việc làm trên dân số của năm 2014 đạt 76,2%, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn. Đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có 1140,2 nghìn người thiếu việc làm và 876,1 nghìn người thất nghiệp trong tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, có tới 86,3% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn và 55% người thiếu việc làm là nam giới. Có 54,9% số người thất nghiệp sinh sống ở khu vực thành thị và 54,8% người thất nghiệp là nam giới. Năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (3,26%) cao hơn nông thôn (1,2%), và có sự chênh lệch không đáng kể về tỷ lệ thất nghiệp giữa nam và nữ. Trong khi đó, số người thiếu việc làm từ 15-24 tuổi chỉ chiếm 19,7% trong tổng số người thiếu việc làm. Thất nghiệp thanh niên đang trở thành vấn đề quan tâm của xã hội, thanh
niên được xem là một trong những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị trường lao động.