Chính sách về việc làm của lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu luận văn khoa kinh tế luật Hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì (Trang 34)

2 Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn của một số

2.2.2. Chính sách về việc làm của lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm đang là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong phát triển kinh tế, xã hội, được Đảng, nhà nước quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc khóa XI chỉ rõ: "Phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động; tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân. hoàn thiện pháp luật về dạy nghề; ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng… nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng dạy và học, gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế".

Nhận biết được sự quan trọng về việc làm của lao động nông nghiệp đồng thời kết

hợp với những chính sách chủ chương của Nhà Nước, của Thành Phố về giải quyết việc làm cho người lao động, huyện Ba Vì cũng có đưa ra những chính sách tạo việc làm cho lao động nông nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện

+ Hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm

Số liệu qua các năm cho thấy, quy mô đào tạo và tư vấn việc làm của trung tâm ngày càng rộng lớn, số lao động nông nghiệp tham gia vào qua trình tư vấn việc làm và đào tạo nghề ngày càng tăng, cụ thể năm 2011 tư vấn việc làm cho 9021 người thì đến năm 2014 co số này đã tăng lên đến 13447 người. Đặc biệt về đào tạo nghề năm 2011 cho 7204 người đến năm 2014 đã tăng lên 9105 người.

Bảng 2.2.2.1. Một số chương trình tư vấn và đào tạo của Trung Tâm giới thiệu việc làm giai đoạn 2011 – 2014

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Tư vấn việc làm 9021 11361 13180 13447

Giới thiệu việc làm 8700 8670 8650 7500

Giáo dục định hướng 4651 4679 5238 5590

Đào tạo nghề 7204 7790 8520 9105

( Nguồn: Đề án “ Giải quyết việc làm cho lao động Ba Vì” Phòng Lao Động – Thương Binh – Xã Hội huyện Ba Vì ).

Mặt khác, ta thấy việc đào tạo nghề cho người dân nuôi bò sữa đang trở nên phổ biến. Theo Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, một trong những khó khăn của người chăn nuôi bò sữa hiện nay là chưa nắm vững kỹ thuật nên tỷ lệ rủi ro chiếm tới 12- 15%. Nếu không có kinh nghiệm chăn nuôi và kiến thức xử lý các tình huống như ngã nước, sốt sữa, viêm vú, bò sữa có thể bị thải loại, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế, trong khi giá mỗi con lên tới trên 30 triệu đồng. Nắm bắt được thực tế này và cũng là cách để đảm bảo chất lượng đầu vào của nguồn nguyên liệu, IDP đã mở các lớp đào tạo nông dân nuôi bò sữa một cách chuyên nghiệp. Ông Phan Sĩ Minh, Phó tổng giám đốc IDP chia sẻ: “Tháng 3/2010, chúng tôi đã tổ chức các khóa học đầu tiên dành cho nông dân nuôi bò sữa ở tất cả các vùng thu mua nguyên liệu của Công ty như Ba Vì (Hà Nội), Hòa Bình, Vĩnh Phúc...Đây là dự án được đánh giá có quy mô và bài bản nhất từ trước tới nay dành cho người chăn nuôi bò. Mỗi khóa học kéo dài 7 ngày, với khoảng 45-50 người/khóa”.

Chương trình đào tạo được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu, học viên được giảng viên là các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp kiến thức về kỹ năng chăn nuôi, cách chọn giống, chế độ dinh dưỡng, cách vắt sữa... Nhằm đảm bảo việc học đi đôi với hành, Công ty còn phối hợp với Trung tâm xây dựng một mô hình mẫu về chuồng trại, đồng cỏ cùng các thiết bị phục vụ chăn nuôi như máy vắt sữa, giàn nước tắm cho bò, hệ thống máng ăn... Tham gia lớp học, học viên được miễn phí hoàn toàn về ăn ở, tham quan mô hình. Giai đoạn 2, nông dân được làm quen với các kiến thức và kỹ thuật nuôi bò sữa tiên tiến, nhằm đạt năng suất và chất lượng sữa nguyên liệu cao nhất.

Theo ông Minh, để có thể mở các lớp học này, mỗi năm IDP bỏ ra 4-5 tỷ đồng với mục tiêu đào tạo khoảng 1.000 học viên nông dân. “Chúng tôi hy vọng đây sẽ là trường học để nông dân tiến tới việc sản xuất sữa bò một cách chuyên nghiệp. Hơn nữa, quan điểm của chúng tôi là muốn kinh doanh bền vững thì phải gắn kết chặt chẽ với nông dân”, ông Minh nói. Bên cạnh việc đào tạo, IDP cũng đang triển khai dự án cho nông dân vay vốn mua bò sữa. Theo đó, Công ty sẽ cho vay 50% giá trị mỗi con bò và người dân sẽ phải trả vốn trong vòng 18 tháng. Với cách làm này, năm 2012, IDP đã hỗ trợ cho các hộ dân trong xã Tản Lĩnh 3 tỷ đồng mua 200 con bò sữa. Nhờ đó, đến nay tổng đàn bò sữa của xã đã lên đến 1.500 con với tổng lượng sữa bán ra khoảng 7 tấn/ngày.

+ Hoạt động giải quyết việc làm thông qua chính sách tín dụng nông thôn

- Nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm: Chương trình Quốc Gia về giải quyết việc làm cho người lao động ( chương trình 120 ), các ngân hàng thương mại, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn...

- Số hộ vay vốn để đầu tư ngày càng tăng: Năm 2011 là 1046 hộ đến năm 2014 có khoảng 3353 hộ với gần 15.071 nhân khẩu trên địa bàn huyện được vay vốn hỗ trợ việc làm.

Ngược lại, có nhiều hộ được vay ưu đãi nhưng lại làm ăn thua lỗ dẫn đến giải quyết việc làm không hiệu quả, lý do là: mức vay chưa đủ để chi trả các yếu tố đầu vào, chương trình cho vay không hỗ trợ các hoạt động đào tạo do vậy quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Thời hạn vay ngắn, lượng vốn nhỏ đầu tư vào sản xuất không đến nơi, đến chốn. Người nông dân chưa nghĩ ra cách làm ăn có hiệu quả nên đầu tư không đúng hướng, thiếu thông tin về các loại thị trường đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất.

+ Thực hiện phát triển sản xuất thu hút lao động nông nghiệp * Phát triển các ngành, nghề của huyện

Trên địa bàn huyện có 15 làng nghề lớn nhỏ đã giải quyết phần nào số lượng lao động trong và ngoài độ tuổi lao động, tăng thu nhập cho lao động, tận dụng thời gian nhàn rỗi của sản xuất nông nghiệp.

Năm 2012, Sản xuất Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn 7 xã miền núi (huyện Ba Vì) có những bước phát triển khá, giải quyết công ăn việc làm và mang lại thu nhập cho đồng bào các dân tộc nơi đây. Trong đó chủ yếu vẫn là chế biến nông sản, tập trung là chế biến dong giềng, sắn, đót ở xã Minh Quang và một phần của xã Khánh Thượng với sản lượng đạt 10.100 tấn. Riêng sản lượng sữa năm 2012 đạt 14.937 tấn. Hiện nay trên địa bàn đã xuất hiện thêm một số cơ sở chế biến gỗ: Ở Khánh Thượng có 3 cơ sở; Minh Quang 2 cơ sở; Ba Trại 2 cơ sở, thu nhập lao động tại đây từ 3 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra còn một số cơ sở cơ khí, sửa chữa xe máy, ô tô, tổ hợp xây dựng cũng góp phần tạo việc làm, đóng góp vào thu hút lao động và nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình tham gia kinh doanh, sản xuất.

* Phát triển kinh tế trang trại

Toàn huyện có 180 trang trại, thường các trang trại có quy mô nhỏ nên số lượng lao động làm việc ở mỗi trang trại ít khoảng 10 – 15 người / trang trại. Hiện nay toàn huyện có 600 lao động làm trong các trang trại, con số này không đáng kể so với tiềm năng về người lao động của huyện. Để mô hình kinh tế này phát triển hơn thì chính quyền huyện phải có mục tiêu, chính sách cho từng thời kì, làm sao có thể thu hút được cả những người không tham gia vào lao động cũng muốn đầu tư vào kinh tế trang trại, góp phần giải quyết việc làm, ổn định thu nhập cho người dân.

Bảng 2.2.2.2. Tình hình xuất khẩu lao động ở Ba Vì giai đoạn 2011 – 2014 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Nam 137 150 180 216 Nữ 160 170 155 168 Tổng số lao động 297 320 335 384

( Nguồn: Đề án “ Giải quyết việc làm cho lao động Ba Vì” Phòng Lao Động – Thương Binh – Xã Hội huyện Ba Vì ).

Số lao động tham gia xuất khẩu lao động ngày càng đông, trong những năm qua hoạt động xuất khẩu lao động được coi là giải pháp tích cực nhằm tạo việc làm cho người lao động,đặc biệt là lao động nông nghiệp, lao động có trình độ thấp ở noong thôn trên địa bàn huyện. Trong đó, lực lượng nam giới tham gia xuất khẩu tăng nhiều hơn so với nữ giới, chủ yếu sang làm việc phôt thông ở các nước: Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan… Tuy nhiên do lao động thiếu trình độ về chuyên môn, lại không am hiểu về ngoại ngữ cũng như phong tục tập quán của các nước đến làm việc, nên chủ yếu làm những công việc đơn giản, thu nhập không cao. Do đó để phát huy tiềm năng vào lợi thế này thì huyện Ba Vì cần phải chú trọng vào việc đào tạo trình độ chuyên môn ngoại ngữ, cũng như tác phong làm việc công nghiệp như vậy chúng ta mới tận dụng được nguồn nhân lực này.

Một phần của tài liệu luận văn khoa kinh tế luật Hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w