2 Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn của một số
2.2.1. Đặc điểm của lao động nông nghiệp trên địa bàn huyên
Lao động nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất khác: + Trước hết mang tính thời vụ cao là nét đặc trưng điển hình tuyệt đối không thể xoá bỏ, nguyên nhân của nét đặc thù trên là do: đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi chúng là những cơ thể sống trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau. Cùng một loại cây trồng vật nuôi ở những vùng khác nhau có điều kiện tự nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xáo bỏ được trong quá trình sản xuất chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông thôn một cách hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng.
+ Nguồn lao động tăng nhanh về số lượng
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: qui mô và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô cơ cấu của nguồn lao động
Bảng 2.2.1.1. Dân số huyện Ba Vì từ năm 2011 – 2014
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2011 2012 2013 2014
Dân số Người 260000 260000 265000 270000
Tốc độ tăng
dân số % 1,01 1,01 1,01 1,01
Tỷ suất sinh thô % 16,2 21,3 17,8 18
Số người trong độ tuổi làm việc
Người 122328 131688 140050 159750
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2014
Dân số có sự tăng trưởng đều khi từ năm 2012 đến 2014 năm nào cũng tăng 5000 người. Tỷ suất sinh thô ở huyện khá là cao, đạt 18% vào năm 2014 cán mốc 270 nghìn người, tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy, vào năm 2012 tỷ suất sinh thô đạt mức cao nhất là 21,3% tăng 5,1% so với năm 2011, nhưng dân số thì không có sự tăng lên mà vẫn giữ nguyên 260 nghìn người, chứng tỏ dân số huyện đang được trẻ hóa và trong tương lại không xa sẽ cung cấp một nguồn lao động dồi dào cho xã hội. Về tốc độ
tăng dân số thì không tăng qua các năm, vẫn duy trì ở mức là 1,01%. Nghìn người 270 260 260 265 159.750 122.328 131.688 14 140.05 2011 2012 2013 2014 năm
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2014
Biểu đồ 2.2.1.2. Cơ cấu số lao động trong độ tuổi làm việc ở huyện Ba Vì từ năm
2011 – 2014
Ghi chú: Dân số
Số lao động trong độ tuổi làm việc
Số lao động trong độ tuổi làm việc chiếm phần lớn trong dân số toàn huyện, nhìn chung, số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay chưa hợp lý. Đặc biệt, nhu cầu sử dụng lao động trong sản xuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ khá cao, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ổn định đã dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp.
Bảng 2.2.1.3. Dân số của huyện phân theo độ tuổi và giới tính năm 2014
Đơn vị tính: Người
Nguồn: Số liệu phòng Thống Kê huyện Ba Vì năm 2014
Việc phân bố lao động trên địa bàn huyện không đồng đều, tập trung đông dân cư ở khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, có cơ sở hạ tầng, như thị trấn Quảng Oai, Tây Đằng, xã Vạn Thắng, Trung Hà, Cổ Đô, Tản Hồng... Đối với các xã vùng núi, điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn như xã Ba Trại, Tản Lĩnh, Vật Lại , dân số lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Bảng số liệu cho thấy, dân số bước vào độ tuổi lao động ngày một gia tăng; dân số của huyện trẻ, tập trung nhiều ở độ tuổi từ 10 - 25 tuổi. Như vậy, trong tương lai, số người tham gia lực lượng lao động sẽ tăng nhanh, sự gia tăng này đặt ra yêu cầu cần phải có chính sách để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong những năm đến.
+ Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật
* Trình độ học vấn: Căn cứ vào số liệu điều tra 1108 người trong độ tuổi lao động
thì phần lớn lao động có trình độ từ tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên, chiếm 83,58%; tỷ lệ chưa biết chữ nhìn chung là thấp, chiếm 1,08%, tuy nhiên con số này chủ yếu rơi vào những người trên 40 tuổi.
Trình độ văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và đời sống của người lao động. Kết quả điều tra cho thấy, một xu hướng khá rõ rệt là khi có trình độ văn hóa càng cao người lao động càng thích làm công hưởng lương hơn. Cụ thể có trên 51,7% lao động làm công hưởng lương có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học trong khi lao động tự tạo việc làm chủ yếu có trình độ tốt nghiệp tiểu học và phổ thông cơ sở.
Độ tuổi Tổng số Nam Nữ 0-4 tuổi 10.029 4.987 5.042 5-9 tuổi 13.171 7.189 5.982 10-14 tuổi 18.368 9.425 8.943 15-19 tuổi 24.461 12.701 11.760 20-24 tuổi 33.893 18.253 15.640 25-29 tuổi 27.740 15.875 11.865 30-34 tuổi 22.813 12.000 10.813 35-39 tuổi 20.384 10.698 9.686 40-44 tuổi 19.601 9.640 9.961 45-49 tuổi 17.745 8.207 9.538 50-54 tuổi 14.961 8.822 6.139 54-59 tuổi 10.581 4.187 6.394 60-64 tuổi 9.983 5.800 4.183 65-69 tuôỉ 9.892 5.721 4.171 70-74tuổi 8.631 4315 4316 75 tuổi trở lên 7.297 3769 3528 Tổng 270000 141.589 128.411
Bảng 2.2.1.4. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có việc làm theo hình thức làm việc và trình độ văn hóa
Trình độ văn hoá Hình thức làm việc Tổng Làm công hưởng lương Tự tạo việc làm 1.Số lượng người (người)
Không biết chữ 0 12 12 Tiểu học 102 68 170 THCS 166 215 381 PTTH 286 259 545 Tổng 554 554 1108 2. Cơ cấu (%) Không biết chữ 0 2.17 1.08 Tiểu học 18.4 12.23 15.34 THCS 29.9 38.81 34.39 PTTH 51.7 46.79 49.19 Tổng 100.0 100.0 100.0
(Nguồn: Số liệu điều tra 2013)
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT): Trình độ CMKT là một trong những điều kiện quan trọng nhất để người lao động tiếp cận được việc làm tốt. Kết quả điều tra 1500 người trong độ tuổi lao động thu được kết quả là: Lao động không có trình độ chuyên
môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao (chiếm hơn 51,11%), tỷ lệ có trình độ đào tạo từ trung học chuyên nghiệp trở lên chiếm 21,4%.
Bảng 2.2.1.5. Lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn và giới tính Trình độ chuyên môn Nam Nữ Chung Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ(%) ngườiSố Tỷ lệ(%)
1. Chưa qua đào tạo 597 39.8 783 65.25 1380 51.11
2. CNKT không có bằng 420 28 115 9.58 535 19.82
3. Có chứng chỉ nghề ngắn
hạn 81 5.4 72 6.0 153 5.67
4. Có bằng nghề dài hạn 54 3.6 0 0 54 2
5. Trung học chuyên nghiệp 63 4.2 72 6.0 135 5
6. Cao đẳng 168 11.2 72 6.0 240 8.88
7. Đại học 117 7.8 86 7.17 203 7.52
Tổng
1500 100.0 1200 100.0 2700 100.0
(Nguồn: Số liệu điều tra 2013)
Trình độ CMKT thấp và không có CMKT được coi là một trở ngại lớn đối với người lao động, họ khó tìm được việc làm theo mong muốn và ít có cơ hội tham gia vào thị trường lao động. Mặt khác, khả năng tạo việc làm ở khu vực nông thôn hàng năm là
hạn hẹp. Hơn nữa, trong những năm qua, quá trình cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước nói chung và sắp xếp các DNNN nói riêng có tác động mạnh đến sự gia tăng lao động dôi dư trong nền kinh tế, việc sắp xếp lại lao động, tinh giảm biên chế đã làm cho nhiều lao động phải đi tìm việc ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó một số lao động chuyển về nông thôn tìm kiếm việc làm từ sản xuất nông nghiệp. Phần lớn những lao động này chỉ làm những công việc tạm thời, hoặc làm thuê, công việc không ổn định, làm cho nhu cầu việc làm ở nông thôn càng tăng lên. Khu vực nông thôn huyện Ba Vì chiếm khoảng 57,36% lực lượng lao động của huyện, trong đó thường xuyên có gần 30% lao động thiếu việc làm, phải tìm việc làm thêm ở các địa phương khác.
Kết quả điều tra 2135 người trong độ tuổi lao động thì có tới 70,5% trong số đó làm việc trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Con số này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế của huyện. Tuy nhiên, với những lợi thế về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu du kịch sinh thái...nhưng khu vực thương mại – dịch vụ chỉ thu hút 16,8% lượng lao động tham gia vào khu vực này. Bên cạnh đó thì khu vực công nghiệp – xây dựng cũng không khả quan mấy khi chỉ chiếm 12,7% lượng lao động làm việc.
Bảng 2.2.1.6. Lực lượng lao động có việc làm phân theo nhóm ngành kinh tế Chỉ tiêu Nông – Lâm –
Ngư nghiệp CN-XD TM-DV Chung
Số lượng lao động
(người) 1505 272 358 2135
Tỷ lệ % (%) 70,5 12,7 16,8 100
(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)
Hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, khí hậu, thời tiết như bão, lụt, hạn hán và mang tính thời vụ cao. Tính chất thời vụ, rủi ro cao và tình trạng bất ổn định là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp và lao động nông thôn.
Thực tiễn những năm qua ở huyện Ba Vì, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành sản xuất Nông – lâm – ngư nghiệp đang có xu hướng giảm dần và lực lượng lao động ở ngành thương mại- dịch vụ, công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ có sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ khu vực nông – lâm – ngư sang khi vực dịch vụ - thương mại, công nghiệp – xây dựng. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu lao động này còn mang tính tự phát, người lao động chưa được chuẩn bị về tinh thần cũng như trình độ. Chất lượng lao động khu vực nông nghiệp nông thôn như hiện nay, khó đáp ứng nhu cầu lực lượng lao động cho các khu công nghiệp cũng như nâng cao chất lượng ngành dịch vụ - thương mại.
Qua số liệu tổng hợp và điều tra cũng như những phân tích ở trên ta có thể đi đến một số kết luận sau đây: Nguồn lao động của huyện Ba Vì đang được bổ sung ngày càng nhiều từ nguồn dân số đến tuổi lao động trên địa bàn. Điều đó gây một sức ép đáng kể cho vấn đề giải quyết việc làm ở địa phương; Chất lượng nguồn lao động thấp, chưa được trang bị về nghề nghiệp, CMKT; Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đang diễn ra một cách tự phát, chưa được định hướng; Phương hướng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương tạo ra một tiềm năng lớn về việc làm trên địa bàn. Tuy nhiên đang có một sự bất cập giữa nhu cầu lao động và chất lượng nguồn lao động trên địa bàn huyện. Vấn đề cốt yếu là cần có một chiến lược đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.