Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Sản lượng mộtsố loại cây trồng số loại cây trồng chủ yếu: - Tổng sản lượng cây có hạt Nghìn tấn 100,53 98,20 101,28 102,25 Trong đó: Thóc Nghìn tấn 81,33 79,04 82,89 85,20 - Chè búp tươi Tấn 15130 15510 15385 15555 - Lạc vỏ Tấn 2704 1873 2563 2374 - Ngô Nghìn tấn 19,20 18,98 18,40 17,05
- Rau xanh các loại Nghìn tấn 32,30 28,70 30.80 28,70
2. Chăn nuôi,thủy sản thủy sản - Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu Tấn 81696 101721 82110 113917 Trâu bò Tấn 1598 2630 3587 2950 Lợn Tấn 57500 67300 44800 70000 Gia cầm Tấn 1158 12458 9410 11979 Sản lượng sữa Tấn 11040 19333 24313 28988
- Số lượng bò sữa Con 4200 6043 7204 8800
- Sản lượng thủy
sản Tấn 6410 7110 7280 9500
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng huyện Ba Vì năm 2014.
Tổng sản lượng cây có hạt tăng qua các năm 2012 – 2014 nhưng mức tăng chưa thực sự cao, năm 2013 tăng 3,08 nghìn tấn so với năm 2012, năm 2014 chỉ tăng thêm 0,97 nghìn tấn so với 2013. Trong đó cây lúa vẫn chiếm sản lượng chủ đạo, năm 2014 chiếm tới 83,33% tổng sản lượng cây có hạt, một điều đáng mừng là mặc dù diện tích đất gieo trồng lúa bị thu hẹp nhưng năng suất cho hạt vẫn tăng. Mặt khác, trong khi 3 loại cây trồng là: lạc vỏ, ngô, rau xanh các loại đang có xu hướng giảm thì sản lượng của chè búp tươi vẫn tăng đều, có thể thấy hiệu quả kinh tế mà cây chè mang lại cao hơn các loại
cây khác chính điều này đã làm động lực để chính quyền các xã và người dân phát triển nghề trồng chè tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ba Vì nổi tiếng với thương hiệu sữa bò đã đi vào tiềm thức của mỗi người. Sản lượng sữa liên tục tăng mạnh trong những năm qua, điển hình năm 2012 sản lượng đạt 19333 tấn sữa tăng 8293 tấn so với năm 2011, và đến năm 2014 thì sản lượng đã đạt 28988 tấn. Sản lượng sữa tăng một phần do huyện ủy, UBND, HĐND, và các cấp chính quyền đã có những chính sách, định hướng cụ thể trong từng giai đoạn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân phát triển nghề nuôi bò sữa, số lượng bò sữa ngày một tăng lên, năm nào cũng tăng hơn 1000 con. Năm 2012 tăng nhiều nhất với 6043 con tăng 1843 con so với năm 2011, đến năm 2014 con, phần khác là do người dân đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi để có được sản lượng và chất lượng sữa tốt nhất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Phát triển nghề nuôi bò sữa, trước hết là đem lại nguồn kinh tế vững chắc cho bản thân, gia đình, nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giảm bớt gánh nặng cho Nhà Nước và tương lai để xây dựng thương hiệu sữa Ba Vì ngày càng lớn mạnh vươn ra tầm thế giới.
Ngoài ra, bảng số liệu cho ta thấy được mức tăng sản lượng của lợn, gia cầm và thủy sản. Sau khi có sự bùng phát của dịch tai xanh ở lợn (PRRS) vào năm 2007 và kéo dài đến đầu năm 2013 đã làm cho số lượng lợn giảm mạnh gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi cụ thể giảm 22500 tấn so với năm 2012. Tuy nhiên, trong thời gian từ tháng 7/2013 dịch bệnh tai xanh ở lợn đã được kiểm soát tốt đến năm 2014 đã có mức tăng vượt bậc đạt 70000 tấn tăng thêm 25200 tấn. Đã góp phần tích cực vào việc phát triển chăn nuôi lợn một cách bền vững và tăng cao giá trị gia tăng cho người chăn nuôi. Về đàn gia cầm, do ảnh hưởng của dịch cúm A/H7N9 và dịch cúm A/H5N1 mà việc chăn nuôi đàn gia cầm có nhiều biến động. Vào năm 2012 có sự tăng mạnh lên 12458 tấn tăng 11300 tấn so với 2011, sau đó có xu hướng giảm vào năm 2013 và đến năm 2014 khi mà đã có những loại vacxin phòng chống bệnh thì sản lượng đã tăng lên đạt 11979 tấn.
Về thủy sản, sản lượng vẫn tăng qua các năm, có thể nói việc nuôi trồng thủy sản đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, năm 2014 tăng lên 9500 tấn tăng thêm 2220 tấn so với năm 2013. Người dân đã và đang phát triển nhiều ao, đập, các trang trại để nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, thì việc chăn nuôi đàn trâu bò chưa thực sự ổn định. Năm 2013 tăng thêm 957 tấn so với năm 2012 thì đến năm 2014 lại giảm đi 637 tấn. Có thể thấy người dân ngày càng hấp dẫn với việc chăn nuôi bò sữa hay nuôi trồng thủy sản hơn, nó mang lại kinh tế nhiều hơn so với việc chăn nuôi trâu bò. Chính quyền các địa phương cần có những giải pháp cụ thể để phát triển đồng đều các nghề chăn nuôi, không để tình trạng chú trọng vào một nghề mà bỏ bê không quan tâm nghề kia.
2.1.2. Ảnh hưởng của quá trình sản xuất tới việc làm của lao động nông nghiệpBảng 2.1.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp Bảng 2.1.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp ST T Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014 1 Tổng giá trị sản xuất