- Thẩm định tài sản bảo đảm
NHNo & PTNT huyện Yên Bình là một Ngân hàng đa năng chuyên sâu về phục vụ đầu tư và phát triển cho nông nghiệp và nông thôn Trong những năm tới NHNo & PTNT
3.2. 2: Về thông tin
Ngày nay, thông tin được sử dụng như một nguồn lực, một loại vũ khí trong môi trường cạnh tranh, các tổ chức kinh tế nói chung, các ngân hàng nói riêng phải sử dụng thông tin ngày càng nhiều để tăng năng lực, tăng hiệu quả trong hoạt động và đem lại lợi ích cho nền kinh tế cũng như cho ngân hàng.
Trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư thì thông tin cũng đóng vai trò quyết định đến chất lượng của công tác thẩm định. Thông tin cung cấp chính xác, kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế được rủi ro có thể xảy ra, còn thông tin không cập nhật sẽ làm cho quyết định cho vay của ngân hàng bị hạn chế. Do vậy, việc xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống thông tin đảm bảo cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ các thông tin phục vụ công tác thẩm định là yêu cầu bức thiết của ngân hàng.
Có thể nói, thông tin là cơ sử để cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định các dự án và cũng là cơ sở để ngân hàng ra quyết định kinh doanh của mình. Không những thế thông tin nhiều khi còn có thể giúp ngân hàng nắm bắt được thời cơ và ra quyết định đầu tư phù hợp, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Đề cao vai trò của thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Thông tin có vai trò quan trọng như vậy thì khi có nguồn thông tin mới thì cán bộ thẩm định cần phải tìm hiểu xem thông tin xuất phát từ đâu, từ nguồn nào, chất lượng của thông tin ra sao, có phù hợp và đảm bảo độ chính xác cho công tác thẩm định dự án hay không. Bằng vốn kiến thức và những tìm hiểu về lĩnh vực này, tôi xin đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này như sau:
hàng - tài chính
- Để biết được những thông tin về tài chính cũng như những thông tin khác về doanh nghiệp xin vay vốn thì cán bộ thẩm định của ngân hàng cần phải tiến hành những cuộc phỏng vấn trực tiếp một số người chủ chốt liên quan đến dự án của doanh nghiệp như: Giám đốc, kế toán trưởng ,cán bộ lập dự án, ngoài những hồ sơ mà khách hàng cung cấp. Những cuộc phỏng vấn này nhằm mục đích chính là kiểm tra tư cách của những người đứng đầu doanh nghiệp, tìm hiểu khái quát về năng lực trình độ của họ, ý tưởng, sự hiểu biết cũng như quan tâm của họ tới dự án. Cán bộ thẩm định dự án không chỉ nên phỏng vấn người đi giao dịch với ngân hàng. Bởi có thể người đi giao dịch với ngân hàng họ không hiểu biết gì về dự án, hoặc không trực tiếp tham gia điều hành và quản lý dự án. Song song với việc phỏng vấn thì cán bộ thẩm định dự án cần đi quan sát tình hình thực tế, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn để nắm rõ tình hình hoạt động trong quá khứ và hiện tại. Tuy nhiên để công việc thu thập thông tin đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có rất nhiều kinh nghiệm, năng lực quan sát. Để có được điều đó thì cán bộ thẩm định phải tự tại ra, đúc kết kinh nghiệm cho chính bản thân mình trong thời gian làm việc.
- Cán bộ thẩm định ngoài việc thu thập kiểm tra thông tin từ chính doanh nghiệp vay vốn cung cấp thì cần phải khai thác triệt để những thông tin do trung tam tín dụng của ngân hàng nhà nước cung cấp. Trung tâm này là nơi lưu giữ các thông tin cần thit, cơ bản về doanh nghiệp, từ những nguồn thông tin thu thập được cho phép cán bộ thẩm định có thể đưa ra được đánh giá chính xác về tình hình tài chính, lịch sử ra đời, tình hình quan hệ tín dung và khả năng đảm bảo thamh toán của doanh nghiệp.
- Đối với thông tin về thị trường, đầu vào và đầu ra của sản phẩm thì cán bộ thẩm định phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng. Cán bộ thẩm định phải thu thập thông tin, nghiên cứu về kênh phân phối sẵn có của doanh nghiệp và các kênh mới có thể đưa ra thị trường. Cán bộ thẩm định phải tiến hành phân tích thị trường, các yếu tố đầu vào để xem xét sản phẩm của dự án có phù hợp với thị trường không và sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống. Yếu tố đầu vào có được cung cấp ổn định phù hợp với yêu cầu của dự ấn không. Ngoài ra cán bộ thẩm định cần nghiên cứu cả đối thủ canh tranh của dự án, có sản phẩm có thể thay thế sản phẩm của dự án không. Đối thủ cạnh tranh đã tung sản phẩm ra thị trường hay chưa, theo phương thức nào. Không những thế cán bộ thẩm định cần tiến hành công tác dự báo xem thị phần của dự án trong tương lai là bao nhiêu, dự án có phương pháp cải tiến sản phẩm không. Từ đó cán bộ thẩm định mới có thể đưa ra những nhận xét chính xác về thị trường của dự án được. Thông tin thị trường là thông tin hết sức quan trọng nó ảnh hưởng rất
hàng - tài chính
lớn đến hiệu quả đầu tư của dự án. Nhưng khi phân tích phần này cán bộ thẩm định tại ngân hàng lại thường làm hết sức chiếu lệ, hình thức, chủ yếu dựa trên những thônh tin do khách hàng cung cấp mà không chú ý vào đầu tư thu thập cụ thể, cẩn thận đíều này khiến cho thông tin về thị trường khi cán bộ tiến hành thẩm định là thiếu cơ sở tin cậy. Cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin về phương thức phân phối của doanh nghiệp thông qua các doanh nghiệp bạn cung cấp vào, từ đó có thể đánh giá chính xác các khoản phải thu phải trả của doanh nghiệp. Hơn nữa có số liệu chính xác hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp cán bộ thẩm định có thể khai thác thông tin từ một số cơ quan khác, đó là cơ quan thuế. Đây là cơ quan nhà nước trực tiếp theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp, số liệu do cơ quan thuế cung cấp cho ngân hàng có độ tin cậy cao, nó là cơ sở để so sánh với nguồn thông tin do chính doanh nghiệp cung cấp.
- Các thông tin về chủ trương chính sách, chiến lược phát triển của vùng, ngành, lãnh thổ phải được ngân hàng cập nhật thường xuyên. Các thông tin này rất quan trọng cho các cán bộ thẩm định các dự án có liên quan đến svấn đề bảo vệ môi trường. Ngân hàng khi thu thập được những thông tin này sẽ đảm bảo cho các cán bộ thẩm định có tài liệu tham khảo về chủ trương chính sách của nhà nước, định hướng ưu tiên phát triển của địa phương nơi dự án sản xuất hay kinh doanh, những quy định về bảo vệ môi trường, sử lý ô nhiễm... Để thẩm định tính hợp lý hợp pháp của dự án, đảm bảo dự án không gặp phải những chắc trở về các vấn đề trên. Từ đó mà cho kết quả thẩm định đáng tin cậy và ra quyết định đầu tư hợp lý.
- Việc lưu trữ và sử lý thông tin đã thu thập được của ngân hàng còn rất hạn chế. Các cán bộ thẩm định khi thu thập được thông tin cần phải tiến hành sắp xếp, sử lý, lưu giữ thông tin một cách hợp lý. Ngân hàng cần hợp tác chặt chẽ với các trung tâm tín dụng, trung tâm phòng ngừa rủi ro. Ngân hàng nên sãn sàng cung cấp thông tin cho các trung tâm để phục vụ đơn vị khác. Nhờ mối quan hệ này, ngân hàng mới có thể dễ dàng khai thác thông tin tại đây hoặc từ các ngân hàng khác. Xây dựng mối quan hệ thân thiết với các ngân hàng khác trong và ngoài địa bàn để có thể thu thập được những thông tin hữu ích khác từ phia ngân hàng bạn.