- Diễn biến nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.
Nguồn: Báo cáo tình hình nợ quá hạn của NHNo & PTNT Yên Bình qua các năm 2007-2008.
2.2.1.2: Nội dung thẩm định dự án vay vốn
hàng - tài chính
Riêng đối với dự án nhỏ, việc thẩm định tài chính dự án do một nhân viên thẩm định. Sau đó, báo cáo thẩm định cùng hồ sơ khách hàng sẽ được trình giám đốc phê duyệt. Đối với những dự án lớn, việc thẩm định sẽ được thực hiện theo các bước:
- Thẩm định tư cách pháp lý: Tìm hiểu xem khách hàng có dủ điều kiện vay vốn theo quy chế tín dụng quy định không như khách hàng có dủ tư cách pháp nhân hay không, năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, quyết định thành lập giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, mục đích vay vốn của khách hàng. Bên cạnh đó còn phải phân tích uy tín của khách hàng trong quan hệ sản xuất kinh doanh, quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác để từ đó đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
- Thẩm định năng lực tài chính: Nội dung này nhằm xem xét nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn kinh doanh và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Các số liệu ngân hàng yêu cầu gồm báo cáo tài chính của các kỳ gần nhất, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán.
- Thẩm định các điều kiện pháp lý của dự án: Kiểm tra tính hợp lệ và sự đầy đủ của hồ sơ trình duyệt, qua đó đánh giá mục tiêu dự án có phù hợp với quy hoạch kinh tế của ngành, của địa phương, vùng lãnh thổ và sự phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế, chính sách ưu đãi hay hạn chế kinh doanh sản xuất hay không. Xác định loại hình dự án là dự án xây dựng mới, dự án mở rộng nâng cao công suất, dự án đầu tư chiều sâu... để từ đó áp dụng từng nội dung tính toán cho phù hợp.
- Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án: Các vấn đề cần xác định rõ đó là thị trường đầu vào, đầu ra của dự án; xác định thế mạnh, lợi thế cạnh tranh, thị phần sản phẩm dự án; trên cơ sở đó để đánh giá việc lựa chọn quy mô sản xuất, công nghệ, kỹ thuật, bộ máy quản lý, nhân công và dự kiến khả năng tiêu thụ, ước tính doanh thu của dự án.
- Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án: Đòi hỏi cán bộ tín dụng có sự đánh giá chính xác trong khâu tính toán các thông số kỹ thuật, kiểm tra sự phù hợp của máy móc thiết bị với môi trường kinh doanh cũng như môi trường tự nhiên, tránh tình trạng bị hao mòn quá nhanh (bao gồm cả hao mòn hữu hình và vô hình).
- Thẩm định khía cạnh nhân lực và tổ chức quản lý: Đây là khía cạnh thường ít được quan tâm khi thẩm định dự án, tuy nhiên do nhận thức được tầm ảnh hưởng của vấn đề nên trong quy trình thẩm định, các cán bộ tín dụng tại đây rất chú trọng để phân tích nhu cầu
hàng - tài chính
nhân lực và trình độ tổ chức quản lý của dự án. Thực tế cho thấy rất nhiều dự án dù tính toán chi phí và hiệu quả kinh tế vẫn thất bại khi thực hiện mà nguyên nhân dẫn đến lại là do trình độ quản lý yếu kém, nhân lực không đủ trình độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
- Thẩm định tài chính dự án : Đây là nội dung lớn, là khía cạnh chính trong quá trình thẩm định dự án, là căn cứ, cơ sở chính để đánh giá hiệu quả của dự án và trên cơ sở đó đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng .
- Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án: Đứng trên góc độ ngân hàng thì hiện nay khía cạnh này vẫn đang còn được phân tích khá hạn chế, chưa có sự quan tâm đúng đắn khi đánh giá các tác động của dự án tới môi trường tự nhiên, môi trường văn hoá, xã hội .