3: Thẩm định lãi suất chiết khấu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Bình- Tỉnh Yên Bái (Trang 54)

- Thẩm định tài sản bảo đảm

2.2.2. 3: Thẩm định lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, là cái giá mà chủ sở hữu vốn đó (nói chung cho cả chủ đầu tư và ngân hàng) phải trả khi đầu tư vào dự án hay nói cách khác đây là suất sinh lời yêu cầu tối thiểu mà dự án phải đạt được. Việc xác định chính xác lãi suất chiết khấu là điều tối quan trọng để đánh giá độ tin cậy của NPV tuy nhiên vấn đề xác định lãi suất chiết khấu của các dự án hiện nay vẫn đang còn khá đơn giản, chủ yếu vẫn dựa trên lãi suât cho vay tức là chỉ xét trên quan điểm của ngân hàng. Đứng trên góc độ doanh nghiệp khi tiến hành xác định lãi suất chiết khấu thường mang tính chủ quan, ước lượng nhiều hơn là đánh giá thực tế, các doanh nghiệp thường lấy mức lãi suất tiền gửi trên thị trường ngân hàng để tính toán.

Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu đó là phân tích rủi ro, khả năng sinh lời của dự án và việc lựa chọn cơ cấu vốn.

Nếu rủi ro của dự án bằng rủi ro của doanh nghiệp thì suất chiết khấu là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, nếu độ rủi ro của dự án cao hơn độ rủi ro của doanh nghiệp thì suất sinh lời tối thiểu của dự án phải cao hơn suất sinh lời của doanh nghiệp.

Để đảm bảo tính chính xác của lãi suất chiết khấu thì các dự án tại ngân NHNo&PTNT Huyện Yên bình luôn được tiến hành thẩm định lại thông qua việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp tự động theo các bước các khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, quy mô, đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính :

Bước 1: Xác định ngành lĩnh vực và cơ cấu doanh thu

Có 4 nhóm ngành, lĩnh vực là Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Công nghiệp, Xây dựng, Dịch vụ. Cơ sở phân loại là dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp đó. Việc xác định ngành, lĩnh vực kinh doanh là cơ sở cho các bước tiếp theo.

Bước 2: Chấm điểm quy mô : Đây là bước xác dịnh loại doanh nghiệp lớn, trung bình hay nhỏ dựa trên tổng điểm của các tiêu chí về vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách

Bước 3 : Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính (nội dung này đã được trình bày ở phần thẩm định nội dung tài chính)

hàng - tài chính

- Các chỉ tiêu vĩ mô liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp : Môi trường kinh doanh, chu kỳ kinh doanh, triển vọng tăng trưởng của ngành, áp lực cạnh tranh, nguồn cung ứng đầu vào.

- Các chỉ tiêu liên quan đến hoạt độnh của doanh nghiệp: Thời gian hoạt độnh, đánh giá về sản phẩm, thị phần, công nghệ, tính ổn định của nguồn nguyên liệu, địa điểm kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, trình độ - tư cách - kinh nghiệm của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

- Uy tín trong quan hệ tín dụng: Trả nợ đúng hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ...

Bước 5 : Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng :Sau khi tổng hợp điểm, phần mềm sẽ tự động tính toán để xếp hạng doanh nghiệp.

Có thể thấy các tiêu chí khi đánh giá doanh nghiệp rất đầy đủ, nó bao gồm tất cả các khía cạnh từ đánh giá các rủi ro tài chính, rủi ro phi tài chính, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Vì vậy đối với từng hạng doanh nghiệp mà có một mức lãi suất cho vay nhất định. 2.2.2.4: Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư

Trong quá trình lập dự án khi quyết định đầu tư khách hàng thường dựa trên kết quả của hệ thống các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR, PI, PP, BP. Tuy nhiên với mong muốn được ngân hàng chấp nhận cho vay vốn nên các con số này thường cố tình được sửa đổi, hơn nữa phương pháp tiến hành còn đơn giản nên việc thẩm định, tính toán lại các chỉ tiêu tài chính là rất quan trọng. Bên cạnh các chỉ tiêu trên thì các dự án tại Ngân hàng No & PTNT huyện Yên Bình hiện nay còn đánh giá thêm một số chỉ tiêu khác như ROE, khả năng trả nợ bình quân để làm công cụ đánh giá thêm độ an toàn của dự án.

2.3. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của NHN0 & PTNT Yên Bình

Trong những năm vừa qua công tác thẩm định dự án tại NHNo & PTNT huyện Yên Bình đã có nhiều tiến bộ, điều này thể hiện rõ ràng qua sự tăng lên của doanh số tín dụng đầu tư và không có tình trạng nợ sấu. Dư nợ tăng lên nhưng vẫn đảm bảo các khoản vay an toàn, có hiệu quả, số dự án thẩm định, số dự án cho vay, doanh số thu lãi hay lợi nhuận đều tăng lên , tín dụng trong lĩnh vực sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Yên Bình .

hàng - tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Bình- Tỉnh Yên Bái (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w