THƯƠNG MẠI MÔI TRƯỜNG XANH
3.4.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ
Thực tế hiện nay là chất lượng môi trường đang tiếp tục bị xấu đi và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống của nhân dân. Ô nhiễm môi trường nước, không khí đang lan rộng, có nơi ở mức độ trầm trọng, không những tại các khu công nghiệp, khu đô thị dân cư đông đúc mà cả ở những vùng nông thôn. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, thiếu sự kiểm
soát. Nguồn nước mặt, nước ngầm nhiều nơi bị suy thoái, cạn kiệt; đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm; biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã gây ra triều cường, lũ, lụt, mưa, bão với cường độ ngày càng lớn, diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Chúng ta chưa bao giờ thấy hiện tượng lượng mưa trong 3 - 4 ngày gần bằng lượng mưa của cả một năm như ở miền Trung nước ta trong năm vừa qua. Hằng năm, chúng ta phải hứng chịu hàng chục cơn bão, mưa lũ làm chết hàng trăm người, gây thiệt hại hàng chục ngàn tỷ đồng. Thành quả xây dựng và phát triển của địa phương trong nhiều năm chỉ sau một đợt thiên tai có thể biến mất nếu không dự báo đúng và có biện pháp ứng phó kịp thời. Những vấn đề nêu trên nếu không có giải pháp cấp thiết, thỏa đáng sẽ là lực cản lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững của đất nước.
Nguyên nhân của tình trạng nêu trên có nhiều, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chính. Tư duy coi trọng tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ bảo vệ môi trường vẫn còn phổ biến; phát triển kinh tế vẫn còn theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên; nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất còn sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh đang gây áp lực lớn lên môi trường. Trong khi đó, thể chế, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vẫn chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, thiếu nhân lực, nhất là ở các địa phương. Đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Khâu tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém, còn thiếu cương quyết và chưa xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Phát triển nhanh, bền vững là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bảo vệ môi trường trong thời gian tới có ý nghĩa sống còn, là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải đổi mới tư duy, đổi mới cách làm và cần những giải pháp mang tính đột phá.
•Cần kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng năng lực nội sinh nhằm sử dụng và phát triển các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế xanh. Vì đây là động lực chủ yếu để thúc đẩy quá trình cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước ta.
•Khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ sạch. Hạn chế đầu tư vào các ngành tiêu hao nhiều năng lượng, không chấp nhận những dự án đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường và các giải pháp đồng bộ
•Cần bổ sung, hoàn thiện các quy định và cơ chế quản lý về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp, làng nghề, các lưu vực sông, môi trường nông thôn, miền núi, biển và hải đảo.Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cần tiếp tục đẩy mạnh, đặc biệt, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước
•Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát triển để góp phần vào việc giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
•Cần có các giáp pháp chính sách tiền tệ hợp lý góp phần làm giảm lạm phát để từ đó góp phần đưa nền kinh tế phát triển một cách bền vững ổn định tránh những biến động bất lợi có thể xảy ra.