Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 3 năm vừa qua tại công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Môi Trường Xanh:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI MÔI TRƯỜNG XANH (Trang 34)

MÔI TRƯỜNG XANH

2.2.1Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 3 năm vừa qua tại công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Môi Trường Xanh:

xuất dịch vụ thương mại Môi Trường Xanh :

2.2.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 3 năm vừa qua tại công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Môi Trường Xanh: công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Môi Trường Xanh:

Việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả sẽ đảm bảo được tính an toàn về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc huy động các nguồn tài trợ, khả năng thanh toán và khắc phục được mọi rủi ro trong kinh doanh. Nghiên cứu vốn lưu động để thấy rõ được cơ cấu nguồn vốn có hợp lý hay không, tình hình phân bổ nguồn vốn lưu động như thế nào, tình trạng các khoản mục trong cơ cấu vốn lưu động ra sao, để phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp mới có thể đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn với doanh nghiệp mình. Đặc biệt với một cơ cấu vốn mà vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao như với Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Môi Trường Xanh là một việc hết sức cần thiết.

Giám đốc Phòng Kinh Doanh Phòng kế toán tài chính Phòng Kỹ Thuật - Công nghệ Phòng Tổ Chức Hành chính Phó giám đốc Phòng kiểm tra giám sát

Trung tâm tư vấn, quan trắc và phân tích môi

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn lưu động

Đơn vị: VNĐ

(Nguồn: BCĐKT các năm 2009-2011)

Dựa vào bảng 1, Vốn lưu động giảm dần qua qua 3 năm 2009, 2010 và 2011.

Năm 2009, Vốn lưu động là 165.323.974.295 đồng. Đến năm 2010, Vốn lưu động giảm 25% xuống còn 124.142.702.238 đồng và tiếp tục giảm còn 102.204.051.293 đồng, giảm 17,7% so với năm 2010.

- Về các khoản tiền và tương đương tiền:

Các khoản tiền và tương đương tiền giảm mạnh cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Năm 2009, tiền và tương đương tiền là 54.986.017.935 đồng, chiếm 33,26% trên tổng vốn lưu động.

Năm 2010, khoản mục tiền và tiền đương tiền chỉ còn 2.974.277.634 đồng, giảm rất mạnh từ hơn 54 tỷ đồng xuống gần 3 tỷ đồng. Tiền và tương đương tiền năm này chỉ chiếm 2,4% tỷ trọng vốn lưu động và còn tiếp tục giảm vào năm 2011.

Năm 2011, tiền và tương đương tiền chỉ còn 2.059.283.107 đồng, chiếm 2,01% tỷ trọng của vốn lưu động.

 Các khoản tiền và tương đương tiền giảm do các nguyên nhân:

 Doanh thu của doanh nghiệp giảm khiến tiền mặt tại quỹ giảm đồng thời các khoảng vay nợ ngắn hạn từ ngân hàng cũng giảm. Việc quỹ tiền mặt giảm mạnh và không có tiền gửi ngân hàng, điều này có thể ảnh hưởng đến các khoản chi trả đột xuất hoặc trả lương cho cán bộ công nhân viên.

 Ngoài ra điều này còn phản ánh một thực trạng của nền kinh tế đang ở trong giai đoạn khó khăn. Nền kinh tế lạm phát cao, lãi suất ngân hàng vì thế cũng tăng lên khiến cho việc vay các khoản ngắn hạn từ ngân hàng cũng trở nên khó khăn. Đó là một trong những yếu tố khiến cho các khoản tiền và tương đương tiền phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh giảm xuống.

- Về các khoản phải thu:

Năm 2009, các khoản phải thu là 42.076.149.571 đồng, chiếm 25,45% tỷ trọng vốn lưu động

Năm 2010, các khoản phải thu tăng lên 63.676.793.974 đồng, tăng thêm gần 20 tỷ đồng so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 51,29% trong tổng vốn lưu động.

Năm 2011, các khoản phải thu có giảm mạnh nhưng vẫn chiếm 41% tỷ trọng vốn lưu động. Khoản phải thu năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng tăng mạnh.

 Doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, điều này có thể doanh nghiệp thay đổi nới lỏng chính sách bán chịu hoặc công tác các khoản phải thu kém. Ngoài ra còn do các doanh nghiệp bạn hàng cũng đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn chung do đó tình trạng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp mình dường như là tất yếu. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn cần phải có những biện pháp, chính sách nhằm đảm bảo cho lượng vốn bị chiếm dụng chỉ ở mức an toàn, hoặc thấp hơn mức an toàn để có thể có đủ lượng vốn lưu động cần thiết đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Nguyên nhân do doanh nghiệp nới lỏng chính sách hay do công tác quản lý các khoản phải thu sẽ được làm rõ tại phân tích vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình ở phần sau. Tuy nhiên khoản phải thu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn lưu động sẽ có ảnh hưởng không tốt nhất định đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Về hàng tồn kho:

Giá trị hàng tồn kho giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng so với tổng vốn lưu động lại tăng qua các năm

Năm 2009, giá trị hàng tồn kho là 62.933.464.134 đồng, chiếm 38,07% tỷ trọng so với vốn lưu động.

Năm 2010, giá trị hàng tồn kho là 49.967.806.695 đồng, giảm 12.965.657.439 đồng so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 40,25% so với vốn lưu động, tăng 2,18% so với năm 2009.

Năm 2011, giá trị hàng tồn kho 41.303.216.399 đồng, chiếm 0,41% tiếp tục giảm 8.664.590.296 đồng và tăng 0,16% tỷ trọng so với năm 2010.

 Lượng hàng tồn kho giảm cho thấy doanh nghiệp đã giảm sản xuất do nền kinh tế đang suy thoái, thị trường không có nhu cầu lớn. Đây là định hướng chính xác của doanh nghiệp, tuy nhiên hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn gây ra nguồn vốn ứ đọng trong doanh nghiệp.

- Về tài sản ngắn hạn khác:

Năm 2009, tài sản lưu động khác của doanh nghiệp là 5.328.342.603 đồng, chiếm 3,22% tổng vốn lưu động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010, chỉ tiêu này là 7.523.824.945 đồng, chiếm 6,06% tổng vốn lưu động

Năm 2011, tài sản lưu động khác của doanh nghiệp là 17.020.730.455 đồng, chiếm 16,65% tổng vốn lưu động

 Sự tăng đột biến của năm 2011 là do chi phí trả trước ngắn hạn của doanh nghiệp tăng mạnh.

 Ta có thể thấy quy mô vốn lưu động của công ty ngày càng giảm chứng tỏ doanh nghiệp đang dần thu hẹp kinh doanh sản xuất.

 Để thấy rõ hơn về tình hình vốn lưu động của doanh nghiệp, ta sẽ phân tích các chỉ tiêu tiếp theo. Trước hết là chỉ tiêu vốn lưu động ròng, chỉ tiêu này phản ánh phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn trong doanh nghiệp. Như vậy, thực chất vốn lưu động ròng là một phần nguồn vốn dài hạn được doanh nghiệp dùng vào việc tài trợ tài sản dài hạn trong doanh nghiệp.

Vốn lưu động ròng được xác định bằng công thức:

VLĐr = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Bảng 2.2: Vốn lưu động ròng qua các năm

Đơn vị: VNĐ

(Nguồn: BCĐKT các năm 2009-2011)

Vốn lưu động ròng các năm 2009, 2010, 2011 đều dương chứng tỏ nguồn vốn dài hạn tài trợ được cho toàn bộ tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn.

Năm 2009, vốn lưu động ròng là 5.765.198.781 đồng. Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp không những tài trợ được cho toàn bộ tài sản dài hạn mà còn tài trợ cho tài sản ngắn hạn 5.765.198.781 đồng.

Năm 2010, vốn lưu động ròng tăng lên 9.028.854.119 đồng, tiếp tục tài trợ cho toàn bộ tài sản dài hạn và tài trợ cho cả tài sản ngắn hạn. Yếu tố làm tăng vốn lưu động ròng là do nguồn vốn dài hạn tăng trong khi đó tài sản dài hạn lại giảm.

Năm 2011 vốn lưu động ròng giảm rất mạnh nhưng vẫn đạt giá trị dương là 150.735.792 đồng. Vốn lưu động ròng năm 2011 giảm là do nguồn vốn dài hạn giảm đồng thời tài sản dài hạn lại tăng.

Trong 3 năm vừa qua, doanh nghiệp đã duy trì được một cơ cấu vốn an toàn, tuy nhiên để có được cơ cấu vốn an toàn này doanh nghiệp đã mất chi phí sử dụng vốn cao hơn.

Đi liền với chỉ tiêu đánh giá Vốn lưu động ròng là chỉ tiêu Nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ ba trong quá trình kinh doanh đó. Nhu cầu vốn lưu động (NCVLĐ) được xác định bằng công thức:

NCVLĐ = Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh.

Bảng 2.3: Nhu cầu vốn lưu động qua các năm

Đơn vị: VNĐ

(Nguồn: BCĐKT qua các năm)

Nhu cầu vốn lưu động năm 2009 là -7.807.573.484 đồng. Tài sản kinh doanh nhỏ hơn nợ kinh doanh chứng tỏ phần vốn chiếm dụng được từ bên

thứ ba của doanh nghiệp nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong kỳ.

Sang đến 2 năm sau, năm 2010 và 2011 nhu cầu vốn lưu động đều đạt giá trị dương.

Năm 2010, nhu cầu vốn lưu động là 58.738.342.821 đồng. Sự tăng đột biến này là do tài sản kinh doanh tăng nhanh và sự giảm mạnh của nợ kinh doanh do phải người mua giảm.

Năm 2011, nhu cầu vốn lưu động có giảm nhưng vẫn giữ được giá trị dương là 32.261.534.313 đồng.

Trong 2 năm này, doanh nghiệp đã phát sinh nhu cầu vốn do một phần tìa sản ngắn hạn cần bên thứ 3 tài trợ. Điều này là do doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn khá lớn và lượng vốn ở hàng tồn kho đang bị ứ đọng.

Kết hợp 2 bảng, bảng 2 và bảng 3, ta tính được Ngân quỹ ròng theo công thức:

NQr = VLĐ r – NCVLĐ

Năm 2009:

NQr = 13.572.772.265 (đồng) >0 NCVLĐ = - 7.807.573.484 (đồng) VLĐr = 5.765.198.781 (đồng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2009, NQr = 13.572.772.265 đồng đạt giá trị dương chứng tỏ doanh nghiệp thừa ngân quỹ dựa trên cơ sở nguồn vốn dài hạn

Năm 2010: NCVLĐ = 58.738.342.821 (đồng) NQr = - 49.709.488.702 (đồng) <0 VLĐr = 9.028.854.119 (đồng)

Năm 2011: NCVLĐ = 32.261.534.313 (đồng) NQr = - 32.110.798.521 (đồng) <0 VLĐr = 150.735.792 (đồng)

Từ sơ đồ trên ta có thể thấy:

Năm 2010, NQr = - 49.709.488.702 đồng đạt giá trị âm Năm 2011, NQr = - 32.110.798.521 đồng đạt giá trị âm

Trong 2 năm 2010 và năm 2011, nhu cầu vốn lưu đông được tài trợ một phần bằng nguồn vốn dài hạn và một phần là vốn tín dụng ngắn hạn.

Bảng 2.4: Cơ cấu tài chính

Đơn vị: VNĐ

(Nguồn: BCĐKT qua các năm 2009-2011)

Tỷ số nợ dài hạn qua 3 năm 2009, 2010 và 2011 của doanh nghiệp đều thấp. Năm 2009, tỷ số nợ dài hạn là 0,25. Năm 2010 tỷ số này giảm xuống còn 0,14. Đến năm 2011, tỷ số nợ dài hạn của doanh nhiệp tăng nhẹ lên mức 0,18.

Có sự giảm về tỷ số nợ dài hạn từ 0,25 năm 2009 xuống còn 0,14 ở năm 2010 là do nợ dài hạn tại năm 2010 giảm mạnh bởi lãi suất cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp tại thời điểm này là quá cao. Nợ dài hạn tại năm 2010 chỉ bằng khoảng 64% so với năm 2019, đồng thời vốn chủ sở hữu tại năm 2010 tại tăng lên khoảng 15% so với năm 2009.

Tỷ suất tự tài trợ TSDH của doanh nghiệp là tương đối tốt. Với tỷ suất tại năm 2009 là 1,07; sau đó năm 2010 tăng lên 1,4. Tuy nhiên đến năm 2011, tỷ suất tự tài trợ TSDH lại giảm xuống còn 0,86.

 Có thể nói, với tỷ số nợ dài hạn qua ba năm như trên, doanh nghiệp không phụ thuộc quá nhiều vào chủ nợ. Đồng thời với tỷ suất tự tài trợ TSDH, trong 2 năm 2009 và 2010, doanh nghiệp đã có năng lực tài chính tốt, năm 2011, năng lực tài chính của doanh nghiệp có giảm sút nhưng vẫn rất gần mức an toàn.

Bảng 2.5: Khả năng thanh toán ngắn hạn

Đơn vị: VNĐ

(Nguồn: BCĐKT các năm 2009-2011)

- Về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán phản ánh mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp ở cả 3 năm đều hơi thấp.

Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn ở năm 2009 là 1,04.

Năm 2010, tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn tăng lên đạt mức 1,08 Năm 2011, tỷ số này giảm xuống là 1.

 Doanh nghiệp có tỷ số thấp như vậy là do, hầu hết tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là nợ dài hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đảm bảo tốt được khả năng thanh toán.

- Về khả năng thanh toán nhanh: phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không tính đến sự chuyển hóa của hàng tồn kho thành tiền.

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2009 ở mức tương đối 0,61. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã cải thiện tình hình trong năm 2010 khi đưa tỷ số này lên 1,03 đạt mức khả năng thanh toán nhanh tốt. Điều này thể hiện sự nỗ lực của công ty.

Song đến năm 2011, tỷ số này không được duy trì mà lại giảm xuống còn 0,43 nhưng đây chưa phải là điều đáng lo ngại về khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.

- Về khả năng thanh toán tức thì: phản ánh ngay tại thời điểm lập báo cáo nếu các khoản nợ ngắn hạn đã đến hạn thanh toán thì doanh nghiệp có thể hoàn trả ngay lập tức bao nhiêu phần trăm nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán tức thì tại năm 2009 là 0,34 ở mức tương đối. Tuy nhiên, sang đến năm 2010, tỷ số này lại giảm mạnh xuống còn 0,03. Điều này là do tại năm 2010, giá trị tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp quá thấp so với năm 2009. Tốc độ giảm của khoản mục tiền và tương đương tiền mạnh hơn so với tốc độ giảm của nợ ngắn hạn.

Năm 2011, tỷ số này tiếp tục giảm xuống còn 0,02 cũng bởi vì lượng tiền và tương đương tiền giảm sút.

 Như vậy, khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp trong ba năm qua nhìn chung ở mức tương đối, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, khả năng thanh toán tức thì của doanh nghiệp trong hai năm 2010 và 2011 là thấp, do đó doanh nghiệp cần cố gắng hết sức để cải thiện tỷ số này được tốt hơn. Vì đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Qua đó mới góp phần thúc đẩy cho doanh nghiệp phát triển một cách ổn định và bền vững.

Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Đơn vị: VNĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: BCĐKT và KQHĐKD các năm từ 2009-2011)

- Về kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để chuyển khoản phải thu thành tiền.

Kỳ thu tiền trung bình tăng qua các năm. Năm 2009, kỳ thu tiền trung bình là 93 ngày. Năm 2010, kỳ thu tiền trung bình tăng lên 104,4 ngày. Lý do kỳ thu tiền trung bình năm 2010 tăng lên là doanh thu thuần năm 2010 giảm đi so với năm 2009 từ 202.939.371.970 đồng xuống còn 182.409.560.378 đồng và khoản phải thu bình quân tăng nhẹ từ không đáng kể so với tốc độ tăng của doanh thu thuần

Năm 2011, kỳ thu tiền trung bình tăng rất mạnh từ 104,4 ngày ở năm 2010 lên đến 345,5 ngày vào năm 2011. Sự tăng quá mạnh này là do: doanh thu thuần mà doanh nghiệp đạt được trong năm 2011 quá thấp so với năm 2010, giảm từ 182.409.560.378 đồng xuống còn 55.006.621.293 đồng, tốc độ giảm của doanh thu thuần nhanh gấp nhiều lần so với tốc độ của khoản phải thu. Điều này khiến kỳ thu tiền trung bình trong năm 2011 quá cao.

Kỳ thu tiền trung bình tăng qua các năm và tăng đột biến vào năm 2011, chứng tỏ doanh nghiệp đang bị bên thứ ba chiếm dụng vốn quá nhiều; trong khi đó số lượng các khoản phải thu bình quân có giảm nhưng không có sự giảm nhanh và mạnh, nên có thể kết luận rằng công tác quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp đang ngày càng kém và yếu dần.

- Về số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này thể hiện khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền để mua nguyên vật liệu cho sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm kể cả thời gian lưu kho là bao nhiêu ngày.

Năm 2009, số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 107,3 ngày và tăng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI MÔI TRƯỜNG XANH (Trang 34)