cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp
- Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đề ra kế hoạch tổ chức huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đó, tránh tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn cho sản xuất. Nếu thừa vốn cần có biện pháp xử lý linh hoạt như đầu tư mở rộng hay cho vay để không làm ứ đọng vốn. Phải khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp đồng thời lựa chọn nguồn trang trải bên ngoài cho hợp lý góp phần giảm chi phí sử dụng vốn tới mức thấp nhất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Quản trị vốn dưới hình thức tồn kho dự trữ: việc quản lý tồn kho dự trữ rất quan trọng, với mức độ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, tồn kho dự trữ thường chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp (15-30%) nên quản lý tốt tồn kho dự trữ sẽ giúp cho việc sử dụng vốn lưu động tiết kiệm, hiệu quả.
Mức tồn kho dự trữ từng loại tài sản thường khác nhau, tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh mà mức tồn kho dự trữ cao thấp khác nhau, nhưng đều chịu ảnh hưởng của những nhân tố như: qui mô sản xuất, khả năng cung ứng của thị trường, giá cả của các loại nguyên vật liệu, đặc điểm công nghệ sản xuất, trình độ quản lý…
Phương pháp quản trị vốn tồn kho dự trữ: phương pháp tổng chi phí tối thiểu, phương pháp tồn kho bằng không… Tài sản tồn kho dự trữ biểu hiện bằng tiền là vốn tồn kho dự trữ, để tiêt kiệm vốn và sử dụng có hiệu quả, DN phải sử dụng phương pháp quản trị sao cho phù hợp.
- Quản trị vốn tiền mặt: nhiệm vụ vốn quản trị bằng tiền mặt là phải bảo đảm cho doanh nghiệp có đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi tiêu thường xuyên, tối ưu hóa số ngân quỹ hiên có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hóa việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời.
Nội dung cơ bản của quản trị vốn tiền mặt là: xác định mức tồn quĩ tối thiểu giúp doanh nghiệp tránh rủi ro do không thanh toán ngay, mất khả năng mua chịu của nhà cung cấp.
Người ta xác định mức tồn quỹ tối thiểu bằng cách lấy mức xuất quỹ trung bình hàng ngày nhân với số lượng ngày dự trữ tồn quỹ.
Dự đoán và quản lý các nguồn nhập, xuất ngân quỹ. Trên cơ sơ so sánh các nguồn nhập và các nguồn xuất quỹ đơn vị có thể thấy được mức dư hay thâm hụt ngân quỹ, từ đó có biện pháp phù hợp để cân bằng thu chi.
- Quản trị các khoản phải thu, phải trả:
+ Quản trị các khoản phải thu: Để giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi nợ, hạn chế được rủi ro và những chi phí không cần thiết, các doanh nghiệp cần quan tâm tới một số biện pháp như mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu, thường xuyên đôn đốc để thu hồi nợ đúng hạn, có biện pháp phòng ngừa rủi ro (yêu cầu đặt cọc hoặc ứng trước một phần đơn giá hàng…), có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng, hợp đồng mua bán chịu phải chặt chẽ phân loại các khoản nợ quá hạn để thu hồi và có biện pháp xử lí.
+ Quản trị các khoản phải trả: ngoài việc duy trì một lượng vốn tiền tệ thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thanh toán, cần phải thanh toán các khoản phải trả một cách chính xác, an toàn và nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán, lựa chọn các hình thức thanh toán thích hợp, an toàn và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp.
- Tăng cường phát huy chức năng giám đốc của tài chính trong việc sử dụng tiền vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng ở tất cả các khâu dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Tùy từng điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà các nhà quản trị doanh nghiệp tìm ra được các biện pháp cụ thể, thích hợp đối với doanh nghiệp của mình nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.