2.1. Hình dạng và cấu trúc
Tiểu cầu là các mảnh tế bào nhỏ do đó hình dáng không nhất định (tròn, sao, que, bầu dục…), không nhân, đường kính từ 2-4µm và thể tích khoảng 5,8fl.
Dưới kính hiển vi điện tử, tiểu cầu có một siêu cấu trúc phức tạp gồm 4 vùng:
- Vùng ngoại vi: chính là màng tế bào có nhiều tính chất quan trọng: + Lớp áo glycocalyx của màng tiểu cầu hấp thu nhiều ion hóa trị 2 và một số yếu tố đông máu nên được gọi là lớp khí quyển bao quanh tiểu cầu. Lớp khí quyển này đóng vai trò quan trọng trong cầm máu.
+ Các glycoprotein (GP) trên màng tiểu cầu cũng thực hiện nhiều chức năng quan trọng mà đặc biệt là GPIb/IX và GPIIb/IIIa.
- Vùng sol-gel dưới màng: nằm ngay bên dưới màng tiểu cầu gồm hệ thống các vi sợi, vi ống. Vùng này tạo nên bộ khung nâng đỡ duy trì hình dạng của tiểu cầu, đồng thời tham gia vào hiện tượng co thắt tạo chân giả khi tiểu cầu bị kích thích.
- Vùng tiểu thể (vùng bào quan): gồm các hạt có đường kính từ 0,2- 0,3µm.
+ Các hạt đậm: chứa các chất hoạt hóa tiểu cầu Ca++, ADP, ATP và serotonin.
tiểu cầu như yếu tố IV tiểu cầu, các glycoprotein kết dính, các chất ức chế sự phân hủy fibrin …
+ Các hạt alpha type II (2-10/tiểu cầu): chứa các enzym lysosom như N-acetylglucominidase, N-glucuronidase và N-galactosidase.
- Hệ thống liên kết màng:
+ Hệ thống ống dẫn đậm đặc: là lưới nội bào tương đóng vai trò dự trữ Ca++, đồng thời là nơi tổng hợp cyclo-oxygenase và prostaglandin của tiểu cầu.
+ Hệ thống ống dẫn bề mặt: là những chỗ lõm vào trong của màng bào tương tế bào làm tăng diện tích tiếp xúc của tiểu cầu và làm cho tiểu cầu có tính chất xốp. Hệ thống này có vai trò trong việc thu nhận các chất trong huyết tương và giải phóng các chất chứa trong các hạt.
2.2. Số lượng và đời sống tiểu cầu
Sau khi rời khỏi tủy xương, khoảng 1/3 số lượng tiểu cầu được lưu giữ ở lách và 2/3 còn lại lưu hành trong máu ngoại vi.
Số lượng tiểu cầu bình thường trong máu ngoại vi là khoảng 150.000- 400.000/mm3 máu. Đời sống tiểu cầu trong tuần hoàn kéo dài từ 8-12 ngày. Bình thường mỗi ngày có khoảng 75.000 tiểu cầu mới được tạo ra, như vậy các tiểu cầu trong máu sẽ được đổi mới hoàn toàn trong vòng 4 ngày. Tiểu cầu già bị phá hủy trong các tổ chức liên võng, chủ yếu trong lách, ít hơn trong gan và tủy xương.
2.3. Các đặc tính của tiểu cầu
- Khả năng hấp phụ và vận chuyển các chất: là khả năng tiểu cầu hấp phụ các chất trong huyết tương để tạo ra một lớp khí quyển bao xung quanh. Nhờ khả năng này các chất thiết yếu cho quá trình cầm máu nói chung và đông máu nói riêng được vận chuyển đến những nơi cần thiết.
- Khả năng kết dính: là khả năng tiểu cầu kết dính vào lớp dưới nội mạc mạch máu đặc biệt là các sợi collagen. Bình thường sự kết dính không xảy ra do lớp nội mạc mạch máu che phủ lớp dưới nội mạc.
- Khả năng ngưng tập: là khả năng các tiểu cầu gắn kết lẫn nhau tạo nên nút chặn tiểu cầu. Bình thường các tiểu cầu được giữ để không ngưng tập trong máu nhờ năng lượng từ ATP. Hiện tượng ngưng tập có thể xảy ra khi xuất hiện nhiều ADP ngoại lai hoặc thromboxan A2.
cầu thay đổi hình dạng và bài xuất ra các chất sau khi được hoạt hóa.