Phân tích các chỉ tiêu về luân chuyển vốn

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần mía đường Đăk Nông (Trang 36)

15. Lợi nhuận sau thuế 103 0.23 3,248 3.99 103 3,145 3053

3.5.2. Phân tích các chỉ tiêu về luân chuyển vốn

Phân tích chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho Bảng 3.11: Chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1.Hàng tồn kho 5,485 9,357 19,946

2.Giá vốn hàng bán trong kỳ 38,811 35,675 74,467

3.Hàng tồn kho bình quân 11,596 11,596 11,596

4.Vòng quay hàng tồn kho ( 1/ 3) 3.35 3.08 6.42

Như ta thấy trong giai đoạn 2005 – 2006 vòng quay hàng tồn kho của năm 2005 là 3.35 vòng/kỳ và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là 107,46 ngày /vòng, như vậy việc luân chuyển hàng tồn kho trong năm của doanh nghiệp là tương đối ổn định nhưng chưa thật sự hiệu quả, có thể trong năm nguyên liệu còn hạn chế làm chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu, không đáp ứng được nhu cầu thị trường dẫn đến sản phẩm khó tiêu thụ.

Bảng 3.11: Chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho

Sang năm 2006, lượng hàng tồn kho tăng hơn so với năm 2005 và đạt một lượng là 9,357 triệu đồng, như vậy hàng tồn kho tăng nhanh làm cho việc tiêu thụ sản phẩm có phần giảm sút, có thể đây là hậu quả của việc chuyển đổi công ty sang công ty cổ phần, đây là giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi có thể công ty chưa nắm vững được quy luật vận động cũng như cơ chế sản xuất, đồng thời năm 2006 nền kinh tế lạm phát làm cho giá cả thị trường tăng cao nhưng ngược lại giá đường lại không tăng, đây là khó khăn trong công tác mở rộng vùng nguyên liệu cho công ty để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm đạt yêu cầu thị trường, dẫn đến lượng hàng tiêu thụ được có hạn chế. Thể hiện rõ ở số liệu sau: trong năm 2006 vòng quay hàng tồn kho là 3.08 vòng/ kỳ và kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 116,88 ngày /vòng. Đây là dấu hiệu không tốt về tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2006.

Đến năm 2007 thì lượng hàng tồn kho lại tiếp tục tăng mạnh, tuy nhiên trong năm này vòng quay hàng tồn kho tăng lên, đồng thời kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm, thể hiện tình hình khả quan hơn trong công tác tiêu thụ sản phẩm,

có thể trong năm 2007 công ty đã dần thích nghi với quy cách làm việc mới đồng thời tích cực hơn trong công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phân tích chỉ tiêu nợ phải thu Bảng 3.12: Chỉ tiêu nợ phải thu

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1.Doanh thu thuần 40,164 45,605 81,415

2.Các khoản phải thu 20,469 14,373 15,819

3.Số vòng quay nợ phải thu (1/2) 1.96 3.17 5.15

4.Kỳ thu tiền bình quân (360/3) 183.67 113.56 69.90

Hệ số quay vòng các khoản phải thu thể hiện quan hệ giữa doanh thu thuần với các khoản phải thu của khách hàng. Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của công ty. Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của khách hàng nhanh.

Đồ thị 3.12: Chỉ tiêu nợ phải thu

Giai đoạn năm 2005 – 2006 và giai đoạn 2006 – 2007 là giai đoạn kỳ thu tiền bình quân của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm còn vòng quay nợ phải thu lại tăng lên, cụ thể là năm 2005 kỳ thu tiền bình quân là 183.67 ngày, số vòng quay nợ phải thu là 1.96 vòng và đạt 3.17 vòng trong năm 2006 với kỳ thu tiền bình quân trong năm là 113.56 ngày. Sang năm 2007 vòng quay nợ phải thu là 5.15 vòng và kỳ thu tiền bình quân là 69.90 ngày.

Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ vì hệ số này quá cao đồng nghĩa với kì hạn thanh toán ngắn, không hấp dẫn khách hàng.

Phân tích chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định Bảng 3.13:Chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định

Đ Qua số liệu cụ thể cho thấy, số vòng quay tài sản cố định của công ty tăng dần theo năm, đồng thời kỳ luân chuyển tài sản cố định lại giảm xuống theo từng năm, thể hiện được tình hình khả quan của công ty trong công tác luân chuyển tài sản cố định, cụ thể: năm 2005 số vòng quay tài sản cố định của công ty là 0.56 vòng, đồng thời kỳ luân chuyển là 642.86 ngày, năm 2006 số vòng quay tài sản cố định của công ty càng có hiệu quả hơn và đạt 0.64 vòng và kỳ luân chuyển tài sản cố định là 562.5 ngày

Đồ thị 3.13:Chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định

Có thể nói năm 2005, công ty có thể tạo ra được 0.56 đồng doanh thu trên một đồng tài sản cố định. Tuy nhiên đây cũng không phải là một con số khả quan cho tình hình của công ty. Qua năm 2006, vòng quay tài sản cố định của công ty là 0.64 vòng, như vậy, năm 2006 tình hình kinh doanh của công ty có

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1. Tổng doanh thu thuần trong kỳ 40,164 45,605 81,415

2. Tài sản cố định 76,593 70,954 67,366

3. Tài sản số định bình quân trong kỳ 71,638 71,638 71,638

4. Số vòng quay tài sản cố định 0.56 0.64 1.14

xu hướng đi lên, trên một đồng tài sản cố định công ty đã tạo ra được 0.64 đồng doanh thu

Qua năm 2007 số vòng quay tài sản cố định tiếp tục được tăng lên, kỳ luân chuyển tài sản cố định tiếp tục giảm, trên một đồng tài sản cố định công ty tạo ra 1.14 đồng doanh thu, tình hình này thể hiện được sự hiệu quả trong công tác quản lý tài sản cố định của công ty qua 3 năm 2005 – 2006 – 2007.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là sự tăng nhanh của tổng doanh thu qua 3 năm so với tài sản cố định bình quân. Tình hình trên thể hiện sự đúng đắn trong quyết định cổ phần hoá công ty, chuyển đổi hoàn toàn công tác quản lý cũng như công tác điều hành sản xuất kinh doanh

Phân tích chỉ tiêu luân chuyển tài sản Bảng 3.14:Chỉ tiêu luân chuyển tổng tài sản

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1.Tổng doanh thu thuần trong kỳ 40,165 45,605 81,415 2.Giá trị tổng tài sản 125,605 117,510 119,636 3.Giá trị tài sản bình quân trong kỳ 120,917 120,917 120,917

4.Số vòng quay tổng tài sản 0.33 0.38 0.67

5.Kỳ luân chuyển tài sản(360/4) 1090.91 947.37 537.31 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua những số liệu về các khoản thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, tỷ suất lợi nhuận…và còn thể hiện rõ qua các số liệu về tình hình luân chuyển tổng tài sản, luân chuyển vốn chủ sở hữu…

Qua số liệu về kỳ luân chuyển tổng tài sản, thể hiện tình hình tài chính cũng như thể hiện rõ tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Mía Đường Đăknông. Như ta thấy, vòng quay tài tổng tài sản tăng dần qua các năm đồng thời kỳ luân chuyển tổng tài sản lại giảm dần qua các năm, như vậy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có phát triển, thể hiện sự hiểu quả trong công tác quản lý tài sản cũng như đưa ra các phương án kinh doanh phù hợp với thị trường, phù hợp với tình hình của công ty lúc bấy giờ. Cụ thể tình hình như sau: năm 2005 số vòng quay tổng tài sản của công ty là 0.33 vòng và kỳ luân chuyển tổng tài sản là 1,090.91ngày. Năm 2006 vòng quay tổng tài sản là 0.38 vòng và kỳ luân chuyển tổng tài sản là 947.37 ngày. Năm 2007 vòng quay tổng tài sản là 0.67 vòng và kỳ luân chuyển tổng tài sản là 537.31 ngày.

Phân tích chỉ tiêu luân chuyển vốn chủ sở hữu Bảng 3.15:Chỉ tiêu luân chuyển vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1.Tổng doanh thu 40,164 45,605 81,415

2.Vốn chủ sở hữu 5,954 8,137 11,263

3.Vốn chủ sở hữu bình quân 8451.33 8,451.33 8,451.33

4.Vòng quay vốn chủ sở hữu(1/3) 4.75 5.40 9.63

5.Kỳ luân chuyển vốn chủ sở hữu(360/4) 75.79 66.67 37.38

Bảng 3.15:Chỉ tiêu luân chuyển vốn chủ sở hữu

Ta thấy tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng đi lên, vòng quay vốn chủ sở hữu năm 2005 là 4.75 vòng, kỳ luân chuyển vốn chủ sở hữu là 75.79 ngày, năm 2006 vòng quay vốn chủ sở hữu là 5.40 vòng, kỳ luân chuyển vốn chủ là 66.67 ngày và năm 2007 vòng quay vốn chủ sở hữu tăng lên

9.63 vòng đồng thời kỳ luân chuyển vốn chủ sở hữu giảm xuống 37.38 ngày. Như vậy, qua chỉ tiêu luân chuyển vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng ổn định và phát triển vốn của công ty qua các năm rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần mía đường Đăk Nông (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w