Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần ô tô ASC

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần ô tô ASC (Trang 48)

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

2.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần ô tô ASC

chiến lược quản lý TSNH theo trường phái thận trọng. TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp. Thực tế, TSNH luôn chiếm tới hơn 99% tổng tài sản của công ty, tỷ lệ này không giảm mà còn tăng qua từng năm. Năm 2012, quy mô TSNH của doanh nghiệp tăng nhanh so với năm 2011, mức tăng 20,7 % tương đương 9.783.983.286 đồng đẩy tỷ lệ TSNH tăng thêm 6,9% lên thành 99,7%. Sang năm 2013, trong khi quy mô TSDH không có sự biến động thì TSNH cũng chỉ tăng 2.42 .496.943 đồng tương đương tăng 4,27% so với năm 2012 khiến tỉ lệ TSNH trên tổng tài sản tăng 0,01%.

Khi nhà quản lý áp dụng chiến lược quản lý tài sản thận trọng đồng nghĩa là doanh nghiệp sẽ luôn có đủ nguồn lực về tiền và hàng hóa để trao đổi với khách hàng nhằm trả những khoản nợ ngắn hạn phát sinh đột xuất. Nói cách khác là khả năng thanh toán luôn được đảm bảo. Hơn nữa, mức độ rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải ít hơn so với duy trì tài sản theo trường phái cấp tiến. Tuy vậy, cũng phát sinh một số hạn chế khi theo đuổi chính sách này. Thời gian quay vòng tiền sẽ tăng do khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho tăng nên vòng quay của hai khoản này tăng. Chính sách thận trọng sẽ kéo dài chu kỳ kinh doanh dẫn tới kéo dài vòng quay tiền. Doanh nghiệp sẽ cần có chiến lược quản lý tài sản ngắn hạn sao cho hiệu quả và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần ô tô ASC ô tô ASC

2.3.2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp tình hình kinh doanh chung

Khả năng quản lý tài sản

Biểu đồ 2.4 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

110,499 98,504 105,918 98,504 105,918 47,548 57,030 59,458 2.32 1.73 1.78 0 0.5 1 1.5 2 2.5 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000

Năm 2 11 Năm 2 12 Năm 2 13

Lần Triệu VND

49

Nhìn vào biểu đồ 2.4 có thể thấy được hiệu suất sử dụng tài sản đang có xu hướng giảm. Bên cạnh đó trong khi tổng tài sản lại đang có xu hướng tăng thì doanh thu thuần lại tăng giảm theo dạng hình sin. Điều này cho thấy rằng việc sử dụng tài sản của công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 2011 - 2012: Năm 2011 hiệu suất sử dụng của tổng tài sản là 2,32 lần, sang năm 2012 là 1,73 lần, giảm 0,59 lần. Ở đây có thể hiểu rằng một đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh thì thu được 2,32 đồng doanh thu thuần vào năm 2011 và 1,73 đồng doanh thu thuần vào năm 2012. Chỉ số này giảm do tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2012 (10,86%) thấp hơn tốc độ tăng của bình quân tài sản (19,94%). Tuy việc đầu tư của tài sản vào doanh thu thuần giảm nhưng tỷ lệ này vẫn đạt ở mức chấp nhận được.

Giai đoạn 2012 - 2013: Việc tiếp tục đầu tư vào tài sản tăng tới 4,26% trong khi doanh thu thuần lại tăng lên 105.91 .417269 đồng nên hiệu suất sử dụng tài sản tăng lên 0,05 lần giữ ở 1,78 lần. Tức là năm 2013, một đồng tài sản bỏ ra đầu tư cho thu được 1,78 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do trong năm 2013, công ty vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh và doanh thu vẫn tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần là 7,53% lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản là 4,26%. Điều này chính là nguyên nhân làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản tăng trong năm.

Khả năng quản lý nguồn vốn

Bảng 2.5 Chỉ tiêu khả năng quản lý nguồn vốn

Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0,74 0,76 0,77 0,02 0,01 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2,84 3,14 3,37 0,3 0,23

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) Hệ số nợ (Tỷ số nợ trên tổng tài sản): Hệ số nợ cho biết được khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Thông qua bảng trên ta thấy trong chiều hướng ra tăng trong ba năm gần đây. Cứ 1 đồng đầu tư cho tài sản của công ty năm 2011 thì trong đó có tới 0,74 đồng là huy động từ nguồn vốn vay. Sang năm 2012 và năm 2013 thì tỷ số này dừng lại ở mức 0,76 và 0,77 đồng. Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh, làm tăng mức độ rủi ro của công ty lên cao hơn. Tuy có tăng nhưng cũng chỉ tăng nhẹ 0,01 đến 0,02 lần cho biết chính sách quản lý nguồn vốn

không thay đổi nhiều. Dù làm tăng mức độ rủi ro, nhưng tỷ số này vẫn ở mức an toàn, qua đó Công ty tận dụng được nguồn lực bên ngoài phục vụ lợi ích của doanh nghiệp.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay. Đây là một chỉ tiêu tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Ta thấy từ năm 2011 đến năm 2013, tỷ số này liên tục tăng lên cho thấy doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Năm 2012, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 3,14 lần so với năm 2011 con số này chỉ ở mức 2,84 lần. Sang năm 2013 chỉ số này tiếp tục tăng thêm 0,23 đơn vị dừng lại ở 3,37 lần. Mặc dù công ty ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào vốn vay nhưng mặt khác điều đó cũng chứng tỏ công ty biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.

Khả năng thanh toán

Bảng 2.6 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,34 1,314 1,29 (0,026) (0,024) Khả năng thanh toán nhanh 0,61 0,611 0,52 0,001 (0,091) Khả năng thanh toán tức thời 0,027 0,069 0,052 0,042 (0,017) Khả năng thanh toán lãi vay 0,059 0,075 (0,027) 0,016 (0,102)

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

Có thể thấy từ năm 2011 đến năm 2013, hệ số này đều lớn hơn 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn là cho biết khả năng bù đắp các khoản nợ ngắn hạn của Công ty bằng TSNH. Cụ thể 1 đồng nợ ngắn hạn được sẽ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH. Cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong giai đoạn này là tương đối tốt. Công ty hoàn toàn có đủ khả năng tài chính để chi trả các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Năm 2012, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 1,314 đồng TNNH. So với năm 2011 hệ số giữ ở mức 1,34 tức giảm 0,026 lần. Sang đến năm 2013 tiếp tục giảm thêm 0,024 lần so với năm 2012. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là sự biến động không quá lớn giữa tài sản ngắn hạn và nợ phải trả. Cụ thể trong năm 2012 tốc độ tăng TSNH trong năm là

51

20,78% thấp hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 22,9 %. Không thay đổi nhiều, sự gia tăng của TSNH là 4,27% tiếp tục thấp hơn sự gia tăng của nợ ngắn hạn là 5,97% trong năm 2013 kéo theo hệ số này tiếp tục giảm. Trong ba năm, hệ số khả năng thanh toán của Công ty tuy giảm liên tục nhưng không nhiều. Giá trị giảm thấp nên vẫn giữ cho hệ số duy trì ở mức >1. Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty luôn được duy trì tốt, tạo cơ sở tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh mang tính thanh khoản cao hơn khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, do đã loại bỏ hàng tồn có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi tức thời các khoản tương đương tiền, các khoản thu và tài sản lưu động khác thành tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn. Có thể thấy trong 3 năm hệ số này giảm nhưng không liên tục luôn thấp ở mức <1. Cụ thể năm 2011, chỉ tiêu này chỉ ở 0,61 lần tức là một đồng nợ ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo thanh toán bởi 0,61 đồng tài sản ngắn hạn có thời gian chuyển đổi nhanh. Sang năm 2012, hệ số này tăng thêm không đáng kể 0,001 lần giữ chỉ số này ở mức 0,611. Do lượng hàng tồn kho tăng ở mức 18,73%% là nguyên nhân chính làm tổng tài sản ngắn hạn tăng mạnh 20,78% cùng với nợ ngắn hạn cũng tăng thêm 22,94% so với năm 2011. Sang đến năm 2013, hệ số thanh toán nhanh bỗng giảm xuống còn 0,52 lần, giảm 0,091 lần so với năm 2012. Nguyên nhân có sự sụt giảm này là do hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho giảm mạnh cùng với tốc độ tăng của hàng tồn kho lớn hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn (16,99 % > 4,27 %) trong khi mức tăng của nợ ngắn hạn chỉ ở mức 5,79%. Khác với hệ số trên hệ số này cho thấy khả năng sẵn sàng thanh toán của công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn khá kém. Chỉ tiêu này giảm đi rất nhiều so với chỉ tiêu trên do hàng tồn kho được dự trữ rất lớn, lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn, điều này phù hợp với đặc điểm ngành nghề của công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần có những chính sách thay đổi cho phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty. Qua bảng số liệu có thể thấy, so với các chỉ tiêu trên chỉ tiêu này là nhỏ nhất và nhỏ hơn 1 rất nhiều lần. Do đó Công ty không thể thanh toán ngay lập tức các nghĩa vụ nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Cụ thể, năm 2012 hệ số này là 0,069 lần tăng 0,042 lần so với năm 2011 (năm 2011 là 0,027 lần. Năm 2013 thì hệ số này là 0,52 giảm 0,091 lần. Chỉ tiêu này chỉ phản ánh một phần của tính thanh khoản và không phải càng lớn càng tốt vì chi phí của việc giữ nhiều tiền mặt làm mất đi nhiều cơ hội với doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong mỗi kì có thể đảm bảo thanh toán được bao nhiêu so với tổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ. Thông qua bảng 2.5, từ năm 2011 đến năm 2013, hệ số khả năng thanh toán lãi vay của Công ty luôn ở mức thấp <1 nhiều lần. Nguyên nhân là do từ năm 2011 đến năm 2013, chi phí lãi vay luôn là một gánh nặng đối với Công ty. Cụ thể năm 2012, chi phí lãi vay là là 6.062.600.675 đồng tăng 194.435.119 đồng tương ứng tăng 3,31% so với năm 2011 là 5. 6 .165.556 đồng. Sang đến năm 2013, chi phí lãi vay có giảm tuy nhiên vẫn ở mức cao là 5. 03.364.030 đồng. Vì đặc thù của loại hình kinh doanh của Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên trong khoảng thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu vốn mua trang thiết bị, phụ tùng ô tô, Công ty đi vay ngắn hạn để bù đắp. Cộng với năm 2013 do lợi nhuận trước thuế âm đã làm cho khả năng thanh toán lãi vay của công ty mang dấu âm. Có thể thấy, trong giai đoạn này khả năng quản lý của Công ty còn yếu, chi phí lãi vay cao dẫn đến nhiều rủi ro trong thanh toán. Vì vậy, Công ty nên hạn chế tối đa các khoản vay tín dụng, tận dụng tốt nguồn lực hiện có của công ty nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khả năng sinh lời

Biểu đồ 2.5 Chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của Công ty giai đoạn 2011 - 2013

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

0.26% 0.38% -0.15% 0.60% 0.66% -0.26% 2.32% 2.72% -1.15% -2.00% -1.00% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 2011 2012 2013

53

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

Qua biểu đồ 2.5, ta thấy ROS cao nhất là trong năm 2012 là 0,3 %, sang năm 2013 là -0,15% do lợi nhuận ròng âm. Trong năm 2012 ROS là 0,3 % tăng 0,12% so với năm 2011có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ đem lại 0,3 đồng lợi nhuận ròng cho Công ty. Nguyên nhân do trong năm 2012, doanh thu thuần tuy có giảm 10,86% còn 98.504.526.382 đồng do việc kinh doanh khó khăn nhưng giá vốn và các chi phí giảm nhiều hơn làm cho lợi nhuận ròng của Công ty tăng lên là 7.130.171 đồng tương ứng tăng 30,39% so với năm 2011_ROS đạt ở mức 0,26%.

Sang đến năm 2013, đây là giai đoạn giảm của ROS. Doanh thu thuần tăng 7,53% so với năm 2012 nhưng cùng với đó tốc độ tăng chi phí như giá vốn hàng bán tăng .565.585.645 đồng tương ứng tăng 9,88%. Ngoài ra các khoản lợi nhuận khác đem lại đều giảm mạnh, chính điều đó đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của Công ty. Kết quả lợi nhuận sau thuế âm và ROS cũng mang dấu âm. Với 100 đồng doanh thu thuần Công ty không tạo ra được bất kỳ đồng lợi nhuận nào. Do đó nhà quản trị cần có những biện pháp quản lý tốt hơn nhằm xử lý vấn đề còn tồn tại đem lại lợi nhuận cho Công ty.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản cũng có những thay đổi tương tự như tỉ suất sinh lời trên doanh thu. Năm 2011 ROA là 0,6% có nghĩa là cứ 100 đồng đầu tư cho tài sản sẽ mang lại 0,6 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, ROA tăng 0,06% so với năm 2011 duy trì ở mức tăng là 0,66%. Nguyên nhân là do trong năm 2012, tốc độ tăng lợi nhuận ròng là 30,39% lớn hơn so với tốc độ tăng của tài sản tăng là 19,94%. Có thể thấy Công ty quản lý tài sản trong năm này khá là tốt, mang lại hiệu quả cao, tạo điều kiện rộng mạng lưới kinh doanh.

Sang đến năm 2013 thì ROA này có sự sụt giảm và mang dấu âm. Điều này cũng dễ hiểu vì trong năm 2013 lợi nhuận đạt được mang dấu âm, Công ty làm ăn thua lỗ. Có thể thấy công tác quản lý không tốt, việc tiết giảm chi phí chưa thực sự hiệu quả, khả năng phát huy tối đa lợi ích từ tài sản mang lại kém. Vì vậy, cần gấp những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tránh lãng phí.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Từ biểu đồ 2.5, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2011-2013, ROE cao nhất là trong năm 2012 và thấp nhất là năm 2013.

Năm 2012 ROE tăng 0,4% so với năm 2011 đạt ở mức 2,72%. Có nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì Công ty chỉ thu về 2,72 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2013 tỷ suất này quay đầu giảm mạnh xuống còn -1,15% (giảm 3,87%). Nguyên nhân của việc giảm đột ngột này là do năm 2013 lợi nhuận sau thuế giảm 141,85% nhanh

hơn tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu là 1,14% nên đã làm tỉ suất này giảm mạnh. Còn so với năm 2011, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 11,41%, nhưng lợi nhuận sau thuế cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ là 30,39% dẫn đến ROE tăng. Nếu sự suy giảm của lợi nhuận sau thuế vẫn còn tiếp diễn chắc hẳn nhà đầu tư sẽ không mặn mà trong việc góp thêm vốn do đó Công ty cần có những biện pháp quản lý tốt hơn nữa.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần ô tô ASC (Trang 48)