Căn cứ số liệu trên bảng cân đối kế toán ta lập: Bảng phân tích tình hình thanh toán của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 năm 2011:
Bảng 06: Phân tích tình hình thanh toán của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 – Năm 2011
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ
Số tiền % Số tiền %
A. Các khoản phải thu 107.321.016.471 100 159.756.247.076 100 I. Các khoản phải thu ngắn
hạn
107.317.416.471 99.99 158.861.299.476 99,44
1. Phải thu của khách 97.270.055.520 91,2 132.927.576.126 83,21
2. Trả trước cho người bán 6.456.596.580 6,1 8.707.623.587 5,45
3. Các khoản phải thu khác 17.241.324.093 16,24 30.546.677.485 19,18
4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
(13.320.577.722) (0,12) (13.320.577.722) (8,34 ) II. Các khoản phải thu dài hạn 3.600.000 0,01 894.947.600 0,56
1. Phải thu dài hạn khác 3.600.000 0,01 894.947.600 0,56 B. Các khoản phải trả 291.603.500.506 100 371.799.260.043 100 I. Nợ ngắn hạn 205.533.538.327 70,48 253.927.282.697 68,3
1. Vay và nợ ngắn hạn 43.938.018.064 15,07 33.481.952.863 9
2. Phải trả ngưòi bán 62.678.565.098 21,49 73.663.307.515 19,81
3. Người mua trả tiền trước 55.674.418.401 19,09 55.348.580.814 14,89
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
9.579.813.965 3,29 16.396.263.742 4,41
5. Phải trả công nhân viên 13.469.540.234 4,62 12.301.096.990 3,31
6. Chí phí phải trả 3.269.068.572 1,12 3.059.417.965 0,82
7. Các khoản phải trả phải nộp khác
16.428.520.691 5,63 59.256.858.898 15,94
8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 495.593.302 0,17 419.803.910 0,11 II. Nợ dài hạn 86.069.962.179 29,52 117.871.977.346 31,7
4. Vay và nợ dài hạn 85.907.108.823 29,46 117.547.568.936 31,62
6. Dự phòng trợ cấp mất việc 162.853.356 5,58 324.408.410 0,09
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty cổ phần Sông Đà 12)
2.6.7.1. Phân tích tình hình công nợ.
a) Đối với các khoản phải thu.
Qua bảng phân tích thấy rằng vào cuối năm các khoản phải thu tăng: phải thu ngắn hạn tăng 51.543.883.005 đồng. Điều này chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn khá lớn từ bên ngoài. Bên cạnh những khoản trả trước cho người bán và phải thu khác tăng lên là một dấu hiệu đáng lo, vì công ty chưa cố gắng hạn chế được khoản bị chiếm dụng,chưa đôn đốc thu hồi các khoản nợ của khách hàng.
Tỷ trọng các khoản phải thu so với
vốn lưu động =
Các khoản phải thu Tài sản ngắn hạn
Đầu năm = 107.317.416.471 x100 = 42,08%
255.017.252.887
Cuối kỳ = 158.861.299.476 x 100 = 53,5%
296.951.746.683 Tỷ trọng các khoản phải thu so
với số tiền phải trả =
Tổng các khoản phải thu x 100 Tổng các khoản phải trả
Đầu năm = 107.317.416.471 x100 = 36,80%
291.603.500.506
Cuối kỳ = 158.861.299.476371.799.260.043 x 100 =42,73%
Kết quả trên cho thấy công ty đang bị chiếm dụng nhiều hơn đi chiếm dụng. Công ty chưa cố gắng thu hồi các khoản phải thu. Cụ thể là so với đầu năm, vào cuối kỳ khoản phải thu tăng 13,42% so với tài sản ngắn hạn (53,5% - 40,08%) và tăng 5,93% so với các khoản phải trả (42,73% – 36,8%). Điều này chứng tỏ công ty chưa tích cực thu hồi nợ dẫn tới tình trạng gây ứ đọng vốn. Để đánh giá chính xác tình hình này chúng ta xét tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền qua chỉ tiêu:
Vòng quay các
khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Bình quân các khoản phải thu Năm 2010 = 210.949.401.408 = 5,98 35.304.477.140 = 201.178.672.976 = 4,93
Năm 2011
40.811.512.187
Hệ số vòng quay của khoản phải thu năm 2011 thấp hơn năm 2010 chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu kém hơn năm 2010.
b) Đối với các khoản phải trả
So với đầu năm các khoản phải trả tăng 80.195.759.537đ vào cuối năm chứng tỏ trong năm 2011 công ty tiếp tục đi chiếm vốn bên ngoài để đảm bảo nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó vay dài hạn tăng khá lớn do huy động tiền của cán bộ công nhân viên trong việc góp vốn xây chung cư và mua cổ phần công ty một cách hợp lý. Các khoản phải thu phải nộp khác bị tăng chứng tỏ công ty luôn cố gắng huy động bằng các nguồn khác nhau.
Bên cạnh đó khoản phải trả người bán tăng chứng tỏ mặc dù luôn thiếu vốn nhưng công ty luôn cố gắng thực hiện tốt nghĩa vụ thanh toán đúng hạn với nhà cung cấp tạo uy tín cho công ty.
Tuy nhiên, việc tổng các khoản phải trả tăng lên là không tốt, vì nó chứng tỏ khả năng tự tài trợ của Công ty là chưa cao.
2.6.7.2 Phân tích khả năng thanh toán.
Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của Công ty trong thời gian tới để cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán:
Bảng 07: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 - Năm 2011
Nhu cầu thanh toán Đầu năm Cuối kỳ
(1) (2) (3)
A. Các khoản cần thanh toán ngay 66.987.327.263 62.179.313.695
I. Các khoản nợ đến hạn 23.049.354.199 28.697.360.732
1.Phải nộp ngân sách 9.579.813.965 16.396.263.742
2. Phải trả công nhân viên 13.469.540.234 12.301.096.990
B. Các khoản phải thanh toán 43.938.018.064 33.481.952.863
A. Các khoản có thể dùng thanh toán ngay 3.221.328.105 2.172.268.631
1. Tiền 3.221.328.105 2.172.268.631
B. Các khoản có thể dùng thanh toán trong thời gian tới.
130.677.489.121 134.001.787.233
1. Phải thu 17.241.342.093 30.546.677.485
2. Hàng tồn kho 113.436.147.028 103.455.109.748
Trên cơ sở bảng phân tích trên, tính hệ số về khả năng thanh toán: Hệ số thanh toán hiện hành = TSNH/Nợ NH
Đầu năm = 255.017.252.887/291.603.500.506 = 0,87 Cuối năm = 296.952.746.683/371.799.260.043 = 0,8
Hệ số về khả năng thanh toán hiện hành < 1 chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và tình hình tài chính không bình thường. Vậy qua kết quả tính trên cho thấy khả năng thanh toán cuối kỳ giảm đi chứng tỏ tình hình tài chính của công ty trong tương lai có xu hướng xấu đi.
Tuy nhiên để đánh giá khả năng thanh toán của công ty trước mắt ta cần xem xét các chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh … qua bảng số 07.
Qua bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm rất thấp. Điều này chứng tỏ mức độ đảm bảo tài chính của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn là thấp. Khả năng tự chủ về mặt tài chính không có.
Vì để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi cho vay thì hệ số chủ nợ chấp nhận là 2.
Tuy nhiên, để đánh giá khả năng thanh toán tốt hay xấu còn phải phụ thuộc ít nhất 3 yếu tố.
- Bản chất ngành kinh doanh - Cơ cấu tài sản hiện có.
- Khả năng thanh toán nhanh phụ thuộc rất nhiều vào hàng tồn kho chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nên khả năng thanh toán nợ bị hạn chế.
Mặt khác, nếu chỉ xét khả năng thanh toán của vốn bằng tiền ta thấy khả năng này giảm đi. Đây là (một) dấu hiệu đáng lo và công ty khó đảm bảo được nhu cầu thanh toán của một số khoản nợ đến hạn.
Kết quả phân tích trên chứng tỏ rằng mức độ độc lập về tài chính chưa tốt, tình hình tài chính không ổn định vấn đề đặt ra là công ty phải nhanh chóng hoàn thành nghiệm thu một số công trình đang còn dở dang, giảm chi phí sản xuất dở dang, thu hồi vốn, tích cực hơn trong công tác thu hồi nợ phải thu để thu hồi kịp thời, hạn chế mức thấp nhất những thất thoát, ứ đọng vốn gây ra để đảm bảo tốt nhất khả năng thanh toán.