Phân tích Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 (Trang 43)

Bảng 03: Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ So sánh cuối kỳ với đầu năm

Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % Số tiền (đ) %

A. Nợ phải trả 291.603.500.506 80,58 371.799.260.043 84,82 80195759537 127,50 I. Nợ ngắn hạn 205.533.538.327 56,8 253.927.282.697 57,93 48.393.744.370 123,55 1. Vay và nợ ngắn hạn 43.938.018.064 12,14 33.481.952.863 7,64 -104.560.652 76,2 2 . Phải trả người bán 62.678.565.098 17,32 73.663.307.515 16,81 10.984.742.41 7 117,53 3. Người mua trả tiền trước 55.674.418.401 15,39 55.348.580.814 12,63 -325.837.587 99,41 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 9.579.813.965 2,65 16.396.263.742 3,74 6.816.449.777 171,15 5. Phải trả CNV 13.469.540.234 3,72 12.301.096.990 2,81 -1.168.443.244 91,33 6. Chi phí phải trả 3.269.068.572 0,9 3.059.417.965 0,7 -209.650.607 93,59 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 16.428.520.691 4,54 59.256.858.898 13,52 42.828.338.20 7 360,7 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 495.593.302 0,14 419.803.910 0,1 -75.789.392 84,71 II. Nợ dài hạn 86.069.962.179 23,78 117.871.977.346 26,89 31.802.015.167 136,95 1. Vay và nợ dài hạn 85.907.108.823 23,74 117.547.568.936 26,82 31.640.460.113 136,83 2. Dự phòng trợ cấp mất việc 162.853.356 0,05 324.408.410 0,07 161.555.054 199,2 B. Vốn chủ sở hữu 70.267.849.956 19,42 66.540.021.260 15,18 -3.727.828.696 94,69 I. Vốn CSH 70.267.849.956 19,42 66.540.021.260 15,18 -3.727.828.696 94,69 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 50.000.000.000 13,82 50.000.000.000 11,41 0 0

2. Quỹ đầu tư phát triển 9.206.408.126 2,54 10.931.517.888 2,49 1.725.109.762 118,74 3. Quỹ dự phòng tài chính 2.435.893.019 0,67 2.867.170.460 0,07 431.277.441 117,71 4. Lợi nhuận chưa phân phối

8.625.548.811 2,38 2.741.332.912 0,63 -5.884.215.899 31,78

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

0 0 0 0 0 0

Tổng nguồn

Dựa vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn: Bảng 02.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số nguồn vốn của Công ty cuối kỳ so với đầu năm tăng 76.467.930.841đ chủ yếu là do tăng các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn vào thời điểm cuối kỳ.

Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do các khoản phải trả người bán tăng: nguyên nhân là do trong năm vừa qua Công ty đang thi công một số công trình dở dang. Tiền ứng trước của các chủ đầu tư rất ít, do thiếu vốn nên Công ty phải vay ngân hàng để mua nguyên vật liệu va trang trải các chi phí khác để đảm bảo cho tiến độ công trình được hoàn thành. Mặt khác trong sự tăng lên của nợ phải trả thì khoản người mua trả tiền ứng trước giảm đi cụ thể là cuồi kỳ so với đầu kỳ là giảm 325.837.587đ. Đây là số tiền ứng trước của khách hàng khi ký kết hợp đồng nhưng công ty không nhận được khoản tiền ứng trước nào của khách hàng mà lại còn phải bù tiền công ty cho khách nên khi tiến hành thi công công trình công ty luôn phải đi chiếm dụng vốn bằng cách sử dụng tiền ở các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả, phải nộp ngắn hạn khác và tiền thuế.

Khoản nợ dài hạn tăng vào cuối năm chủ yếu là sự tăng lên của vay dài hạn nguyên nhân cuối năm 2010 do nhu cầu sử dụng Công ty vay dài hạn để đầu tư Dự án Xây dựng Khu nhà ở cao cấp BMM tại khu dô thị mới SaLa – Hà Đông – Hà Nội , đầu tư Dự án nhà máy gạch nhẹ tại Hải Dương và đầu tư khu Cảng tại Quán Toan – Hải Phòng.

Mặc dù các khoản vay nợ tăng lên cao nhưng khoản vay ngắn hạn của Công ty giảm xuống. Điều này được thể hiện qua sự giảm xuống vào cuối kỳ của khoản vay ngắn hạn là 104.560.652đ. Đây cũng là một trong những cố gắng, nỗ lực của ban quản lý Công ty để giám bớt chi phí tài chính. Do trong năm 2011 lãi suất vay ngân hàng có lúc lên cao.

Qua phân tích trên ta thấy khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau, chủ yếu là đi vay là khá cao. Do phải đi vay lãi nhưng công ty không

phải đi vay ngân hàng mà công ty đã biết tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong công ty khi góp vốn dự án chung cư BMM và tiền nộp mua cổ phần của các công ty khác. Lãi công ty sẽ trả theo lãi ngân hàng nhưng khi huy động sẽ dễ hơn so với các thủ tục khi đi vay ngân hàng. Nên trong năm 2011 công ty phải trả lãi sấp sỉ 13 tỷ đồng trong khi bản thân công ty cũng bị chiếm dụng.

Số tiền công ty bị chiếm dụng không được trả lãi, trong khi công ty thiếu vốn phải đi vay (phải trả lãi) để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải trả lãi vay. Do phải trả lãi nhiều nên lợi nhuận còn lại của công ty rất thấp dẫn đến việc trích lập các quỹ và bổ xung vào các nguồn vốn chủ sở hữu là rất khó khăn. Mặt khác để biết sâu hơn về tình hình tài chính cũng như khả năng tự tài trợ về mặt tài chính và mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong khai thác các nguồn vốn ta phân tích 2 tỷ suất sau:

Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữuTổng số nguồn vốn Đầu năm = 70.267.849.956361.871.350.462 X100 = 19,42% Cuối kỳ = 66.540.021.260438.339.281.303 X100 = 15,18%

Nhìn vào kết quả tính tỷ suất trên, ta thấy cả đầu năm và cuối kỳ thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của Công ty rất thấp, cuối năm lại còn giảm vốn chủ sở hữu xuống còn 15,18%.

Nhìn vào kết quả tính tỷ suất trên, ta thấy cả đầu năm và cuối kỳ thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của Công ty rất thấp, cuối năm lại còn giảm vốn chủ sở hữu xuống còn 15,18%.

Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguốn vốn cho nên doanh nghiệp không có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với ngân hàng và các nhà cung cấp là chưa cao.

Tỷ suất nợ = Tổng số nguồn vốnNợ phải trả

Đầu năm = 291.603.500.506361.871.350.462 X100 = 80,58% Cuối kỳ = 371.799.260.043438.339.281.303 X100 = 84,82%

Qua việc tính tỷ suất nợ của Công ty thấy cuối kỳ tăng so với đầu năm 4,24% ( 84,82% – 80,58% ). Mặt khác cả ở thời điểm đầu năm và cuối năm thì khoản nợ phải trả, đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Điều này, chứng tỏ công ty kinh doanh chủ yếu trên vốn đi chiếm dụng bên ngoài bằng nhiều nguồn khác nhau, như vay ngân hàng, vay cán bộ công nhân viên, trả chậm người bán, thanh toán chậm lương công nhân viên và có thể nói rằng công ty thực hiện chưa tốt kỷ luật thanh toán tín dụng. Tuy nhiên cũng có những hạn chế riêng của xây dựng, phải nghiệm thu công trình song mới thu được tiền về thậm chí còn bị thanh toán chậm nên trong quá trình thi công công ty thường xuyên phải vay vốn để đảm bảo tiến độ công trình được hoàn thành, do đó việc công ty bị chiếm dụng và đi chiếm dụng là điều không thể tránh khỏi.

2.6.6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn.

2.6.6.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Vốn cố định là loại vốn quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào, có thể hiện một phần quy mô của doanh nghiệp. Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta lập bảng các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn cố định

Bảng 04: Các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ phần Sông Đà 12

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Số tiềnSo sánh %

1 2 3 4 5

1. Doanh thu thuần (Đ) 210.949.401.408 201.178.672.976 -9.77072843 95,25 2. Lợi nhuận thuần từ hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động kinh doanh (Đ) 15.315.040.414 15.143.774.729 -0.17126569 98,89 3. Vốn cố định bình quân (Đ) 70.267.849.956 66.540.021.260 -3.7278287 94,69

4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định = 1/3 (Lần) 3 3,23 0,23 107,7 5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định = 2/3 (Lần) 0,22 0,23 0,01 104,55 6. Hệ số đảm nhiệm vốn cố định = 3/1 (Lần) 0,33 0,33 0 0

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ giúp công ty có quyết định đúng đắn cho việc đầu tư và có những biện pháp khắc phục. Như vậy, qua bảng trên thấy rằng một đồng vốn cố định đem lại 3đ doanh thu năm 2010 thì đến năm 2011 cũng một đồng vốn cố định bình quân đã đem lại 3,23đ doanh thu, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của đơn vị tăng lên.

- Sức sinh lợi của vốn cố định năm 2011 cũng tăng so với năm 2010. Nếu như một đồng vốn cố định bình quân đem lại 0,22 đ lợi nhuận trong năm 2010 thì cũng 1 đồng đó đem lại 0,23 đ lợi nhuận thuần trong năm 2011 cho thấy sức sinh lợi của tài sản cố định của công ty bị tăng lên. Tuy chỉ số này tăng lên nhưng với tình hình kinh tế như năm 2011 thì chỉ số này cũng cho ta thấy chứng tỏ công ty đã cố gắng không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định bằng cách khai thác và kết hợp tối đa công suất của chúng.

- Hệ số đảm nhiệm của vốn cố định giữ nguyên có nghĩa năm 2011 so với năm 2010 không thay đổi, đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng tài sản cố định của đơn vị cũng giữ nguyên.

Đối với loại hình doanh nghiệp vừa xây dựng và vận tải, và đầu tư kinh doanh BĐS… chiếm vai trò chủ đạo thì tài sản cố định có đóng góp rất lớn vào hoạt động kinh doanh vì vậy việc sử dụng có hiệu quả tài sản cố định là một điều rất quan trọng, nó giúp cho đơn vị nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Vì vậy có thể nói đây là một nỗ lực lớn của đơn vị trong vấn đề quản lý và sử dụng tài sản cố định.

2.6.6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nhằm thu được lợi nhuận. Vì vậy, yêu cầu đối với doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng phải sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả mà doanh nghiệp có, đặc biệt là vốn lưu động để làm cho vốn lưu động hàng năm có thể đưa vào luân chuyển tạo ra nhiều lợi nhuận.

Bảng 05: Các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Số tiền %

1 2 3 4 5

1. Doanh thu thuần (Đ) 210.949.401.408 201.178.672.976 -9.77072843 95,25 2. Lợi nhuận thuần (Đ) 15.315.040.414 15.143.774.729 -0.17126569 98,89 3. Vốn lưu động bình quân

(Đ) 205.533.538.506 253.927.282.697 48.39374419 123,55

4. Số vòng quay vốn lưu

động = 1/3 (lần) 1,03 0,79 -0,24 76,7

5. Sức sinh lợi vốn lưu động

= 2/3 (Lần) 0,07 0,06 -0.01 85,71

6. Thời gian luân chuyển vốn

lưu động (360/4- ngày) 349,515 455,696 106,181 130,38

Vòng quay vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 năm 2010 đạt 1,03 vòng, năm 2011 còn 0,79 vòng. Điều này dẫn tới tốc độ vòng quay vốn lưu động giảm. Năm 2010 để cho vốn lưu động quay được một vòng chỉ cần 349,515 ngày/vòng nhưng năm 2011 cần đến 455,696 ngày/vòng. Có nghĩa công ty sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hơn năm 2010. Mặc dù tổng tài sản tăng nhưng lượng vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu kinh doanh trong năm cũng tăng. Tuy nhiên khả năng sinh lời của vốn lưu động đã giảm.

Để đánh giá khách quan ta thấy, do cạnh tranh và rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động, khả năng sinh lợi tăng rất ít không phải là điều ngạc nhiên.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 (Trang 43)