Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 (Trang 35)

Đối tượng phân tích chủ yếu là các chỉ tiêu kinh tế trên BCĐKT qua các năm, việc phân tích giúp cho đánh giá tình hình tài chính của công ty một cách tổng quát nhất về sử dụng vốn và nguồn vốn. Sau khi so sánh đối chiếu số liệu trên theo nguyên tắc:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Qua bảng cân đối kế toán ngày 31 /12/2011 ta thấy rõ sự tăng lên của tài sản cũng như nguồn vốn vào cuối năm so với đầu năm là 76.467.931nghìn đồng ( 438.339.281 nghìn đồng – 361.871.350 nghìn đồng ). Điều này chứng tỏ công ty đã mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên qua sự so sánh trên chúng ta chưa thể kết luận một cách đầy đủ công ty làm ăn đạt

Sổ nhật ký chuyên dùng Chứng từ gốc SỔ CHI TIẾT Nhật ký chung SỔ CÁI BẢNG CĐTK

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết

hiệu quả cao hay thấp, có bảo toàn và phát triển vốn của mình một cách đầy đủ hay không mà chúng ta phải tiếp tục xem xét qua các phần phân tích tiếp theo.

Trong sự tăng lên của phần tài sản phải kể đến sự tăng lên của TSNH nhưng ta thấy có sự khác biệt đó là hàng tồn kho so với đầu năm giảm -9.981.037.280đ( 103.455.109.748đ – 113.436.147.028đ) đạt 91,20%.

Nguồn vốn tăng chủ yếu là do các khoản nợ tăng nhiều. Nợ ngắn hạn cuối kỳ tăng lên so với đầu năm là 49.393.744.370đ ( 253.927.282.697đ - 205.533.538.327đ) đạt 123,55%. Điều này chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn một cách hợp pháp các đơn vị khác để phục vụ sản xuất kinh doanh cho đơn vị mình. Tuy nhiên chưa thể kết luận một cách đầy đủ nguyên nhân tăng giảm các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và nó ảnh hưởng gì đến tình hình hoạt động tài chính doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu từng vấn đề cụ thể về tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.6.2. Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán.

Theo quan điểm luân chuyển vốn ta có cân đối sau:

BNV = ATS [I + II + IV + V(2,3) + VI] + BTS [I + II + III]

Qua bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính năm 2011 của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 ta thấy: Vào đầu năm số tài sản của công ty sử dụng là ( 2.172.268.631đ + 9.094.963.991đ + 113.436.147.028đ + 3.354.204.449đ + 19.489.312.815đ ) = 147.546.896.914đ. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của công ty không đủ trang trải cho tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh là 70.267.849.956đ. Do đó để có thể trang trải chi phí cho hoạt động của mình thì đến cuối năm 2011 công ty đã đi chiếm dụng vốn dưới hình thức vay ngân hàng, mua chậm trả người bán, hoặc thanh toán chậm với nhà nước, với công nhân viên, số tiền là -2.157.060.652đồng (132.927.576.126đ + 894.947.600đ – (73.663.307.515đ + 3.059.417.965đ + 59.256.858.898đ) = -2.157.060.652đ) chênh lệch giữa số phải thu và nợ phải trả ) Thuyết minh báo

cáo tài chính nhưng số này cũng không đủ bù đắp nổi cho chi phí hoạt động của công ty do công ty phải chi vào khoảng dự phòng phải thu khó đòi là 13.320.577.722đ. Với cách tương tự ta thấy vào thời điểm cuối năm, số tài sản ngắn hạn công ty tăng so với cuối năm là: 296.952.746.683đ – 255.017.252.887 đ = 41.935.493.796đ. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu không những không tăng lên mà còn giảm đi, công ty không đủ vốn để trang trải cho tài sản đang sử dụng. Như vậy, công ty tiếp tục đi chiếm dụng vốn bên ngoài để đảm bảo tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua phân tích ta thấy, vào cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm công ty đều phải đi chiếm dụng vốn, song điều này không thể hiện được tình trạng tài chính của công ty là tốt hay xấu, vì trong thực tế kể cả lúc thừa lẫn lúc thiếu vốn thì các doanh nghiệp đều phải thường xuyên chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Đánh giá sơ bộ ta có thể thấy được quy mô tài sản mà công ty sử dụng cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của công ty ngày một tăng, chứng tỏ công ty có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này được thể hiện rõ qua cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty.

2.6.3. Phân tích cơ cấu tài sản.

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty.

Bảng 01: Bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản của công ty CP Sông Đà 12 năm 2011

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So sánh cuối năm với đầu năm Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % Số tiền (đ) %

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) A. TSNH 255.017.252.887 70,47 296.952.746.683 67,74 41.935.493.796 116,44 I. Tiền 2.172.268.631 0,6 3.221.328.105 0,73 104.905.947 148,29 II.ĐTTCNH 9.094.963.991 2,51 5.251.503.500 1,2 -3.843.460.491 57,74 III. Các khoản 148,29

IV. Hàng tồn kho 113.436.147.028 31,35 103.455.109.748 23,6 -9.981.037.280 91,20 V. Tài sản ngắn hạn khác 22.996.456.766 6,35 26.163.505.854 5,97 3.167.049.088 113,77 B. TSDH 106.854.097.575 29,53 141.386.534.620 32,26 34.532.437.045 132,32 I. Các khoản

phải thu dài hạn 3.600.000 0 894.947.600 0,2 891.347.600 24859,66

II.TSCĐ 42.432.264.067 11,73 14.755.810.726 3,38 -27.676.453.341 34,77

III. Bất động

sản đầu tư 0 0 0

IV. Các khoản phải thu tài chính dài hạn

63.358.563.129 17,51 125.285.853.931 28,58 61.927.290.802 197,74

V. TSDH khác 1.059.670.379 0,29 449.922.363 0,1 -609.748.016 42,46

Tổng tài sản 361.871.350.462 100 438.339.281.303 100 76.467.930.841 121,13

Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng tài sản cuối năm so với đầu năm tăng 76.467.930.841 đ đạt 121,13% trong đó giá trị tài sản ngắn hạn tăng và vẫn chiếm một phần rất lớn trong tổng tài sản. Bên cạnh đó tỷ trọng và giá trị tài sản cố định của công ty vào thời điểm cuối năm giảm. Điều này cho thấy trong năm 2011 công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng quy mô và tài sản sử dụng lại giảm, cụ thể là:

* Đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

Tài sản cố định giảm 27.676.453.341 đ với tỷ lệ giảm còn là 34,77% so với đầu năm, tỷ trọng của nó trong tổng số tài sản cũng giảm từ 11,73% đầu năm xuống còn 3,38% vào cuối năm. Điều này cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty trong năm 2011 không được tăng cường đầu tư cả về giá trị lẫn

quy mô. Thực tế trong năm qua công ty vừa thanh lý một số tài sản tại xí nghiệp trực thuộc đã quá thời gian sử dụng và bị hư hỏng.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang đầu năm, cuối năm có sự thay đổi cơ bản, đầu năm mới có 391.884.008đ nhưng đến cuối năm con số này đã lên tới 2.183.641.726đ. Điều này cho thấy công ty đầu tư vào xây dựng với số lượng lớn.

Để đánh giá đầy đủ và kết luận chính xác hơn về tình hình đầu tư chiều sâu này chúng ta xét 2 tỷ suất đầu tư sau:

Tỷ suất đầu tư chung = ( TS hiện có + Đầu tư tài chính DH + Chi phí XDCBDD )/Tổng tài sản

Đầu năm = (42.432.264.067 ) / 361.871.350.462 = 0,117 Cuối kỳ = ( 14.755.810.726 ) / 438.339.281.303= 0,034 Tỷ suất đầu tư TSCĐ=( Trị giá TSCĐ hiện có )/Tổng tài sản

Đầu năm = (41.211.694.550 + 828.685.509 ) / 361.871.350.462 = 0,116 Cuối kỳ = ( 11.782.105.107 + 790.063.893) / 438.339.281.303 = 0,029

Như vậy vào cuối năm, cùng với sự giảm xuống về giá trị và quy mô TSCĐ trong tổng tài sản thì tỷ suất đầu tư chung và tỷ suất đầu tư TSCĐ đều giảm 0,029. Điều này chứng tỏ trong năm 2011 cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty không được tăng cường về giá trị, mở rộng về quy mô. Sự thiếu đầu tư chiều sâu này là chưa hợp lý vì muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc đảm bảo một cơ sở vật chất tốt là một yêu cầu bắt buộc. Mặt khác, đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị là xây lắp và đầu tư các lĩnh vực sản xuất cũng như vận tải hàng hóa thì tài sản cố định phải chiếm một tỷ trọng lớn mới đảm bảo được cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Đối với tài sản ngắn hạn.

Do cấu tạo rất phức tạp nếu để đánh giá chính xác hơn tính hợp lý của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn, khi phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn chúng ta lập bảng phân tích riêng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 (Trang 35)