THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
Công suất thiết kế là 300 m3/ngày và hàm lượng sắt trong nước nguồn là 8 mg/l có thể chọn phương pháp khử sắt bằng:
Làm thoáng đơn giản bằng giàn ống khoang lỗ kết hợp với bể lọc nhanh.
Giàn ống khoan lỗ dùng để phân phối đều nước hay để phun mưa đều trên mặt bể lọc, rồi sau đó lọc trực tiếp qua lớp vật liệu lọc.
Ưu điểm của phương pháp này là công trình xử lý đơn giản, hiệu quả xử lý cao và ổn định.
Nước từ bể lọc ra sẽ được chứa trong bể trung gian, rồi từ đó bơm trực tiếp lên bể làm mềm nước. Trong nước có độ cứng là 30 mgCaCO3/l, sử dụng bể lọc Na-cationit. Quá trình làm mềm nước bằng Na-cationit có thể giảm được lượng Ca2+ và Mg2+ trong nước đến trị số rất bé. Độ kiềm tổng của nước không đổi.
Ưu điểm của phương pháp này làm mềm nước gần như tối ưu. Mặt khác đây cũng là phương pháp làm mềm nước “rẻ”.
Nước sau khi được làm mềm sẽ được chuyển đến bể chứa nước mềm, và được khử trùng bằng dung dịch clo.
Chương IV
TÍNH TOÁN
∗ Các thông số đã biết:
• Nguồn nước sử dụng: là nước ngầm tầng sâu với hàm lượng sắt (II) tối đa là 8 mg/l.
• Độ cứng tối đa là 30 mgCaCO3/l
• Công suất thiết kế: 300 m3/ngđ
∗ Chọn:
• Hàm lượng CO2 tự do trong nước nguồn: Cđ = 50 mg/l
• Nước có pH = 7
• Hàm lượng muối trong nước: P = 250mg/l
• Độ kiềm của nước nguồn: K = 2 mđlg/l
• Nhiệt độ nước: t0 = 280C Độ kiềm của nước sau khi khử sắt:
Trong đó:
_ : độ kiềm ban đầu của nước nguồn,
_ : hàm lượng sắt của nước nguồn,
Hàm lượng CO2 còn lại trong nước sau làm thoáng:
Trong đó:
_ : hàm lượng CO2 còn lại trong nước nguồn,
_ a: hiệu quả khử CO2 của công trình làm thoáng. Theo TCVN 33:85, làm thoáng bằng phun mưa trực tiếp lên bề mặt lọc: a = 0.3 ÷ 0.35, chọn a = 0.35
Ta có:
, dựa vào biểu đồ 1.2/21 (XLNC – TS.Trịnh Xuân Lai) ta suy ra được pH sau làm thoáng là 6.7