THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ – TECHCOMBANK
2.3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ
NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ
Huy động vốn là hoạt động Techcombank Đông Đô luôn đặt lên hàng đầu và đặc biệt quan tâm. Với mục tiêu đảm bảo vốn cho vay, đầu tư an toàn, thanh khoản, tăng trưởng nhanh tài sản có, nâng cao vị thế của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng, trong những năm qua, huy động vốn từ các nguồn
đều được ngân hàng chú trọng khai thac triệt để.
2.3.1.Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Bảng 4 : Quy mô vốn huy động của Techcombank Đông Đô (2008-2010) (Đơn vị :Tỷ đồng.)
Nội dung Tổng nguồn vốn huy động
Tăng trưởng so với năm trước
Tốc độ tăng trưởng (%)
2008 854,6
2009 1265,5 410,9 48
2010 1462 196,5 15
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh.) Ta thấy rằng nguồn vốn huy động của chi nhánh Techcombank Đông Đô liên tục tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008, nguồn vốn huy động đạt 854,6 tỷ đồng, năm 2009 là 1265,5 tỷ đồng, tăng 410,9 tỷ đồng (tương đương với tăng 48%) so với năm 2008. Đến năm 2010, tổng vốn huy động tăng lên mức 1462 tỷ đồng, tăng 196,5 tỷ đồng (tương đương với 15%) so với 2009. Tuy tốc độ tăng trưởng năm 2010 chậm hơn so với năm 2009 nhưng việc tăng trưởng vốn huy động hàng năm có ý nghĩa quan trọng, giúp ngân hàng giải quyết được nhu cầu cho việc mở rộng hoạt động tín dụng và đầu tư.
Biểu 1 : Quy mô vốn huy động
(Đơn vị : Tỷ đồng.)
Có được những thành tựu như vậy là do Chi nhánh ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh gia tăng vốn huy động, quản lý vốn một cách đồng bộ, áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro... Bên cạnh đó là sự cố găng nỗ lực hết mình của các cán bộ nhân viên trong Chi nhánh ngân hàng.
2.3.2.Cơ cấu vốn huy động
2.3.2.1.Theo đối tượng huy động
Sự phân loại theo đối tượng khách hàng giúp ngân hàng đưa ra chính sách lãi suất, các hình thức huy động, chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng và cho phép đánh giá được hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
Bảng 5 : Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2008 2009 2010
(Đơn vị : Tỷ đồng.)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng vốn huy động 854,6 100 1265,5 100 1462 100
Dân cư 112,8 13 184 14 285 19
TCKT-XH 746 87 1087,5 86 1178 81
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh.) Từ bảng số liệu cho thấy, nguồn vốn huy động từ các TCKT – XH chiếm tỷ trọng lớn (hơn 80% trong tổng vốn huy động) và tăng liên tục qua các năm. Năm 2008 đạt 746 tỷ đồng, năm 2009 là 1087,5 tỷ đồng tăng 341,5 tỷ đồng (tương ứng với tăng 46%) so với 2008. Năm 2010 lên đến 1178 tỷ đồng, tăng 8% so với 2009. Nguồn vốn này đạt được mức tăng trưởng nhanh chóng nhưng lại không vững chắc, do phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh của đối tác. Việc nguồn vốn huy động từ các TCKT – XH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động đã cho thấy Chi nhánh ngân hàng đang dần chiếm được lòng tin cũng như mở rộng thêm nhiều mối quan hệ với các TCKT.
Nguồn vốn huy động từ dân cư tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Năm 2008, chỉ chiếm 13% trong tổng nguồn vốn nhưng đã tăng dần lên mức 14% năm 2009 và 19% vào năm 2010. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì nguồn này thường là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài nên nó có tính chất ổn định, lâu dài hơn nguồn vốn huy động từ các TCKT, ngân hàng sử dụng nguồn này cho việc tài trợ các dự án đầu tư dài hạn của ngân hàng.
Biểu 2 : Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng
( Đơn vị : Tỷ đồng.)
2.3.2.2.Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Bảng 6 : Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Đơn vị : Tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 09/08 %
Năm 2010 10/09 % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng vốn huy động 854,6 100 1265,5 100 148 1462 100 115
Không kỳ hạn 208,5 24 409 32 196 412 28 101
Kỳ hạn < 12tháng 139 16 225 18 161 421 29 187
Kỳ hạn > 12tháng 513 60 629,8 50 123 635 43 101
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh.)
Có thể nói cơ cấu vốn huy động giữa nguồn ngắn hạn và nguồn trung dài hạn của ngân hàng khá hợp lý. Tỷ lệ nguồn trung và dài hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn ngày càng nhiều của các doanh nghiệp. Từ đó tăng hiệu quả hoạt động và giảm rui ro cho ngân hàng.
Theo bảng cơ cấu vốn huy động theo thời hạn ta thấy : vốn huy động không kỳ hạn có xu hướng tăng lên về số lượng. Cụ thể, năm 2008, tiền gửi
Năm 2007 Năm 2008 Row 4 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 TCKT - XH Dân cư 2008 2009 2010
không kỳ hạn ở mức 208,5 tỷ đồng chiếm 24% tổng vốn huy động; Năm 2009 tăng lên mức 409 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32% trong tổng nguồn vốn và bằng 196% năm 2008; Năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn đạt được 412 tỷ đồng, chiếm 28% trong tổng nguồn vốn và bằng 101% năm 2009
Vốn không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các TCKT và một số ít là của khách hàng cá nhân dưới dạng tiền gửi thanh toán hoặc tiết kiệm không kỳ hạn. Đây là nguồn có chi phí thấp, ít nhạy cảm với lãi suất và có thể tăng thêm thu nhập từ phí dịch vụ nên đây là một trong các nguồn giúp ngân hàng giảm chi phí huy động. Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác chăm sóc, đẩy mạnh quan hệ với khách hàng, triển khai các dịch vụ thanh toán kèm theo như trả lương qua tài khoản, các hình thức tư vấn đầu tư....làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt và đa dang hóa các hình thức thanh toán nhằm thu hút nguồn vốn này.
Vốn có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn cơ bản phục vụ kinh doanh giúp ngân hàng chủ đọng trong việc thực hiện các hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả. Trong đó, vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng mặc dù đã tăng lên về số lượng và tỷ trọng nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn. Năm 2008 là 139 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên mức 225 tỷ đồng và đạt đến mức 421 tỷ đồng vào năm 2010. Đây cũng là nguồn vốn có chi phí rẻ nên ngân hàng cần có những biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn này nhiều hơn nữa.
Qua các năm từ 2008 đến 2010 do áp dụng chính sách sản phẩm huy động với sự phong phú đa dạng về kỳ hạn, lãi suất, thực hiện các biện pháp kích thích vào nhu cầu nhằm mục đích sinh lời của người dân, ngân hàng đã thu hút được nguồn vôn trung dài hạn với số lượng đáng kể, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động và liên tục tăng từ 513 tỷ đồng năm 2008 đến 629,8 tỷ đồng năm 2009 và đạt mức 635 tỷ đồng vào năm 2010. Tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn này đang có xu hướng giảm do sự tăng lên về tỷ trọng của vốn huy động không kỳ hạn và vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng. Vốn trung và dài hạn là một nguồn vốn rất thuận lợi cho ngân hàng,
mặc dù mức lãi suất phải trả cho nguồn này cao hơn với nguồn vốn ngắn hạn nhưng tính ổn định của nó cao hơn nhiều và tạo điều kiện cho ngân hàng có thể đầu tư vào tín dụng trung dài hạn.
Biểu 3 : Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
( Đơn vị : Tỷ đồng.)
2.3.2.3.Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
Bảng 7 : Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
( Đơn vị : Tỷ đồng.)
Loại tiền Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Gía trị % Gía trị % Gía trị %
Tổng vốn huy động 854,6 100 1265,5 100 1462 100
Nội tệ 798 93 1193 94 1051 72
Ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ) 57,2 7 72,5 6 413 28
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh.)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy : Trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy
động được thì đồng nội tệ chiếm ưu thế hơn cả. Mặc dù tỷ trọng đồng nội tệ có xu hướng giảm nhưng quy mô vốn huy động bằng đồng nội tệ không ngừng tăng từ 798 tỷ đồng năm 2008 lên đến 1193 tỷ đồng vào năm 2009, tăng 395 tỷ đồng. So với năm 2009, mức vốn huy động bằng đồng nội tệ năm 2010 đã giảm 142 tỷ đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 kỳ hạn > 12 tháng kỳ hạn < 12 tháng không kỳ hạn 2008 2009 2010
nhưng vẫn ở mức cao là 1051 tỷ đồng. Để thu hút được một lượng vốn nội tệ khá lớn như vậy, Chi nhánh ngân hàng đã phải nỗ lực hết mình trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng....và tăng thêm các tiện ích cho sản phẩm dịch vụ.
Ngân hàng cũng chú trọng tới việc huy động vốn bằng ngoại tệ. Tuy đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng tỷ trọng và quy mô số lượng của nó không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2008 là 57,2 tỷ đồng, chiếm 7% trong tổng nguồn vốn huy động; năm 2009 là 72,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6%, tăng 15,3 tỷ đồng so với năm 2008; năm 2010 đã tăng lên đến mức 413 tỷ đồng, vươn lên chiếm 28% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn ngoại tệ tăng như vậy là do năm 2008 giá ngoại tệ có biến động mạnh theo hướng tăng cao, nhu cầu ngoại tệ và hiện tượng đầu cơ đẩy giá ngoại lên cao. Ngân hàng nên có nhiều biện pháp tăng cường huy động nguồn vốn này vì trong điều kiện kinh tế như hiện nay thì nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đầu tư, thanh toán quốc tế.... ngày càng tăng.
Biểu 4 : Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
( Đơn vị : Tỷ đồng.)
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Ngoại tệ Nội tệ 2008 2009 2010
2.3.3.Chi phí vốn huy động.
Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí ngoài lãi khác như chi phí quản lý, chi phí trả lương cho nhân viên huy động....
Bảng 8 : Chi phí vốn huy động giai đoạn từ 2008 – 2010 ( Đơn vị : Tỷ đồng.)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Vốn huy động 854,6 1265,5 1462
Chi trả lãi 32,4 57,74 107,04
Chi phí ngoài lãi 1,21 1,6 3,5
Chi phí vốn bình quân (%) 4,04 5,01 7,71
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh.)
Chi phí trả lãi là khoản tiền mà khách hàng nhận được theo lãi suất mà ngân hàng công bố, chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí huy động vốn và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2008, chi phí trả lãi là 32,404 tỷ đồng; năm 2009 là 57,74 tỷ đồng, tăng 25,336 tỷ đồng so với năm 2008; năm 2010 chi phí trả lãi là 107,035 tỷ đồng, tăng 49,295 tỷ đồng so với năm 2009.
Chi phí vốn bình quân của ngân hàng cũng biến động theo chiều hướng tăng từ năm 2008 (4,04%) đến năm 2009 (5,01%) và năm 2010 tăng đến mức là 7,71 %.
Nguyên nhân của sự gia tăng đó là do Chi nhánh ngân hàng đã gia tăng nguồn vốn huy động. Mặt khác, do tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường giữa các ngân hàng, đặc biệt trong công tác huy động vốn nên các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất huy động nhằm mục đích thu hút khách hàng.
Một khoản chi phí khác mà ta phải kể đến đó là chi phí khác ngoài chi phí trả lãi. Do việc tăng chi phí để mở rộng các phòng giao dịch với khách hàng, chi phí quảng bá hình ảnh và các sản phẩm khác của ngân hàng.... đã khiến cho chi phí khác ngoài lãi cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể : năm 2008 là 1,214 tỷ đồng, năm 2009 là 1,6 tỷ đồng và đến năm 2010 đã tăng lên
mức 3,5 tỷ đồng.
Bảng 9 : Lãi suất tín dụng và đầu tư bình quân giai đoạn 2008 – 2010 ( Đơn vị : Tỷ đồng.)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Cho vay. Đầu tư 512 762 1295
Thu lãi cho vay, đầu tư 68,14 85,32 142,9
Lãi vay bình quân (%) 7,31 8,77 8,9
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh.)
2.3.4.Hiệu quả sử dụng vốn huy động
Bảng 10 : Hiệu qủa sử dụng vốn huy động giai đoạn 2008-2010 ( Đơn vị : Tỷ đồng.)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Vốn huy động 854,6 1265,5 1462
Cho vay, đầu tư 512 762 1295
Hệ số sử dung vốn (%) 60 60,21 88,58
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh.)
Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số sử dụng vốn huy động của Chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ, mọi nguồn vốn huy động sau khi tính toán các chỉ tiêu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán dưới dạng ngân quỹ , ngân hàng đã cố gắng ngày càng nâng cao doanh số cho vay, đầu tư cũng như thực hiện các hoạt động khác nhằm ngày một giảm thiểu tình trạng ứ đọng vốn, đồng thời tăng hiệu quả của hoạt động huy động và sử dụng vốn.
Mối quan hệ của hoạt động huy động và sử dụng vốn
Hoạt động huy động và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nguồn vốn huy động tăng lên chưa đủ để đánh giá hiệu quả huy động vốn. Nếu nguồn vốn huy động lớn mà lượng đầu tư thấp sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, vì dù cho vay được hay không thì ngân hàng vẫn phải trả lãi cho khách hàng. Nếu huy động vốn ít mà nhu cầu xin vay nhiều thì ngân hàng sẽ không đáp ứng
được vốn cho khách hàng, khi đó khách hàng sẽ tìm đến các ngân hàng khác, ngân hàng sẽ bị mất khách hàng, uy tín của ngân hàng bị giảm sút.... Vì thế, song song với công tác huy động vốn, Techcombank Đông Đô phải coi trọng công tác sử dụng vốn.
Có thể thấy, quy mô tín dụng và nguồn vốn của ngân hàng trong những năm qua đều tăng. Tuy nhiên, ngân hàng cần phải xem xét đến khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, nhu cầu vay vốn nội tệ và ngoại tệ. Đặc biệt, đối với việc đáp ứng nhu cầu cho vay bằng ngoại tệ là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế mở, nhu cầu này ngày càng tăng cao.