THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ – TECHCOMBANK
2.4.2.2 Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
* Công nghệ ngân hàng tại chi nhánh tuy đã được hiện đại hoá nhưng chưa hoàn thiện nên khi thanh toán trên tài khoản khách hàng đôi khi bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến khách hàng. Thêm vào đó, chưa hoàn thiện được mô hình giao dịch một của nên quy trình mở và sử dụng tiền gửi của khách tại chi nhánh còn phức tạp, tốn kém thời gian, giảm năng suất của bản thân ngân hàng và tăng chi phí đối với khách hàng gửi tiền.
* Trình độ cán bộ chưa toàn diện mang tính chất chuyên môn hoá cao theo từng lĩnh vực như kế toán, ngân quỹ, kế toán tổng hợp… Bên cạnh đó có nhiều cán bộ mới tuy có nhiệt tình với công việc nhưng cũng thiếu kinh nghiệm thục tế, ký năng nghiệp vụ cũng hạn chế.
* Việc thu thập thông tin, diễn biến lãi suất, nhu cầu của người gửi tiền của cán bộ làm công tác huy động vốn dân cư còn thụ động. Hầu hết các khách hàng có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản tiền gửi đều tự tìm đến ngân hàng, cán bộ huy động vốn chưa thực sự tìm hiểu cụ thể nhu cầu từng khác hàng cũng như chưa chủ động lôi cuốn khách hàng về giao dịch tại Chi nhánh. Sở dĩ hoạt động huy động vốn của chi nhánh chưa đạt hiệu quả tốt là do mạng lưới
hoạt động chưa sâu sát, chỉ mới tập trung tại một số khu trung tâm, đông dân cư. Vì thế, chi nhánh không thể khai thác hết được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư bởi có nhưng khoản tiền không đủ lớn để người dân đi gửi nhưng nếu tổng hợp tất cả các khoản đó lại thì nó quy mô của nó là không nhỏ.
Ngoài ra công tác marketing, dịch vụ ngân hàng chưa thực sự phong phú, công tác tuyên truyền, quảng cáo chủ yếu tập trung ở tạp chí chỉ mang tính chất chuyên ngành, điều này là một thiếu sót vì nó chưa thể truyền đạt tới đại đa số dân chúng
b. Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những nguyên nhân từ chi nhánh thì nhiều nguyên nhân khách quan bên ngoài cũng tác động mạnh đến ngân hàng như cạnh tranh gay gắt về lãi suất, việc tìm kiếm thị phần, nguồn vốn với chi phí thấp sẽ không phải là dễ dàng.
Ngoài ra, điều kiện kinh tế của Việt Nam chưa phát triển, thu nhập dân
cư nhìn chung vẫn thấp, chỉ đủ cho chi dùng nên tích luỹ chưa nhiều. Mặt khác người Việt Nam có thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán nên muốn thay đổi thói quen này cần trải qua thời gian dài. Trình độ dân trí còn thấp, nên còn xa lạ với hoạt động ngân hàng đó là một hạn chế tạo sức ép cho ngân hàng
Một điều nữa là thị trường tài chính Việt nam chưa thực sự phát triển là một thách thức đối với ngân hàng, các công cụ hỗ trợ của thị trường tài chính còn khá mờ nhạt. Quy mô của nó cũng còn khá nhỏ nên chụi ảnh hưởng khá lớn bởi các thì trường tài chính toàn cầu, ví như cuộc khủng hoảng năm 2008 làm ảnh hưởng khá lớn làm cho lãi suất huy động tăng đột biến, các ngân hàng rơi vào tình trạng kém thanh khoản và phải đối đầu trực tiếp với nhau. Chính điều này làm chi phí đầu vào của ngân hàng tăng lên do chi phí trả lãi và chi phí khác tăng lên, các nguồn tiết kiệm bị rút khỏi ngân hàng để tìm đến nơi có lãi suất hấp dẫn hơn làm cho ngân hàng phải gồng mình lên chống đỡ.
CHƯƠNG III