NHÁNH ĐÔNG ĐÔ – TECHCOMBANK
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ ĐÔNG ĐÔ
Một số chỉ tiêu tài chính cho năm tới
Tổng tài sản 23659 tỷ đồng Tổng nguồn vốn huy động 15168 tỷ đồng Tổng dư nợ 7634 tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế 612 tỷ đồng Số lượng CBNV 213 Người Số phòng giao dịch trực thuộc 5 phòng
Hoạt động đầu tư: Giai đoạn tới chi nhánh sẽ tiếp tục đầu tư cho hệ thống hạ tầng, áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và kinh doanh với các dự án: nâng cấp hệ thống T24, T-RISK, DataWare; Đầu tư mua sắm đất đai xây dựng chi nhánh, mua sắm POS, ATM,... Với kế hoạch đầu tư tổng tài sản dự kiến sẽ là 1.264 triệu VND.
- Phát triển cơ sở khách hàng và sản phẩm: đẩy mạnh phát triển phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo đột phá và cách biệt trong việc triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ, trọng tâm khai thác phân khúc khách hàng có thu nhập khá trong xã hội.
- Phát triển có trọng điểm cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn, hướng tới mục tiêu cung ứng bộ sán phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu khách hàng.
- Hoàn thiện công nghệ hiện đại hóa ngân hàng: Ưu tiên xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Data Warehouse, Business Intelligence, Cash Management, Risk Rating, Sale Force... nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các khối. Nâng cấp toàn diện hệ thống T24r7 lên T24r9 theo kiến trúc mở đảm bảo sự phát triển dài hạn theo quy mô lớn với tốc độ nhanh của ngân hàng trong 5 năm tới đây.
- Công tác truyền thông: Thực hiện các cải cách cần thiết nhằm nâng cao uy tín thương hiệu và khả năng nhận diện thương hiệu ngân hàng, đặc biệt tại thị trường miền Nam để thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực này. Xác định khách hàng mục tiêu, các sản phẩm chiến lược, giá trị cốt lõi từ đó định vị thương hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu.
- Công tác quản trị rủi ro: Phấn đấu tỷ lệ nợ 3-5 xuống còn 1,98% tổng dư nợ. Cải thiện công tác tái thẩm định, rà soát và cập nhật các chính sách quản lý rủi ro thị trường trên cả hai phương diện rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản, có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ rủi ro thanh khoản.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị: Xây dựng cơ chế điều chuyển vốn nội bộ rõ ràng, minh bạch, trở thành một công cụ quản lý đắc lực giúp việc xác định hiệu quả kinh doanh các khối, đơn vị, cá nhân chính xác. Từng bước triển khai công tác quản trị tài sản Nợ-Có, tạo ra những hỗ trợ quan trọng giúp ban lãnh đạo, hội đồng có những chiến lược, quyết định đúng đắn.
3.2 GIẢI PHÁP