Quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến huy động vốn

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) chi nhánh Đông đô (Trang 29)

- Quản lý rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất phụ thuộc vào quy mô và kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản nhạy cảm với lãi suất, nó làm thu nhập từ lãi ròng của ngân hàng giảm xuống (chi phí trả lãi > chi phí thu từ lãi). Lãi suất luôn biến động buộc các ngân hàng phải có cách để khắc phục, họ phải làm giảm sự chênh lệch lãi suất và quy mô của các khoản nhạy cảm với lãi suất bằng việc mua bán chứng khoán thanh khoản cao. Dựa vào dự đoán mà ngân hàng có thể duy trì mức chênh lệch lãi suất âm hoặc dương kết hợp với việc mua bán chứng khoán phù hợp. Những thay đổi khó đoán trước của lãi suất có thể làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tuỳ thuộc đặc điểm của nguồn vốn và danh mục tài sản thay đổi về lãi suất có thể làm tăng hay giảm thu nhập ròng từ lãi. Vì vậy, song song với việc quản lý rủi ro lãi suất các ngân hàng rất quan tâm đến các cơ hội đầu tư nếu lãi suất biến động theo hướng có lợi.

Để phân tích rủi ro lãi suất có rất nhiều mô hình được áp dụng, trong đó mô hình được sử dụng phổ biến nhất là phân tích khe hở (GAP analysis). Theo phương pháp này, ngân hàng quản lý thu nhập ròng từ lãi trong ngắn hạn. Rủi ro được xác định bằng cách tính chênh lệch tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất trong khoảng thời gian nhất định từ đó có thể tính được mức độ biến động của thu nhập ròng từ lãi suất thay đổi. Khe hở kỳ hạn (GAP) tương ứng với phần chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất và nợ nhạy cảm với lãi suất.

Sử dụng những thông tin về GAP để phân tích độ nhạy cảm với lãi suất, từ phân tích độ nhạy cảm với lãi suất các nhà quản lý có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cần huy động sao cho đảm bảo có khe hở tích cực nhằm tăng thu nhập tiền lãi ròng. Duy trì sự ổn định thu nhập từ lãi (hạn chế rủi ro lãi suất) có thể thực hiện bằng cách điều chỉnh qui mô tài sản và nguồn vốn nhạy cảm hoặc sử dụng các công cụ ngoại bảng của bảng tổng kết tài sản như hợp đồng tương lai, quyền lựa chọn và hoán đổi lãi suất (Swap).

- Tính thanh khoản của nguồn vốn và quản lý rủi ro thanh khoản

Tính thanh khoản của nguồn vốn được đo bằng khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới với chi phí và thời gian nhỏ nhất. Đối với các ngân hàng phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn đang trở thành trọng tâm quản lý nguồn vốn. Nhiều ngân hàng lớn do thực hiện chuyển hoán kỳ hạn nguồn và duy trì tỷ lệ dự trữ thấp, rất quan tâm tới khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đặc biệt là các nguồn vốn ngắn hạn vì rủi ro thanh khoản là rất dễ xảy ra. Rủi ro thanh khoản tức là ngân hàng mất khả năng chi trả cho các nguồn huy động từ bên ngoài, có thể thấy các nguồn dài hạn như tiền gửi tiết kiệm, có kỳ hạn ổn định ít bị rủi ro thanh khoản hơn các nguồn ngắn hạn nhất là tiền gửi thanh toán.... Để hạn chế, quản lý rủi ro thanh khoản căn cứ vào tính thanh khoản của nguồn tuỳ thuộc rất lớn vào thị trường nợ của mỗi ngân hàng và chính sách tiền tệ được vận hành. Hơn nữa sự phát triển của các công cụ nợ sẽ cho phép ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nguồn, đa dạng hoá nguồn vốn huy động để phân tán rủi ro.

Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn bắt đầu từ việc phân tích thị trường nguồn vốn của mỗi ngân hàng để thấy đặc điểm và khắc phục chúng ví dụ như vay NHTW và từ các TCTD khác, vay trên thị trường liên ngân hàng. Các nguồn này tuy ngắn hạn song có thể có được trong thời gian ngắn, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn đặc biệt là khi rủi ro thanh khoản xảy ra.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) chi nhánh Đông đô (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w