3.1.1 Các chính sách phát triển hoạt động TTQT của Việt Nam đến năm 2015
TTQT là mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam. Đặc biệt đối với nước ta là nền kinh tế mà nguồn thu ngoại tệ được sử dụng rất nhiều ngược trở lại cho hoạt động nhập khẩu- vẫn chiếm cơ cấu lớn trong cán cân thương mại Việt Nam. Hơn nữa ngoại tệ là yếu tố vô cùng quan trọng trong chính sách điều hành tỷ giá của nước ta.
Với tầm quan trọng đó, các chính sách của Nhà nước trong điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế đều hướng tới sự khuyến khích. Về phía các ngân hàng được tự chủ trong việc mở rộng phát triển dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T thông qua tự điều chỉnh các thủ tục, biểu phí áp dụng,...trong khoảng dao động quy định không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà nước chỉ kiểm soát tính pháp lý của các hoạt động này thông qua thanh tra, giám sát. Điều này đã khuyến khích các ngân hàng chủ động trong việc thu hút khách hàng, đưa ra các chính sách phù hợp với khả năng của mình, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường không còn là cuộc ganh đua nội bộ mà đã mở rộng hơn rất nhiều với các ngân hàng nước ngoài lớn, có uy tín trên thế giới. Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về lĩnh vực ngân hàng trong lộ trình cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thì tới thời điểm đầu năm 2011, Việt Nam phải có chế độ đối xử quốc gia với chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài.
Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 56 Hộp 3.1: Cam kết của Việt Nam về lộ trình cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng khi gia nhập WTO với chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Nguồn: Cam kết lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam
3.1.2 Vấn đề cạnh tranh giữa các NHTM
Việt Nam hiện có 42 ngân hàng thương mại. Trong đó, nhiều thành viên có bề dày truyền thống gắn với đặc thù của mình trong hoạt động. Như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) có thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) có thế mạnh trong tài trợ các dự án phát triển hạ tầng; Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có thế mạnh về tài trợ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế; Ngân hàng Á châu
(ACB), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)… nổi bật trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.
Với khoảng chục ngân hàng thương mại cổ phần vừa chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị, việc “chen chân” vào những mảng thị trường, những phân khúc đã định hình những thế mạnh đó, áp lực cạnh tranh càng lớn. Tiềm năng của thị trường thì
Kể từ khi gia nhập, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia. Trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng ĐVN từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:
Ngày 1/1/2007: 650% vốn pháp định được cấp. Ngày 1/1/2008: 800% vốn pháp định được cấp. Ngày 1/1/2009: 900% vốn pháp định được cấp. Ngày 1/1/2010: 1000% vốn pháp định được cấp. Ngày 1/1/2011: Đối xử quốc gia đầy đủ.
Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 57
vẫn còn rộng lớn bởi người dân hiện sử dụng dịch vụ ngân hàng chưa nhiều. Trong khi hơn 40 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam đều xác định mình là ngân hàng bán lẻ và sản phẩm dịch vụ cũng khá tương đồng.
Đưa ra mức lãi suất cao hơn mặt bằng chung; quảng cáo không đúng hoặc gây hiểu lầm về nguồn lực tài chính; cung cấp các khoản vay lãi suất thấp hơn cho khách hàng của một lĩnh vực cụ thể so với lãi suất cho người vay các khu vực khác; nới lỏng các điều kiện bắt buộc đối với khách hàng khi xem xét các đề xuất vay vốn; đối thủ cạnh tranh cung cấp thông tin sai trái để gây nhầm lẫn cho khách hàng; hạn chế hoặc trì hoãn một cách bất hợp lý các giao dịch thanh toán với các ngân hàng đối thủ; tham gia vào các giao dịch và các hoạt động ngoài phạm vi kinh doanh; chào lãi suất cao hơn mức lãi suất cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…là các hình thức cạnh tranh không lành mạnh mà không nhỏ bộ phận các ngân hàng đang thực hiện. Trong tháng 9 năm 2011, trong hệ thống NHTM nổi bật lên các vụ việc các NHTM tố cáo lẫn nhau vượt trần lãi suất. Đầu tiên là sự việc tố cáo vượt trần đối với Ngân hàng Đông Á chi nhánh Tây Ninh. Liên tiếp sau đó các ngân hàng khác cũng bị tố cáo là vi phạm quy định trần lãi suất như: ngân hàng HD, chi nhánh Ba Đình (tỉnh Thanh Hóa) NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,...Trước động thái này, NHNNVN đã có những hành vi xử lý vi phạm. Nhưng điều đáng lo ngại chính là thực trạng của các NHTM hiện nay: thể hiện thống nhất trong các chính sách nhưng đi vào thực tế lại mỗi ngân hàng một ý, có thể “ gài bẫy” nhau để tranh giành thị phần và vốn.
Thị trường TTQT đang dần trở thành một nguồn thu chủ yếu cho hoạt động của ngân hàng. Hệ quả của nó là bóng dáng của cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng đang tồn tại trên thị trường tín dụng.
Dich vụ chuyển tiền bằng điện T/T là dịch vụ không đòi hỏi thao tác nghiệp vụ phức tạp, là một trong các phương thức đầu tiên của nghiệp vụ TTQT. Rủi ro trong dịch vụ này chỉ xảy ra khi người đề nghị chuyển tiền có quan hệ tín dụng với ngân hàng nhưng không còn khả năng thanh toán. Ngân hàng đóng vai trò trung gian để hưởng phí chuyển tiền. Vì vậy các ngân hàng có dịch vụ TTQT đều sẽ có dịch vụ điện chuyển tiền T/T. Các ngân hàng lớn lại luôn có lợi thế về lượng khách hàng đông đảo từ các dịch vụ khác họ cung cấp, kinh nghiệm do triển khai dịch vụ
Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 58
sớm, điều này là khó khăn với các ngân hàng nhỏ. Thị phần bị chia nhỏ càng làm tăng áp lực cạnh tranh.
Hộp 3.2: Các ngân hàng trong nhóm G12
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Một nguyên nhân mà được hầu hết các NH thanh minh là lo sợ vấn đề tái cơ cấu. Ngân hàng Nhà nước không công bố danh sách cụ thể 12 ngân hàng nào được chọn vào nhóm G12+1. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính công bố đến thời điểm 31-12-2010 của các ngân hàng thương mại, 12 ngân hàng lớn nhất (về quy mô tổng tài sản) gọi tắt là G12. Sự ra đời của G12 dù là một cách chưa chính thức càng làm tăng mối nghi ngại về cuộc tái cơ cấu. Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tài Chính 12 ngân hàng này chiếm tới 85% thị trường Việt Nam trên tất cả lĩnh vực, các ngân hàng nhỏ lo lắng họ sẽ là người “lép vế”, nguy cơ “cá lớn nuốt cá bé”.
Nhiều ngân hàng yếu cũng có cái nhìn lạc quan về sự phát triển trong tương lai. Quan điểm này dựa trên đánh giá về “sức khỏe” của ngân hàng theo các chỉ số ROE, ROA, Basel I, Basel II... và ở Việt Nam là Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước và hệ thống sản phẩm dịch vụ. Nhiều ngân hàng cũng nhận ra lợi thế của một ngân hàng nhỏ trong bối cảnh nền kinh tế có những biến động phức tạp. Phó Tổng
Các ngân hàng trong nhóm G12 gồm có 4 ngân hàng thương mại nhà nước và 8 ngân hàng thương mại cổ phần: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 59
giám đốc Tienphong Bank (phát biểu trên Vef.vn), nhận xét, các ngân hàng nhỏ gặp rất nhiều khó khăn như mạng lưới nhỏ, khó tiếp cận được đông đảo người dân, thương hiệu còn mới... song, cái khó nhất là áp lực cạnh tranh lớn trong toàn hệ thống. Nhưng, với lợi thế uyển chuyển và năng động, các ngân hàng nhỏ dễ dàng thích ứng, đối phó với tình hình thị trường; đồng thời cơ cấu tài sản của ngân hàng nhỏ cũng rõ ràng mạch lạc hơn, dễ quản trị rủi ro hơn.
Trong thời điểm hiện tại, NHTMCP Kiên Long vẫn còn là một ngân hàng nhỏ, do vậy muốn tồn tại và phát triển, bản thân Ngân hàng cần tìm cho mình một thế mạnh, một cách đi riêng để thành công.
3.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN BẰNG ĐIỆN CỦA NHTMCP KIÊN LONG- CN HÀ NỘI ĐIỆN CỦA NHTMCP KIÊN LONG- CN HÀ NỘI
3.2.1 Cải thiện hệ thống công nghệ phục vụ quản lý dịch vụ
Hệ thống chuyển tiền bằng điện T/T được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến hiện đại. Để hệ thống hoạt động có hiệu quả thì cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật cùng với các trang thiết bị hiện đại phù hợp và tương ứng. Trong thời gian qua, NHTMCP Kiên Long Chi nhánh Hà Nội đã có những đầu tư để cải tạo và nâng cấp hệ thống mạng. Nhưng do hệ thống hiện đại nên ngân hàng cần có các biện pháp nhằm nâng cao tốc độ xử lý của hệ thống máy tính để rút ngắn thời gian thực hiện các món thanh toán, phục vụ nhanh nhất tốt nhất nhu cầu thanh toán của khách hàng. Việc đổi mới trang thiết bị là rất cần thiết nhưng bên cạnh đó NHTMCP Kiên Long CN Hà Nội cần tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật một cách đồng bộ nhằm đảm bảo khả năng hoạt động kinh doanh đồng thời nâng cao uy tín, hình ảnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng với NHTM khác.
Tuy nhiên để có được hệ thống ứng dụng công nghệ chuyển tiền qua điện SWIFT hiện đại, đổi mới và trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hệ thống đòi hỏi bmột lượng vốn không nhỏ. Thực tế hiện nay các NHTM quốc doanh nói chung và NHTMCP Kiên Long Chi nhánh Hà Nội nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cũng như xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Bởi đòi hỏi vốn lớn và cần có trong thời gian ngắn.
Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 60
Một tồn tại đáng kể về mặt công nghệ trong lĩnh vực TTQT là việc truyền và nhận điện SWIFT. Hiện nay hầu hết các ngân hàng tham gia thanh toán quốc tế trên thế giới đều sử dụng hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecomunication) NHTMCP Kiên Long cũng đã tham gia vào hệ thống này từ năm 2010 đã qua những lần nâng cấp cải tiến từ Swift allaince nhưng vẫn còn chưa đạt mức hiện đại nhất so với công nghệ SWIFT Allaince Access 5.5 và SWIFT net hiện hành. Hơn thế nữa bộ phận công nghệ vẫn chưa khai thác được hết các tính năng ưu việt của hệ thống SWIFT hiện có để có thể hỗ trợ cho hoạt động chuyển tiền bằng điện T/T được nhanh chóng chính xác trong khâuu tìm kiếm tra soát, quản lý. Do vậy trên cơ sở nhu cầu phát triển các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ cung cấp; để nâng cao hiệu quả hoạt động, NHTMCP Kiên Long nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng cần tiếp tục đầu tư đổi mới, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, nghiên cứu khai thác các tính năng của SWIFT, nâng cấp từ Swift allinace lên Swift net.
3.2.2 Tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao và có kỹ năng chuyên nghiệp
Con người là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đầu tư vào con người có ý nghĩa sống còn đối với sự thành công của ngân hàng. Chất lượng dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán bộ. Thứ nhất, đội ngũ TTV là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đưa ra các tư vấn giải đáp cho khách hàng. Thứ hai, họ cũng chính là người ứng dụng và thao tác trên hệ thống công nghệ để thực hiện nghiệp vụ.
Do vậy cần thực hiện các biện pháp để nâng cao hơn nữa nguồn nhân lực của Chi nhánh.
-Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo về nghiệp vụ như: các rủi ro doanh nghiệp XNK Việt Nam thường gặp phải, những biến động thị trường thế giới.. cập nhật và áp dụng các cải tiến công nghệ mới áp dụng trên thế giới. Có như vậy TTV mới có được kiến thức vững vàng để tư vấn cho khách hàng về đặc điểm của thanh toán bằng điện T/T, về giá trị món thanh toán bằng T/T như thế nào để có lợi về phí nhất...
Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 61
- Đổi mới nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như nhân viên về chính sách khách hàng, khuyến khích họ tăng cường tìm hiểu về tình hình tài chính,cũng như các nhu cầu của khách hàng khi giao dịch với NHTMCP Kiên Long. Lập các báo cáo về các khách hàng theo thời gian dựa trên các chỉ tiêu như: thời điểm bắt đầu phát sinh thanh toán, số lần giao dịch, khối lượng giao dịch, tình hình các khoản đã được thanh toán, chưa thanh, tình hình thanh toán các khoản nợ, ngân hàng liên quan trong quá trình thực hiện thanh toán. Bởi các khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T tại Chi nhánh đều có quan hệ tín dụng với chính Chi nhánh. Vì vậy tình hình tài chính của khách hàng có liên hệ rất lớn tới khả năng thu hồi vốn của DN. Nắm bắt được thông tin trên, không chỉ giúp Chi nhánh tránh được rủi ro mà còn giúp khách hàng kinh doanh có hiệu quả.
Bên cạnh đó, ngoài đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ là tổ chức các lớp đào tạo về ngoại ngữ, tin học. Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra sát hạch trình độ cán bộ từ đó có kế hoạch phân loại đào tạo hoặc chuyển sang vị trí khác phù hợp. Vì các thao tác thiết lập điện chuyển tiền T/T trên máy tính đều phải sử dụng tới khả năng đọc hiểu tiếng Anh. Nếu TTV không thành thạo ngoại ngữ, sẽ rất dễ xảy ra sai sót trong thao tác. Hiện tại NHTMCP Kiên Long đã hợp tác với Đại học