2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan
a. Hạn chế về cơ chế, chính sách Nhà nước
Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước không ổn định thường có sự điều chỉnh và thay đổi gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động thanh toán bằng T/T bởi vì các văn bản quy định về XNK, thuế quan, hải quan thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán của ngân hàng. Đặc biệt trong thời gian gần đây tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, các chính sách của nhà nước cũng có những thay đổi để thích ứng tình hình.
Các chính sách điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng T/T còn nhiều thiếu sót. Gần như không có quy tắc áp dụng thực hành trong hoạt động thanh toán bằng T/T. Chỉ trừ trường hợp TTR nếu được đề cập trong L/C, sẽ thường được dẫn chiếu quy định tại UCP. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, hầu hết thư tín dụng đều áp dụng UCP. Tuy nhiên thì phòng thương mại quốc tế ICC lại có quy định: Nếu có sự khác biệt, thậm chí đối nghịch giữa UCP và luật pháp quốc gia thì luật quốc gia được ưu tiên áp dụng và tuân thủ, nên trong bất cứ trường hợp nào thì quyết định của tòa án địa phương vẫn sẽ là quyết định cuối cùng. Trong khi đó mỗi quốc gia lại có hệ thống pháp luật riêng điều chỉnh các quan hệ phát sinh phù hợp với phong tục tập quán của quốc gia đó. Sự khác biệt giữa luật pháp quốc gia và tập quán quốc tế sẽ dẫn tới khó khăn trong việc thanh toán. Hiện tại UCP 600 được ban hành năm 2007, đã dần phù hợp hơn với các quan hệ thanh toán thực tế phát sinh. Tại Chi nhánh Hà Nội cũng chưa phát sinh trường hợp mâu thuẫn nào trong việc áp dụng UCP. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề đáng lưu tâm đòi hỏi TTV không những nắm vững nghiệp vụ mà còn phải quan tâm tới các chính sách, luật định của nhà nước, để có những tư
Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 51
vấn đúng đắn giúp khách hàng tránh được rủi ro và thuận lợi trong công tác thanh toán của ngân hàng.
Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chưa có một văn bản Luật nào điều chỉnh riêng hoạt động TTQT nói chung mà mới chỉ dừng lại ở nghị định, Quyết định, hướng dẫn…Một số văn bản pháp luật đó như: Quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (2002), Quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam về Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng (2002), Quyết định phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và định hướng tới năm 2020 (2006), Quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam về ban hành Quy chế chuyển tiền điện tử (1997), Nghị định của Chính phủ về thanh toán qua các tổ chức cung ứng thanh toán (2001)...Luật giao dịch điện tử đã ban hành từ năm 2005 nhưng đến nay giá trị thực tiễn cũng chư cao.
b. Hạn chế từ khách hàng giao dịch
Đây là những nguyên nhân tồn tại do sai sót từ DN XNK - những khách hàng thực hiện thanh toán qua NH. Hiện nay, rất nhiều DN XNK vẫn còn chưa có nhiều hiểu biết về các thông lệ, tập quán, luật pháp quốc tế. Rất nhiều DN nhầm lẫn giữa hai hình thức của điện chuyển tiền là T/T và TTR (xem phụ lục 4 để phân biệt hai hình thức điện chuyển tiền này). Vì vậy khi ký kết hợp đồng XNK cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ gặp nhiều khó khăn, rất dễ gặp rủi ro hoặc lợi dụng. Hơn nữa, số đông các doanh nghiệp XNK trên địa bàn Hà Nội khả năng về tài chính chưa đủ dồi dào để thanh toán bằng nguồn vốn tự có mà hầu hết là đi vay từ ngân hàng. Do đó khi quan hệ XNK với doanh nghiệp nước ngoài dựa chủ yếu vào vốn vay của ngân hàng điều này dẫn đến việc ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro mất vốn rất lớn do việc thu hồi vốn về lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp XNK. Hiện tại hầu hết giao dịch bằng điện chuyển tiền T/T của Chi nhánh Hà Nội là các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, sắt thép, gỗ- những mặt hàng có giá trị lớn. Như công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia nhập khẩu 30 ô tô KIA từ phía OK ANY CAR Co. Ltd. Mỗi chuyến hàng nhập về 6 chiếc và giá trị mỗi chiếc xe KIA vào khoảng 20000 USD. Như vậy giá trị mỗi lô hàng rất lớn là 120000
Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 52
USD. Thông thường trong giao dịch thanh toán họ đều là người trả tiền trước cho đối tác nước ngoài. Trong trường hợp hàng nhập khẩu về không đúng quy cách, chất lượng, thương vụ tlhua lỗ, DN mất khả năng thanh toán, sẽ ảnh hưởng tới việc thu nợ của ngân hàng. Hiện tại các DN như công ty cổ phần Việt Auto, công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia, công ty TNHH thương mại Nam Tiến, công ty TNHH Việt Tín...đều có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh. Số lượng vay không nhỏ và thường vay dài hạn. Vì vậy, phòng TTQT và phòng Tín dụng của chi nhánh luôn có sự phối hợp để theo dõi tình hình hoạt động và tình trạng vốn của những doanh nghiệp này.
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Nhìn chung, nghiệp vụ TTQT vẫn còn là một nghiệp vụ khá mới mẻ so với các nghiệp vụ truyền thống của NHTMCP Kiên Long nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng nên không thể tránh khỏi việc còn tồn tại những hạn chế và thiếu sót trong thực hiện.
Sai sót chứng từ là hiện tượng phổ biến nhất hiện nay trong công tác XNK khi thanh toán bằngTTR được áp dụng trong L/C. Để đẩy nhanh tốc độ cũng như thời gian thanh toán đòi hỏi đội ngũ TTV có kĩ năng lập bộ chứng từ hoàn hảo, kiểm tra chứng từ chính xác phục vụ cho việc thanh toán XNK được nhanh chóng hơn.
Do đặc điểm của thanh toán bằng điện chuyển tiền không phức tạp như thanh toán bằng L/C. Ngoài chuyển tiền bằng điện T/T, Chi nhánh Hà Nội cũng mới chỉ có thêm L/C không hủy ngang. Trong khi đó, bên cạnh các hợp đồng giá trị trung bình, các hợp đồng có giá trị lớn, DN thường muốn có những hình thức thanh toán đảm bảo hơn. Nếu như Chi nhánh không đáp ứng được, các DN này thường có xu hướng sẽ chuyển hẳn sang ngân hàng khác mà có thể đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch của DN. Điều này có thể làm Chi nhánh mất đi các khách hàng lớn. Khi đạt đến một trình độ nhất định, việc không sử dụng, không cung ứng đầy đủ những sản phẩm, dịch vụ sẽ làm hạn chế lớn đối với sự lớn mạnh và phát triển theo chiều sâu và do đó không có khả năng cạnh tranh trong việc đáp ứng nhu cầu này.
Chi nhánh chưa vận dụng hết các chiến lược marketing hướng tới dịch vụ điện chuyển tiền T/T do đó vẫn chưa thu hút được nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ.
Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 53
nhân chủ quan xuất phát từ chính bản thân Chi nhánh Hà Nội cũng gây trở ngại cho quá trình phát triển của mình, có thể dẫn chiếu một vài nguyên nhân khác như:
- Công nghệ đang sử dụng cho dịch vụ chuyển tiền bằng điện hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế. Muốn nâng cao công nghệ cũng cần phải gắn với đồng bộ hiện đại cơ sở vật chất phục vụ cho công nghệ đó.
- Đội ngũ TTV của chi nhánh đã được trang bị các kỹ năng nghiệp vụ cũng như trình độ ngoại ngữ, tin học. Nhưng để hoàn thiện hơn nữa nguồn nhân lực để phát triển dịch vụ chuyển tiền bằng điện, chi nhánh luôn cần có kế hoạch đào tạo nhân sự. - Quy mô hoạt động thanh toán T/T hàng XK của Chi nhánh chưa phát triển tương ứng với quy mô hoạt động thanh toán T/T hàng NK.
- Mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ TTQT nói chung và thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T nói riêng của NH vẫn chưa mang tính tập trung hóa. Chi nhánh Hà Nội có thể tiếp nhận yêu cầu và bộ chứng từ để mở điện chuyển tiền, tuy nhiên việc phát lập điện chuyển tiền vẫn cần phải chuyển về Hội sở trong Nam điều này gây phát sinh chi phí, cũng như thời gian giao dịch.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH tuy có được mở rộng hơn nhưng chưa thực sự phát triển, lượng ngoại tệ sẵn có không nhiều, vấn đề này đã ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T của ngân hàng.
Mạng lưới NHĐL vẫn còn quá hạn chế, chưa đáp ứng đủ cho hoạt động thanh toán XNK nói chung và dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T nói riêng, chỉ có ở một vài quốc gia nhất định như Anh, Mỹ, Hàn Quốc . Hiện nay, có nhiều ngân hàng mà NHTMCP Kiên Long có quan hệ thanh toán nhưng chưa có quan hệ đại lý. Ngoài ra trong mạng luới ngân hàng đại lý của NHTMCP Kiên Long, bên cạnh những ngân hàng thanh toán đúng hạn vẫn còn có những ngân hàng chưa thiện chí trong việc hỗ trợ lẫn nhau mà thiên về bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong nước ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ tăng trưởng cũng như hiệu quả xử lý công việc của Chi nhánh Hà Nội. Không chỉ thế có thể gây hiểu lầm cho khách hàng về khả năng xử lý, tác phong của Chi nhánh là không chuyên nghiệp, không nhanh chóng.
- Tuy NHTMCP Kiên Long đã được thành lập gần 17 năm, nhưng so với quy mô hoạt động của Ngân hàng so vơi nhiều ngân hàng thành lập cùng thời điểm thì vẫn còn nhỏ. Năm 2007, ngân hàng mới triển khai hoạt động tại miền Bắc. Sau khi
Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 54
được triển khai hoạt động, Chi nhánh Hà Nội đã cố gắng phát triển hơn nữa hình ảnh của ngân hàng NHTMCP Kiên Long. Logo ngân hàng với biểu tượng con rồng cùng hai màu chủ đạo đỏ xanh đã tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng. Tuy nhiên việc xuất hiện của Chi nhánh khi mà trên địa bàn Hà Nội đã có rất nhiều ngân hàng lớn có uy tín và hoạt động lâu tại Hà Nội là thách thức rất lớn đối với Chi nhánh. Xây dựng văn hóa DN tốt và tạo ra sự khác biệt với các NHTM khác không chỉ là mục tiêu mà còn là yêu cầu thực tế đối với Chi nhánh. Xây dựng văn hóa DN từ hình ảnh bên ngoài, tới phong cách thái độ làm việc của đội ngũ CBCNV, quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên,...
Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 55
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN BẰNG ĐIỆN CỦA NHTMCP KIÊN LONG- CHI NHÁNH HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2015