Tình hình mở rộng cung ứng dịch vụ chuyển tiền bằng điện tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH tư vấn và đầu tư đa lĩnh vực Ngọc Tích (Trang 37)

ĐIỆN TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.2.1 Tƣơng quan giữa dịch vụ chuyển tiền bằng điện trong hệ thống nghiệp vụ TTQT của Ngân hàng TMCP Kiên Long

Trong những năm gần đây thì hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh toán hàng hóa theo phương thức chuyển tiền bằng điện T/T nói riêng đã và đang có xu hướng trở thành hoạt động chủ yếu của ngân hàng TMCP Kiên Long Chi nhánh Hà Nội.

Kể từ khi đi vào hoạt động, dịch vụ này ngày càng phát triển qua các năm, năm sau có doanh số cao hơn năm trước. Dù mới bắt đầu được triển khai trong vòng chưa đầy 5 năm nhưng nhận thức được trong nền kinh tế hội nhập, hoạt động mua bán giữa các nước phát triển, dịch vụ này đã được ban lãnh đạo của chi nhánh chú trọng. Chưa phải là nghiệp vụ truyền thống, kinh nghiệm chưa có nhiều, ngân hàng cũng đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay.

Thứ nhất số lượng ngân hàng hiện tại ở Việt Nam là rất nhiều, Chính phủ đã phải có chính sách hạn chế cấp phép thành lập ngân hàng mới. Tuy nhiên với yêu cầu khi hội nhập WTO, thị trường ngân hàng nước ta vẫn đón nhận thêm các ngân hàng lớn từ nước ngoài.

Thứ hai, dịch vụ chuyển tiền bằng điện đều có ở tất cả các ngân hàng. Rất nhiều ngân hàng có kinh nghiệm trong dịch vụ này. Họ đã có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp, công nghệ tân tiến.

Nhưng nhờ sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai, các chính sách đầu tư và marketing cũng có được những hiệu quả nhất định, tận dụng lợi thế của “người đi sau”, chi nhánh Hà Nội đã dần tự khẳng định mình trên thương trường, doanh thu từ dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T liên tục tăng cao. Ngày càng

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 38

có nhiều người biết đến thương hiệu ngân hàng TMCP Kiên Long khu vực miền Bắc.

Bảng 2.5: Doanh số thanh toán dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T tại NHTMCP Kiên Long- Chi nhánh Hà Nội

Năm Số món Giá trị thanh toán ( nghìn USD ) % tăng giảm so với năm trƣớc 2007 238 7113 2008 436 9699 13,63 2009 486 10.885 11,22 2010 684 23.084 112,07 6 tháng đầu năm 2011 264 16.958

Nguồn: Phòng TTQT NHTMCP Kiên Long- Chi nhánh Hà Nội

Qua bảng 2.5 có thể thấy dịch vụ TTQT của chi nhánh triển khai từ năm 2007. Từ đó đến nay dịch vụ này luôn phát triển mạnh mẽ, tổng giá trị TTQT gia tăng. Năm 2010, sau khi ngân hàng gia nhập thành viên của SWIFT, việc kết nối với các ngân hàng trong SWIFT trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Tổng giá trị năm 2010 có sự tăng lên rất nhanh chóng, so với năm 2009 tăng lên gấp hơn 2 lần, đạt 23.084 nghìn USD là minh chứng cho lợi ích đem lại từ việc gia nhập SWIFT của ngân hàng TMCP Kiên Long. Số liệu 6 tháng đầu năm 2011 của chi nhánh cho thấy, dịch vụ này đạt tốc độ phát triển nhanh chóng đạt 16.958 nghìn USD bằng 74% so với năm 2010. Với tốc độ này, giá trị chuyển tiền bằng điện năm 2011 tại chi nhánh sẽ tiếp tục tăng so với năm 2010 là hoàn toàn khả thi. Đây là thuận lợi cho chi nhánh thực hiện kế hoạch mở rộng hoạt động hơn nữa khi mở thêm 4 PGD trên địa bàn vào năm 2012. Biểu đổ 2.1 minh họa cụ thể hơn về sự gia tăng vượt trội này.

Biểu đồ 2.1: Giá trị thanh toán dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T tại NHTMCP Kiên Long chi nhánh Hà Nội

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 39

Nguồn: Phòng TTQT NHTMCP Kiên Long- Chi nhánh Hà Nội

Theo số liệu có thể thấy, doanh số thanh toán hàng hóa bằng dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T tại NHTMCP Kiên Long Chi nhánh Hà Nội có những thay đổi rất tích cực. Năm 2007 doanh số mới là 7113 nghìn USD thì đến năm 2008 con số này là 9.699 nghìn USD tăng 13,63 % so với năm 2007. Đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng có giảm xuống một chút nhưng vẫn tăng, đạt 10.885 nghìn USD tăng 11,22%. Nguyên nhân có thể từ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008. Giữ được tăng trưởng dịch vụ trong thời gian này là sự nỗ lực rất lớn của toàn thể lãnh đạo và CBCNV của chi nhánh. Năm 2010, lại là sự gia tăng mạnh mẽ của dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T, doanh số đã đạt 23.084 nghìn USD. Đồng thời với sự tăng lên của doanh số, lại là sự tăng lên về số lượng gói thanh toán. Sau 3 năm (từ năm 2007 đến nay 2010) con số này tăng lên gần gấp 3, với một dịch vụ mới bắt đầu tại khu vực mới đi vào khai thác thì con số mà chi nhánh Hà Nội đạt được rất quan trọng.

Biểu đồ 2.2: Giá trị gói thanh toán dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T NHTMCP Kiên Long – Chi nhánh Hà Nội

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 40 Nguồn: Phòng TTQT NHTMCP Kiên Long- Chi nhánh Hà Nội

Tuy có sự gia tăng về số lượng nói chung nhưng từ biểu đồ có thể nhận thấy xét giá trị bình quân của từng gói thanh toán lại có sự sụt giảm đáng kể. Năm 2007 giá trị gói thanh toán này là 29.88 nghìn USD, nhưng đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn 22.24 nghìn USD. Đến 2009 có tăng lên nhưng không đáng kể đạt mức 22.4 nghìn USD trên một gói thanh toán. Điều này ngoài khía cạnh khủng hoảng kinh tế chung toàn cầu thì cũng phải kể đến yếu tố mới được hình thành nên việc số lượng các khách hàng lớn có nhiều niềm tin đến Ngân hàng là không cao. Nắm bắt được điều này với sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ viên chức của Ngân hàng, năm 2010 đánh dấu sự tăng trưởng đầy khích lệ của dịch vụ này. Giá trị một gói thanh toán đạt mức trung bình 33.75 nghìn USD, nghĩa là tăng lên gấp 1,5 lần so với 2009.

Về khách hàng và phạm vi hoạt động của NHTMCP Kiên Long Chi nhánh Hà Nội trong dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T: Qua nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT theo phương thức T/T của chi nhánh chủ yếu là các công ty kinh doanh XNK vừa và nhỏ đóng trên địa bàn thành phố với các mặt hàng XNK chủ yếu là ô tô, sắt thép, gỗ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, chủ yếu là các công ty đã có quan hệ khá lâu dài với NH thông

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 41

các hoạt động tín dụng trước đó. Khách hàng cá nhân cũng có tìm đến dịch vụ này của ngân hàng, nhưng số lượng chưa đáng kể. Như vậy chất lượng dịch vụ của NH là rất đáng được tin cậy, tạo được uy tín đối với khách hàng. Tuy nhiên ngoài việc tiếp tục giữ vững lượng khách hàng lâu năm, việc thu hút các khách hàng mới tiềm năng cũng là rất quan trọng trong điều kiện cạnh tranh như ngày nay.

Từ năm 2007, hoạt động TTQT tại chi nhánh Hà Nội chính thức được đi vào hoạt động với các dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T, tín dụng chứng từ L/C.

Bảng 2.6 : Doanh số TTQT tại Chi nhánh Hà Nội theo các khoản mục về giá trị qua các năm từ 2007- 6 tháng đầu năm 2011

Khoản mục 2007 2008 2009 2010 6 tháng đầu 2011 DS (USD) Tỷ trọng DS (USD) Tỷ trọng DS (USD) Tỷ trọng DS (USD) Tỷ trọng DS (USD) Tỷ trọng T/T 7.113 72,23% 9.699 72.16% 10.855 71,58% 23.084 71,50% 16.958 69,6% L/C 2.735 27,77% 3.742 27.84% 4.310 28,42% 9.201 28,50% 7.410 30,4% Tổng 9.848 100% 13.441 100% 15.165 100% 32.285 100% 24.368 100%

Nguồn: Phòng TTQT NHTMCP Kiên Long- Chi nhánh Hà Nội

Qua bảng số liệu, có thể nhận thấy, hiện tại dịch vụ TTQT tại ngân hàng chỉ có loại là điện chuyển tiền T/T và thư tín dụng L/C. Từ năm 2007 tới nay, hai dịch vụ này đều thu được doanh số gia tăng lớn. Con số này lần lượt là 2.735 và 7.113 nghìn USD cho L/C và T/T, tương đương với tỷ trọng là 27,77% và 72,23%. Tốc độ gia tăng hàng năm của 2 dịch vụ này khá tăng đương nhau. Đến năm 2010, doanh số T/T tăng hơn 3 lần đạt 23.084 nghìn USD, trong khi đó doanh số L/C cũng ở mức cao 9.201 nghìn USD đưa tổng giá trị TTQT của chi nhánh năm 2010 đạt 32.285 USD gấp 3,5 lần so với năm 2007. 6 tháng đầu năm 2011, tổng giá trị TTQT tại chi nhánh đạt 75% so với năm 2010 với doanh số L/C đạt 7410 nghìn USD và doanh số dịch vụ T/T đạt 16958 USD.

Bảng 2.7: Doanh số TTQT tại Chi nhánh Hà Nội theo các khoản mục về số lượng qua các năm từ 2007- 6 tháng đầu năm 2011

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 42 Khoản mục 2007 2008 2009 2010 6 tháng đầu năm 2011 T/T 238 436 486 684 264 L/C 25 54 59 87 49 Tổng cộng 263 490 545 771 313

Nguồn: Phòng TTQT NHTMCP Kiên Long- Chi nhánh Hà Nội

Về số lượng, phát hành điện chuyển tiền vẫn chiếm đa số so với phát hành thư tín dụng L/C. Năm 2007 có 25 L/C được giao dịch, dịch vụ T/T là 238. Sang năm 2008, giao dịch L/C tăng lên gấp hơn 2 lần đạt 54 lượt giao dịch, giao dịch T/T cũng tăng gần gấp đôi đạt 436 giao dịch. Năm 2010, lượng giao dịch T/T và L/C đạt được lần lượt là 684 và 87 giao dịch. 6 tháng đầu năm 2011 số lượng giao dịch T/T có xu hướng giảm, có264 giao dịch bằng 38% so với cả năm 2010. Số lượng giao dịch L/C có xu hướng tăng so với năm 2010 đạt 49 bộ L/C.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các khoản mục trong TTQT chi nhánh Hà Nội từ 2005- 2010

Nguồn: Phòng TTQT NHTMCP Kiên Long- Chi nhánh Hà Nội

Biểu đồ 2.3 cho thấy được vai trò quan trọng của dịch vụ chuyển điền bằng điện T/T trong NHTMCP Kiên Long CN Hà Nội. Trước hết về mặt giá trị, có thể thấy rất rõ ở trong biểu đồ, tổng doanh số từ dịch vụ chuyển tiền bằng điện T/T luôn chiếm tới trên 70% trong suốt 4 năm từ 2007- 2010. Mặc dù có sự giảm xuống song rất ít và hầu như chưa đáng kể. Như năm 2007, giá trị của dịch vụ T/T

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 43

đạt 7113 triệu USD chiếm 72,3% doanh số của hoạt động TTQT tại chi nhánh. Năm 2008, tỷ lệ này cũng chỉ giảm đi có 0,1% xuống mức 72,2% và tại năm 2010 là 71,5%.

Xét về số lượng, các hợp đồng chuyển tiền bằng điện T/T cũng luôn ở mức cao hơn hẳn so với L/C. Qua đó cũng có thể nhận thấy trong tầm ngắn và trung hạn, chuyển tiền bằng điện vẫn là xu hướng phát triển của Chi nhánh Hà Nội trong hoạt động TTQT.

Xét về khách hàng, các doanh nghiệp thường xuyên mở L/C tại chi nhánh như

công ty cổ phần thương mại XNK Ngọc Dung, công ty cổ phần Việt Auto...Các công ty này cũng thường xuyên là khách hàng ở dịch vụ chuyển tiền T/T. Đây đều là các khách hàng truyền thống của chi nhánh, có giao dịch với ngân hàng nhiều lần ở cả dịch vụ thanh toán và vay vốn tín dụng.

Bảng 2.8: Các khách hàng DN truyền thống sử dụng dịch vụ chuyển tiền bằng

điện T/T tại Chi nhánh Hà Nội

TT Tên khách hàng Loại giao dịch Trị giá USD/ giao dịch

1 Công ty cổ phần thương mại XNK Ngọc Dung Chuyển tiền đi 20.000- 30.000 2 Công ty TNHH du lịch và quốc tế Hoàng Kim Chuyển tiền đi 50.000- 60.000 3 Công ty TNHH thương mại dịch vụ Hưng Lịch Chuyển tiền đi 20.000- 30.000 4 Công ty TNHH thương mại XNK Nam Tiến Chuyển tiền đi 100.00- 150.000 5 Công ty TNHH thương mại gia công Kim Khí Chuyển tiền đi 50.000- 60.000 6 Công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia Chuyển tiền đi 200.000- 300.00 7 Công ty cổ phần Việt Auto Chuyển tiền đi 100.000- 300.000 8 Công ty cổ phần Topcars Việt Nam Chuyển tiền đi 40.000- 70.000 9 Công ty TNHH thép Việt Hà Chuyển tiền đi 90.000- 100.000 10 Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân

Hoàng Long Nhận tiền 30.000- 40.000

Nguồn: Phòng TTQT – NHTMCP Kiên Long Chi nhánh Hà Nội Ngoài ra ở dịch vụ T/T còn có thêm các khách hàng cá nhân. Các khách hàng này số lượng không nhiều và giá trị không lớn so với nhóm khách hàng

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 44

doanh nghiệp. Như vậy khách hàng doanh nghiệp là nhóm khách hàng ưu tiên trong dịch vụ chuyển tiền bằng điện tại chi nhánh.

2.2.2 Thị phần dịch vụ chuyển tiền bằng điện tại chi nhánh Hà Nội

Việt Nam hiện có 37 NHTMCP, 5 NHTM nhà nước, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 2 ngân hàng chính sách, 22 công ty tài chính, 5 ngân hàng liên doanh. Cơ cấu thị phần của các nhóm này đang chia hai nửa rõ rệt: quốc doanh và cổ phần. Trong đó các ngân hàng quốc doanh luôn chiếm thị phần chủ yếu. Nhưng khoảng ba năm trở lại đây, khối các ngân hàng quốc doanh có lý do để lo ngại khi thị phần bắt đầu bị chia sẻ. Chỉ riêng sự gia tăng về số lượng thành viên và bùng nổ về mạng lưới của khối TMCP tạo một áp lực rất lớn. Số liệu thống kê của Vụ Dự báo - thống kê tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho thấy, tỷ trọng của các khối ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, ngân hàng liên doanh, quỹ tín dụng nhân dân hiện vẫn rất nhỏ trong tổng cơ cấu huy động và tín dụng của toàn hệ thống chỉ xấp xỉ 15% thị phần tín dụng và dao động khoảng 10% tổng số vốn huy động . Còn lại, áp đảo vẫn là khối ngân hàng quốc doanh và sự gia tăng đầy ấn tượng của 37 NHTMCP.

Vào thời điểm cuối năm 2007 đến đầu năm 2010, thị phần thanh toán giữa hai khối trên đã có sự dịch chuyển đáng chú ý. Tại thời điểm tháng 12/2007, khối quốc doanh (gồm 6 Ngân hàng là Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, MHB và Ngân hàng Chính sách xã hội) chiếm tỷ trọng tới 59,3% thị phần TTQT của toàn hệ thống, khối cổ phần chỉ có 27,7. Nhưng đến tháng 3/2010, tương quan trên đã thay đổi các con số lần lượt là 54,6% ở khối quốc doanh và 31,2% ở khối cổ phần.

Thực tế trên cho thấy rằng mức độ cạnh tranh rất khá gay gắt ở thị trường TTQT ở nước ta. Dù không có những tuyên bố lớn tiếng về việc tranh đua lẫn nhau nhưng tất cả các ngân hàng đều hiểu rằng việc giữ vững và phát triển thị phần hiện tại là vô cùng quan trọng. Nên bất cứ ngân hàng nào cũng đều có những chính sách cho riêng mình đặc biệt khi mà đất nước hội nhập sâu rộng hơn. Hoạt động TTQT ngày càng cho thấy vị trí của nó trong hoạt động Ngân hàng. Chuyển tiền bằng điện T/T với tư cách là một nghiệp vụ được sử dụng khá rộng rãi và được hình thành sớm nhất trong các phương thức giao dịch thanh toán quốc tế, các ngân hàng

Phạm Huyền Trang- Kinh tế Quốc tế 50C- Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế Page 45

cũng cho thấy sự quan tâm của họ đến mảng hoạt động này. Bên cạnh việc phát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH tư vấn và đầu tư đa lĩnh vực Ngọc Tích (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)