Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 31)

2.4.1. Phƣơng pháp luận

Đề tài sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận sau: tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên rừng để thực hiện nghiên cứu phát triển DLST VQG Vũ Quang.

1. Tiếp cận hệ sinh thái

Tiếp cận hệ sinh thái đặt con ngƣời và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hƣớng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định. Bởi vậy, tiếp cận hệ sinh thái có thể đƣợc sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng tính đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều ngƣời sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Chính vì vậy nó thích hợp đối với các nhà chuyên môn và những ngƣời sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, các vùng bảo tồn, quy hoạch đô thị và nhiều lĩnh vực khác [22]. Gill Shepherd (2004), cho rằng việc áp dụng tiếp cận hệ sinh thái sẽ giúp đạt đƣợc sự cân bằng giữa ba mục tiêu của Công ƣớc này: bảo tồn, sử dụng bền vững và chia sẻ một cách công bằng và bình đẳng lợi ích thu đƣợc từ việc sử dụng nguồn gen di truyền. Tiếp cận hệ sinh thái dựa trên việc ứng dụng các phƣơng pháp khoa học thích hợp tập trung vào các cấp độ tổ chức sinh học, bao gồm các chức năng, quá trình, cấu trúc thiết yếu và những mối tƣơng tác giữa sinh vật và môi trƣờng của chúng. Cách tiếp cận này thừa nhận rằng, con ngƣời cùng với sự đa dạng văn hóa của mình, là một hợp phần không tách rời của nhiều hệ sinh thái. Tiếp cận hệ sinh thái yêu cầu cách quản lý mang tính thích ứng để phù hợp với bản chất năng động và phức tạp của các hệ sinh thái cũng với sự thiếu hụt kiến thức về chức năng của chúng. Tiếp cận hệ sinh thái không gây cản trở đối với các cách tiếp cận quản lý và bảo tồn khác nhƣ thành lập các khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, các chƣơng trình bảo tồn các loài đơn lẻ,...mà còn có khả năng kết hợp tất cả các cách tiếp cận này để giải quyết những tình huống phức tạp.

26

Tiếp cận hệ sinh thái bao gồm 12 nguyên lý cơ bản dƣới đây [22]:

1. Những mục tiêu của quản lý đất, nƣớc và môi trƣờng sống là một vấn đề của sự lựa chọn xã hội.

2. Quản lý nên đƣợc phân cấp đến cấp quản lý phù hợp nhất và thấp nhất. 3. Các nhà quản lý hệ sinh thái nên xem xét những ảnh hƣởng (thực tế hoặc tiềm năng) của các hoạt động họ thực hiện tới những hệ sinh thái lân cận và các hệ sinh thái khác.

4. Nhận thức rõ những lợi ích có thể đạt đƣợc từ quản lý, đó là sự cần thiết thƣờng xuyên để hiểu đƣợc và quản lý hệ sinh thái trong một bối cảnh kinh tế. Mỗi một chƣơng trình quản lý hệ sinh thái nhƣ thế này nên bao gồm:

(i) Giảm những khiếm khuyết của thị trƣờng làm ảnh hƣởng tiêu cực đến sự đa dạng sinh học;

(ii) Khuyến khích để thúc đẩy việc sử dụng bền vững và bảo tồn sự đa dạng sinh học và

(iii) Nội tại hóa chi phí và lợi ích của một hệ sinh thái ở một cấp độ khả thi nhất.

5. Việc bảo tồn cấu trúc và chức năng hệ sinh thái, để duy trì dịch vụ hệ sinh thái nên đƣợc xem nhƣ là một mục tiêu ƣu tiên của tiếp cận hệ sinh thái.

6. Hệ sinh thái nên đƣợc quản lý trong phạm vi chức năng của nó.

7. Tiếp cận hệ sinh thái nên đƣợc thực hiện ở một phạm vi không gian và thời gian phù hợp.

8. Nhận ra đƣợc sự khác nhau phạm vi không gian và những tác động trễ do đặc thù của một hệ sinh thái, mục tiêu của quản lý hệ sinh thái nên đƣợc thiết lập cho dài hạn.

9. Quản lý phải nhận ra sự thay đổi là không thể tránh khỏi.

10. Tiếp cận hệ sinh thái nên tìm kiếm sự cân bằng thích hợp và sự hòa nhập của việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học.

27

11. Tiếp cận hệ sinh thái nên xem xét tất cả các dạng của thông tin có liên quan, bao gồm những kiến thức khoa học và bản địa và địa phƣơng, sự đổi mới và thực tiễn.

12. Tiếp cận sinh thái nên thu hút sự tham gia của tất cả các bên có liên quan của một xã hội và những kiến thức khoa học.

Gill Shepherd cũng đã đƣa ra 5 bƣớc thực hiện nhằm áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào thực tế một cách có hiệu quả nhất, bao gồm [22]:

Bƣớc A: Xác định các bên tham gia chính, định ranh giới hệ sinh thái, và xây dựng mối liên hệ giữa chúng.

Bƣớc B: Mô tả đặc trƣng cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái và xây dựng cơ chế quản lý và quan trắc hệ sinh thái.

Bƣớc C: Xác định những vấn đề kinh tế quan trọng ảnh hƣởng đến hệ sinh thái và các cƣ dân của nó.

Bƣớc D: Chỉ ra những ảnh hƣởng có thể có của hệ sinh thái mục tiêu đối với các hệ sinh thái lân cận.

Bƣớc E: Đƣa ra các mục tiêu dài hạn và những cách thực hiện mềm dẻo nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đó.

2. Tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng

Khái niệm và định nghĩa [15].

Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là chiến lƣợc toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hƣởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của cộng đồng địa phƣơng.

Lƣu ý thuật ngữ “Dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà những ngƣời sử dụng tài nguyên cũng phải là ngƣời quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó. Điều này giúp phân biệt nó với các chiến lƣợc quản lý các nguồn tài nguyên thiên

28

nhiên khác hoặc có tính tập trung hóa cao hoặc là không có sự tham gia của các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên

Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình mà qua đó những cộng đồng địa phƣơng đƣợc tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể đòi và dành quyền kiểm soát quản lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây là một phƣơng pháp hiện này đƣợc áp dụng khá rộng rãi nhằm quản lý tài nguyên một cách mền dẻo và cân bằng mối quan hệ của ngƣời dân với quản lý tài nguyên. Trong hoạt động DLST, việc áp dụng phƣơng pháp tiếp cận này sẽ là một công cụ phù hợp với mục tiêu ; hỗ trợ cho công tác bảo tồn ĐDSH.

Các nguyên tắc của quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng bao gồm:

-Tăng quyền lực cho cộng đồng địa phƣơng; -Đảm bảo sự công bằng;

-Tính hợp lý về sinh thái và phát triển bền vững; -Tôn trọng tri thức truyền thống/bản địa;

-Sự bình đẳng về giới;

Các thành tố của quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là:

- Cải thiện quyền hƣởng dụng các nguồn tài nguyên; - Xây dựng nguồn nhân lực;

- Bảo vệ môi trƣờng;

- Phát triển sinh kế bền vững.

Chu trình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng gồm có:

- Lập kế hoạch; - Thực hiện kế hoạch; - Quan trắc;

29 - Đánh giá.

3. Tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên [13].

Năm 1956 đánh dấu sự xuất hiện của tiếp cận hệ thống với công trình của nhà sinh vật học ngƣời Áo có tên là Ludwig von Bertalanffy “Học thuyết chung về hệ thống”. Theo nhà khoa học này thì “Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tƣơng tác giữa các tổ phần tạo nên nó”. Học thuyết của Bertalanffy chỉ rõ cách thức đúng đắn mà conngƣời xây dựng khái niệm về thực tại xung quanh mình, đồng thời cũng là một tiếp cận sắc sảo để giải quyết các vấn đề đƣợc đặt ra. Tiếp cận hệ thống không chỉ sử dụng kiến thức chuyên sâu của một ngành khoa học, mà còn sử dụng kiến thức đa ngành và liên ngành. Ở đâu có sự đa dạng kiến thức khoa học đƣợc sử dụng chồng chập trong cùng một hệ phƣơng pháp để giải quyết cùng một vấn đề, ởđó tiếp cận hệ thống đƣợc ứng dụng và phát triển.

Tiếp cận hệ thống nhấn mạnh vào việc xác định và mô tả mối liên kết giữa các yếu tố cấu tạo nên hệ thống và tƣơng tác giữa chúng. Mỗi hệ thống là một tập hợp các thành tố tƣơng tác với nhau, sự thay đổi của một thành tố sẽ dẫn đến thay đổi một thành tố khác, từ đó dẫn đến thay đổi thành tố thứ ba,...và do đó có thể làm thay đổi toàn bộ hệ thống. Bất cứ mối tƣơng tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính nguyên nhân, vừa có tính điều khiển. Một cách khái quát, tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận động và toàn diện. Cách tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất với các vấn đề môi trƣờng và phát triển - các hệ thống mềm và nửa mềm. Phân tích và tổng hợp hệ thống, mô hình và mô phỏng là các phƣơng pháp, công cụ cụ thể đƣợc sử dụng trong tiếp cận hệ thống [13].

Tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên coi tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận của hệ thống tự nhiên. Sự tồn tại, vận động và biến đổi của nó chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên, đồng thời nó cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố kinh tế xã hội. Mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên với các bộ phận khác của hệ thống sinh thái nhân văn.

30

2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

a) Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu (tiến hành trước khi bước vào giai đoạn thực địa): đó là các tài liệu, số liệu, các báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu nhƣ tài liệu về Du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học trong nƣớc và nƣớc ngoài, các tài liệu liên quan đến khu nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu này đƣợc thu thập trƣớc khi tiến hành nghiên cứu trên thực địa.

Sau khi thu thập số liệu tiến hành thống kê, phân tích và xử lý các số liệu phục vụ mục đích nghiên cứu để phục vụ cho các bƣớc tiếp theo của đề tài nhƣ: DLST hoạt động vận hành nhƣ thế nào, bài học kinh nghiêm, các mô hình và hoạt động có thể áp dụng.

b) Phương pháp nghiên cứu thực địa: là phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống có vai trò quan trọng. Quá trình thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu thực địa dựa chủ yếu là:

- Đánh giá nhanh tài nguyên DLST.

Với phƣơng pháp này đƣợc tiến hành sau khi đã có những phân tích nhận định về tài nguyên DLST ở VQG Vũ Quang. Cụ thể tác giả đã tiến hành đi thực địa đánh giá tài nguyên DLST với tuyến tiềm năng. Sử dụng các công cụ nhƣ máy ảnh để chụp lại hiện trạng rừng, các phong cảnh đẹp, dùng máy định vị cầm tay GPS để định các điểm, tuyến tiềm năng và các vùng có sự xuất hiện của các loài cây, chim thú...

- Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội của khu vực.

Phƣơng pháp này sử dụng chủ yếu là thu thập các kết quả báo cáo kinh tế - xã hội của tổ chức nhƣ huyện, xã, báo cáo giám sát xã hội của VQG Vũ Quang để có đƣợc số liệu sát thực về hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

c) Phương pháp phỏng vấn sâu: sử dụng để phỏng vấn một số đối tƣợng quan trọng bao gồm các cán bộ cấp xã, huyện và kết hợp với tham vấn cán bộ của

31

VQG Vũ Quang, cán bộ phụ trách du lịch của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch và những ngƣời dân địa phƣơng sẽ là kênh thông tin hữu ích. Các nội dung tham vấn đƣợc chuẩn bị nhƣ sau:

Các câu hỏi đặt ra khi tiền hành đề xuất hoạt động DLST ở VQG Vũ Quang.

1. Khu vực có tiềm năng gì về tự nhiên và văn hoá hấp dẫn du khách không? Một số ví dụ:

 Các loài quý hiếm hoặc đặc hữu, nhƣ: Sao la hay Mang lớn  Một số loài hung dữ nhƣ: hổ hay voi.

 Một số sinh cảnh hấp dẫn và đƣợc bảo vệ tốt nhƣ: rừng mƣa nhiệt đới núi thấp, rừng cảnh tiên trên núi cao...

 Mức độ đa dạng cao đối với các loài chim hay thú, ví dụ nhƣ hơn 300 loài chim hay hơn 100 loài thú. ..

 Có những địa hình hùng vĩ ví dụ nhƣ thác nƣớc cao, hang động...  Các di tích lịch sử hoặc đƣơng đại đƣợc quốc gia và quốc tế công

nhận, công trình văn hoá nhƣ đền chùa. 2. Du khách có dễ đến tham quan không?

3. Khu vực có thể đƣợc bảo vệ khỏi những tác động của du khách nhằm duy trì mức độ bảo tồn có thể?

4. Khu vực có các vấn đề liên quan đến an ninh mà chính quyền và cán bộ địa phƣơng không thể kiểm soát hiệu quả không?

5. VQG có bộ máy quản lý có khả năng quản lý hiệu quả việc xây dựng và giám sát chƣơng trình DLST?

6. Khu vực có những mong muốn đƣợc phát triển DLST hợp lý không?

7. Giám đốc VQG, các công ty điều hành du lịch và cộng đồng có sẵn lòng thay đổi theo yêu cầu của DLST không, ví dụ nhƣ ít tác động, hoạt động theo nhóm nhỏ, giám sát tác động, làm việc và liên kết với cộng đồng?

8. Các chuyến tham quan du lịch có cải thiện tình hình đa dạng sinh học hay giảm mức độ đe doạ lên công tác bảo tồn không?

32

d) Phương pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, rừng, kết hợp kết quả thực địa và các số liệu mà phòng khoa học kỷ thuật cung cấp thành lập bản đồ tài nguyên DLST, bản đồ đề xuất phát triển du lịch sinh thái.

e) Phân tích SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).

Điểm mạnh và điểm yếu tập trung vào các yếu tố bên trong, trong khi các cơ hội và các mối đe dọa lại phản ánh những tác động của hoàn cảnh bên ngoài ảnh hƣởng tới tổ chức, cộng đồng hoặc hoạt động. Điều này bao gồm cả các khía cạnh về văn hóa-xã hội, chính trị, kinh tế, môi trƣờng, kỷ thuật và các khía cạnh khác. Phƣơng pháp phân tích SWOT có thể bổ sung cho các công cụ khác bao gồm cả phƣơng pháp phân tích những ngƣời liên quan và thể chế.

- Điểm mạnh (S): Những điểm tích cực của nhóm, hoạt động hay của khu vực. - Điểm yếu (W): Những điểm tiêu cực của nhóm, hoạt động hay của khu vực. - Cơ hội (O): Các yếu tố thuận lợi trong môi trƣờng.

- Mối đe dọa (T): Các yếu tố không thuận lợi trong môi trƣờng.

Mục đích:

- Xác định các điểm mạnh, các cơ hội và cân nhắc cách làm tối ƣu các ƣu điểm đó, xác định những điểm yếu, mối đe dọa và cách khắc phục chúng. - Phân tích khả năng của các tổ chức dựa vào cộng đồng để thực hiện một dự

án cụ thể và tìm các lựa chọn để các dự án có hiệu quả hơn.

- Đánh giá một tổ chức, một hoạt động hay vùng dự án cụ thể liên quan đến sử dụng những phƣơng thức sau:

- Đánh giá khả năng của một tổ chức để thực hiện các hoạt động của tổ chức cộng đồng.

- Đánh giá các vùng dự án tiềm năng cho các hoạt động.

- Đánh giá một chƣơng trình hoặc hoạt động cụ thể liên quan đến các nhu cầu của cộng đồng.

33

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)