Nguyên tắc chung phát triển DLST ở VQG Vũ Quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 70)

Nhƣ chúng ta đã biết DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, vì vậy hoạt động du lịch này rất nhạy cảm. Nếu nhƣ tổ chức hoạt động tốt, khoa học thì nó mang lại lợi ích to lớn cho cả công tác bảo tồn và cộng đồng địa phƣơng. Song để tổ chức DLST đúng nghĩa không phải là một vấn đề đơn giản, nếu tổ chức hoạt động không tốt nhiều lúc lại có những ảnh hƣởng tiêu cực phản tác dụng. Bởi các hoạt động của DLST diễn ra ở các vùng sinh thái rất mong manh, rất nhạy cảm.

VQG Vũ Quang thực sự có tiềm năng lớn cho phát triển DLST. Tuy nhiên nhiều năm qua mặc dù VQG Vũ Quang đã nỗ lực tìm hƣớng đi để phát triển DLST song chƣa có một những đầu tƣ đúng mức cho công tác nghiên cứu, quy hoạch và tổ chức quản lý. Chính vì vậy cá nhân tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề ra một định hƣớng phát triển DLST ở VQG Vũ Quang, với mục tiêu sẽ đóng góp nghiên cứu này vào việc thực hiện tốt hoạt động DLST ở đây.

Các nghiên cứu và định hƣớng phát triển DLST này đƣợc tác giả đƣa ra dựa trên cở sở lý luận về DLST, những kinh nghiệm và bài học có đƣợc từ các VQG trên thế giới và Việt Nam, một căn cứ quan trọng nhất chính là dựa vào tiềm năng sẵn có về DLST của VQG Vũ Quang.

Trên cơ sở đó tác giả đƣa ra định hƣớng phát triển DLST nhƣ sau: Hoạt động DLST ở VQG Vũ Quang cũng giống nhƣ các VQG khác, việc phát triển phải chú ý đến sự cân bằng của 3 mục tiêu cơ bản là: Mục tiêu bảo tồn phải đƣợc ƣu tiên, hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch và phát triển cộng đồng địa phƣơng.

- Mục tiêu bảo tồn: Đó là sự xác định rõ các khu ƣu tiên dành cho bảo tồn, giảm sức ép của du lịch số đông lên môi trƣờng, làm phong phú các loại hình

65

DLST, hoạt động phải đƣợc vận hành theo hƣớng cung cấp và phù hợp với sức chứa chứ không chạy đua theo nhu cầu nhƣ các hoạt động kinh doanh khác.

- Hoạt động đảm bảo hiệu quả kinh tế là một yêu cầu quan trọng bên cạnh mục tiêu bảo tồn, nó hỗ trợ cho công tác bảo tồn, về kinh phí tái đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu bảo tồn, bổ sung nguồn thu nhập cho cán bộ VQG, hỗ trợ các hoạt động của cộng đồng, nên hoạt động cũng cần tính đến hiệu quả kinh tế.

- Mục tiêu phát triển cộng đồng: là sự khuyến khích ngƣời dân địa phƣơng tham gia trong quá trình quy hoạch, quản lý và thực hiện các hoạt động du lịch, tạo điều kiện cho họ đƣợc tham gia làm việc tăng thu nhập kinh tế, thông qua đó ngƣời dân địa phƣơng đƣợc nâng cao trình độ hiểu biết. Đặc biệt ở VQG Vũ Quang cần chú ý thu hút khách tạo điều kiện cho ngƣời dân ở bản Kim Quang, một bản có sự đặc trƣng của văn hóa, có sự hiện diện của ngƣời Lào đang gặp những khó khăn từ khi thành lập VQG đến nay.

Để phát triển DLST bền vững, khi phát triển cần đảm bảo tốt mối liên hệ của ba yếu tố; hiệu quả của hoạt động bảo tồn thiên nhiên, hiệu quả kinh tế và hiệu quả của việc phát triển cộng đồng (Phụ lục 1).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 70)