Kịch bản nƣớc biển dâng và dự báo tác động tới huyện Gò Công

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang (Trang 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Kịch bản nƣớc biển dâng và dự báo tác động tới huyện Gò Công

3.2.2.1. Lựa chọn kịch bản nƣớc biển dâng

* Đến nay, các kịch bản biến đổi khí hậu có thể tham khảo cho Việt Nam bao gồm:

1. Ngoài nước

- Báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC năm 2011. - Báo cáo đánh giá lần thƣ 4 của IPCC năm 2007.

58

- Sản phẩm của mô hình khí hậu toàn cầu với độ phân giải 20 km của Viện Nghiên cứu Khí tƣợng Nhật Bản (MRI-AGCM).

2. Các kịch bản biến đổi khí hậu trong nước

- Kịch bản biến đổi khí hậu xây dựng năm 1994 trong báo cáo về biến đổi khí hậu ở châu Á của Ngân hàng phát triển châu Á;

- Kịch bản biến đổi khí hậu đƣợc xây dựng cho Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu năm 2003;

- Báo cáo về kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam của Trƣờng đại học Oxford, Anh.

- Kịch bản biến đổi khí hậu đƣợc xây dựng năm 2002, 2003 bằng phƣơng pháp nhân tố địa phƣơng;

- Kịch bản biến đổi khí hậu do Viện KHKTTV&MT xây dựng năm 2005, 2006 bằng cách ứng dụng phần mềm MAGICC/SCENGEN 4.1 và phƣơng pháp Downscaling thống kê;

- Kịch bản biến đổi khí hậu do Viện KHKTTV&MT xây dựng năm 2007 đóng góp cho dự thảo Thông báo lần hai của Việt Nam cho Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu;

- Các kịch bản biến đổi khí hậu cho các địa phƣơng: Lào Cai, Thừa Thiên – Huế, Đồng bằng sông Hồng do Viện KHKTTV&MT xây dựng năm 2007, 2008;

- Kịch bản biến đổi khí hậu do Viện KHKTTV&MT xây dựng năm 2009

bằng cách ứng dụng phần mềm MAGICC/SCENGEN 5.3 và phƣơng pháp Downscaling thống kê;

- Kết quả tính toán từ mô hình MRI-AGCM của Viện Nghiên cứu Khí tƣợng Nhật Bản và Cục Khí tƣợng Nhật Bản (JMA).

59

- Áp dụng mô hình PRECIS để tính toán xây dựng kịch bản biến dổi khí hậu cho khu vực và Việt Nam do Viện KHKTTV&MT phối hợp với SEASTART và Trung tâm Hadley của Cơ quan khí tƣợng Vƣơng Quốc Anh thực hiện năm 2008.

* Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu

Trên cơ sở các tiêu chí nhƣ mức độ tin cậy của kịch bản BĐKH gốc, mức độ chi tiết của kịch bản BĐKH, tính kế thừa và phù hợp của kịch bản BĐKH với các kịch bản BĐKH đã và sẽ công bố trong các Thông báo quốc gia của Việt Nam về BĐKH, tính cập nhật thông tin của các kịch bản, tính phù hợp địa phƣơng nhƣ phù hợp với xu thế diễn biến nhiệt độ, lƣợng mƣa ở Việt Nam, tính đầy đủ của các kịch bản nhƣ đầy đủ các kịch bản cao, trung bình, thấp ứng với các kịch bản phát thải khí nhà kính và khả năng chủ động cập nhật kịch bản BĐKH đã đi đến lựa chọn kịch bản BĐKH cho các vùng khí hậu của Việt Nam đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp ứng dụng phần mềm MAGICC/SCENGEN 5.3 và phƣơng pháp Downscaling thống kê.

* Kịch bản nước biển dâng được kiến nghị là: Kịch bản cao đƣợc tính toán theo kịch bản phát thải cao A1F1 và Kịch bản trung bình đƣợc tính toán theo kịch bản phát thải trung bình B2. Đây cũng là kịch bản nƣớc biển dâng đƣợc đƣợc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn lựa chọn tính toán dự báo ảnh hƣởng mực nƣớc biển dâng đối với sản xuất lúa vùng đồng bằng sồng Cửu Long. Mặt khác huyện Gò Công Đông là một huyện ven biển thuộc tỉnh Tiền Giang - vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên đề tài lựa chọn kịch bản này tính toán cho huyện Gò Công Đông. Mốc thời gian lựa chọn tính toán cho mực nƣớc biển dâng là: Năm 2020 mực nƣớc biển dâng 12 cm; năm 2030 mực nƣớc biển dâng 17 cm; năm 2090 mực nƣớc biển dâng là 75 cm.

60

Bảng 3.7. Kịch bản nƣớc biển dâng đƣợc lựa chọn tính toán Kịch bản

nƣớc biển dâng (cm)

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Cao (A1F1) 12 17 24 33 44 57 71 86 100

Trung bình

(B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 74

61

Hình 3.5. Sơ đồ ngập lụt Đồng bằng Sông Cửu Long Kịch bản nƣớc biển dâng 12 cm

62

Hình 3.6. Sơ đồ ngập lụt Đồng bằng Sông Cửu Long Kịch bản nƣớc biển dâng 17 cm

63

Hình 3.7. Sơ đồ ngập lụt Đồng bằng Sông Cửu Long Kịch bản nƣớc biển dâng 75 cm

64

Hình 3.8. Sơ đồ xâm mặn Đồng bằng Sông Cửu Long Kịch bản nƣớc biển dâng 12 cm

65

Hình 3.9. Sơ đồ xâm mặn Đồng bằng Sông Cửu Long Kịch bản nƣớc biển dâng 17 cm

66

Hình 3.10. Sơ đồ xâm mặn Đồng bằng Sông Cửu Long Kịch bản nƣớc biển dâng 75 cm

67

3.2.2.2. Dự báo tác động của nƣớc biển dâng theo các kịch bản

Mực nƣớc biển càng cao thì lũ lụt do thủy triều, nƣớc dâng bão và lũ thƣợng nguồn gây ra càng lớn. Đây là mối đe doạ lớn nhất đối với các vùng nông nghiệp ven biển, đất thấp, đất trũng. Thủy triều kết hợp với NBD sẽ làm gia tăng nhu cầu đắp đê bao tại các khu vực ven sông và ven biển. Hiện tƣợng “nƣớc vật” do mực nƣớc dâng cao ở hạ nguồn cũng làm gia tăng ngập lụt do lũ thƣợng nguồn. Điều đó có nghĩa là lũ sẽ đến sớm hơn, thoát chậm hơn; thời gian ngập lụt dài hơn và mực nƣớc lũ cao hơn. Điều này có nghĩa mô ̣t số vùng đất sẽ trở thành chìm liên tục dƣới mặt nƣớc hoặc có thời gian chìm ngập quá dài nên không phù hợp cho canh tác . Kết quả là nông dân mất nơi ở , nhà cửa, vƣờn tƣợc, đất canh tác v .v. Khu vƣ̣c nông thôn mất nhƣ̃ng cơ sở ha ̣ tần g hiê ̣n đã đƣợc đầu tƣ xây dƣ̣ng . Lũ lụt cũng làm gia tăng xâm nhập mặn và gây ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng. Lũ lụt do nƣớc dâng bão trong bối cảnh NBD sẽ có khả năng trở thành thảm họa.

Nƣớc biển dâng sẽ tác động mạnh mẽ hơn đến nguồn nƣớc trên các hệ thống sông, đồng thời gây ra nhiều rủi ro cho các đối tƣợng dùng nƣớc trong khu vực. Các vùng ven sông có địa hình thấp đƣợc dự báo sẽ là các vùng bị ảnh hƣởng nặng nhất.

Gò Công Đông là huyện duy nhất của tỉnh Tiền Giang tiếp giáp với biển đông. Vì vậy, khi nƣớc biển dâng (NBD) cao Gò Công Đông là huyện chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất. Đặc biệt là các khu vực có địa hình thấp. Nƣớc biển dâng thì sản xuất nông nghiệp sẽ bị ảnh hƣởng nặng nề nhất là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa.

Nƣớc biển dâng cao sẽ gây xáo trộn toàn bộ đời sống, thậm trí có thể sẽ làm biến mất hoàn toàn một số loài sinh vật. Các giống cây trồng khô hạn sẽ không cho hiệu quả và buộc phải thay thế bằng các giống cây ngập nƣớc. Với kịch bản mực nƣớc biển dâng12 cm thì diện tích huyện Gò Công Đông bị ngập là 1.959,0 ha (chiếm 7,48% diện tích đất tự nhiên); ứng với nƣớc biển dâng 17 cm diện tích bị

68

ngập 2.421 ha (chiếm 9,25% diện tích đất tự nhiên); khi nƣớc biển dâng 75 cm diện tích ngập là 3.113 ha (chiếm 11,89% diện tích tự nhiên) .

Các mức ngập đƣợc chia làm 4 cấp: từ 0m-0,5m; 0,5m-1m; 1,0m-1,5m; >1,5m. Trong đó, hai kịch bản nƣớc biển dâng 12 cm, 17 cm thì có 3 mức ngập 0m- 0,5m; 0,5m-1m; 1,0m-1,5m. Kịch bản nƣớc biển dâng 75 cm thì có 4 mức ngập. Diện tích ngập phụ thuộc rất nhiều vào địa hình, những nơi nào có địa hình thấp và gần cửa sông thì diện tích ngập sẽ lớn và mức ngập sẽ sâu hơn. Trong các mức ngập thì mức ngập từ 0,5m-1,0m có diện tích lớn nhất: 865,0 ha (chiếm 44,16% diện tích ngập)- kịch bản NBD 12 cm, 1.282,0 ha (chiếm 53,95% diện tích ngập)-kịch bản NBD 17 cm, 1.449 ha (chiếm 46,55% diện tích ngập).

Bảng 3.8. Diện tích ngập huyện Gò Công Đông ứng với các kịch bản NBD

STT Hạng mục ngập (ha) Diện tích Cơ cấu (%) So với diện tích tự nhiên (%) KỊCH BẢN NƢỚC BIỂN DÂNG 12 CM 1 Vùng bị ngập từ 0 m - 0,5 m 692 35,32 2,64 2 Vùng bị ngập từ 0,5 m - 1,0 m 865 44,16 3,30 3 Vùng bị ngập từ 1,0 m - 1,5 m 402 20,52 1,54 Tổng diện tích bị ngập 1.959 100 7,48 KỊCH BẢN NƢỚC BIỂN DÂNG 17 CM 1 Vùng bị ngập từ 0 m - 0,5 m 434 17,93 1,66 2 Vùng bị ngập từ 0,5 m - 1,0 m 1.282 52,95 4,90 3 Vùng bị ngập từ 1,0 m - 1,5 m 705 29,12 2,69 Tổng diện tích bị ngập 2.421 100 9,25 KỊCH BẢN NƢỚC BIỂN DÂNG 75 CM 1 Vùng bị ngập từ 0,0 m - 0,5 m 516 16,58 1,97 2 Vùng bị ngập từ 0,5 m - 1,0 m 702 22,55 2,68

69 STT Hạng mục Diện tích ngập (ha) Cơ cấu (%) So với diện tích tự nhiên (%) 3 Vùng bị ngập từ 1,0 m – 1,5 m 1.449 46,55 5,53 4 Vùng bị ngập > 1,5m 446 14,33 1,70 Tổng diện tích bị ngập 3.113 100 11,89 Nguồn: Tính toán của tác giả, 2012.

Đối với các vùng bị ngập, thì đất lúa có diện tích bị ngập lớn nhất, sau đó là diện tích đất cây lâu năm. Với kịch bản nƣớc biển dâng 12 cm thì diện tích đất canh tác lúa bị ngập là 1.423,6 ha (chiếm 72,67% diện tích ngập), tƣơng ứng kịch bản NBD 17 cm diện tích đất lúa ngập là 1.817,7 ha (chiếm 75,08% diện tích ngập), ứng với kịch bản NBD 75 cm diện tích đất lúa ngập là 2.066,42 (chiếm 66,38% diện tích ngập).

Bảng 3.9. Diện tích các loại đất bị ngập ứng với các kịch bản nƣớc biển dâng

STT Hạng mục ngập (ha) Diện tích Cơ cấu (%) So với diện tích tự nhiên (%) KỊCH BẢN NƢỚC BIỂN DÂNG 12 CM 1 Diện tích đất lúa 1.423,6 72,67 5,44

2 Diện tích đất cây lâu năm 414,0 21,13 1,58

3 Diện tích đất ở 21,4 1,09 0,08

4 Đất khác 100,0 5,10 0,38

Tổng diện tích 1.959 100 7,48 KỊCH BẢN NƢỚC BIỂN DÂNG 17 CM

1 Diện tích đất lúa 1.817,7 75,08 6,94

2 Diện tích đất cây lâu năm 442,0 18,26 1,69

3 Diện tích đất ở 33,6 1,39 0,13

70

STT Hạng mục ngập (ha) Diện tích Cơ cấu (%) So với diện tích tự nhiên (%) Tổng diện tích 2.421,0 100,0 9,25 KỊCH BẢN NƢỚC BIỂN DÂNG 75 CM 1 Diện tích đất lúa 2.066,42 66,38 7,89

2 Diện tích đất cây lâu năm 471,0 15,13 1,80

3 Diện tích đất ở 42,1 1,35 0,16

4 Đất khác 533,50 17,14 2,04

Tổng diện tích 3.113,00 100,00 11,89 Nguồn: Tính toán của tác giả, 2012.

3.2.2.3. Dự báo tác động của quá trình xâm mặn theo các kịch bản nƣớc biển dâng.

Nƣớc biển dâng và dòng chảy trong sông có quan hệ tới xâm nhập mặn khác nhau ở mỗi vùng cửa sông. Kết quả tính toán, dự báo phạm vi xâm nhập mặn lớn nhất ở các cửa sông chính. Xâm mặn vào đất liền sẽ diễn ra nhanh thông qua hệ thống các cửa sông này. Mực nƣớc biển dâng cao làm quá trình xâm nhập mặn tại vùng cửa sông thuộc dải ven biển huyện Gò Công Đông diễn biến phức tạp và càng lấn sâu vào trong đất liền, ảnh hƣởng đến quá trình lấy nƣớc phục vụ các ngành kinh tế.

Một trong những hậu quả của nƣớc mặn xâm nhập trong mùa khô sẽ gây nên tình trạng thiếu nƣớc ngọt cho nông nghiệp có thể sẽ rõ rệt hơn và sản lƣợng nông nghiệp giảm nghiêm trọng. Gia tăng xâm nhập mặn hàng năm kéo theo hệ sinh thái nông nghiệp cũng biến đổi theo hƣớng bất lợi đối với các loại cây trồng, vật nuôi nói riêng và tính đa dạng loài nói chung.

Nƣớc biển càng dâng cao thì vấn đề xâm mặn sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Khi mực nƣớc biển dâng 12 cm trở lên thì toàn bộ diện tích huyện Gò Công

71

Đông đều bị xâm mặn. Độ mặn đƣợc chia làm 3 cấp chính: 2%o - 4%o; 4%o - 7,5%o; 7,5%o - 24%o.

Khi mực nƣớc biển dâng càng dâng cao thì diện tích xâm mặn ứng với độ mặn 2%o - 4%o càng giảm đi và diện tích đất bị xâm mặn với độ mặn 4%o - 7,5%o; 7,5%o - 24%o càng tăng lên. Trong đó, vùng đất bị xâm mặn ứng với độ mặn 4%o - 7,5%o có diện tích lớn nhất ứng với cả ba kịch bản nƣớc biển dâng.

Bảng 3.10. Diện tích xâm mặn toàn huyện tứng với các kịch bản NBD STT Hạng mục DT bị xâm mặn (ha) Cơ cấu (%) KỊCH BẢN NƢỚC BIỂN DÂNG 12 CM 1 Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 2%o - 4%o 537,00 2,1 2 Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 4%o - 7,5%o 21.425,02 81,8 3 Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 7,5%o - 24%o 4.221,30 16,1 Tổng diện tích 26.183,32 100,00 KỊCH BẢN NƢỚC BIỂN DÂNG 17 CM 1 Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 2%o - 4%o 338,00 1,29 2 Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 4%o - 7,5%o 21.524,86 82,21 3 Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 7,5%o - 24%o 4.320,46 16,50 Tổng diện tích 26.183,32 100,00 KỊCH BẢN NƢỚC BIỂN DÂNG 75 CM 1 Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 2%o - 4%o 140,00 0,53 2 Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 4%o - 7,5%o 21.393,09 81,71 3 Vùng bị nhiễm mặn với độ mặn 7,5%o - 24%o 4.650,23 17,76 Tổng diện tích 26.183,32 100,00

72

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang (Trang 57)