Tác động của nƣớc biển dâng đến hệ thống rừng ngập mặn

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang (Trang 84)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4.Tác động của nƣớc biển dâng đến hệ thống rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng đối với việc có chức năng chắn sóng, chống xói mòn, chống xâm thực,…có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ nội đồng, đặc biệt là diện tích đất canh tác lúa.

Khi nƣớc biển dâng cao do tác động của BĐKH, diện tích rừng phòng hộ này sẽ giảm tác dụng của nó, xâm nhập mặn sẽ tiến sâu vào trong nội đồng làm cho các chất dinh dƣỡng trong môi trƣờng đất đƣợc bảo vệ bởi lớp thực vật trên bề mặt mất

85

đi, đất sẽ bị xói mòn, trơ hóa. Không có các hệ thực vật, rừng cây chắn lũ, các dòng nƣớc chảy qua thì đất sẽ bị xói mòn và gây sạt lở nghiêm trọng. Việc phá huỷ lớp phủ bề mặt đã làm giảm khả năng giữ nƣớc của đất, tạo điều kiện để các tầng nhiễm mặn dƣới sâu xâm nhập dần lên bề mặt đất, gây mặn hóa, phèn hoá toàn bộ tầng đất mặt, làm chết nhiều loại cây trồng và thuỷ sản.

3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM ỨNG PHÓ (GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG) VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT LÖA

Các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với nƣớc biển dâng đối với huyện Gò Công Đông đƣợc xây dựng trên cơ sở Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050, chiến lƣợc ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Tiền Giang.

Đồng thời các giải pháp đƣa ra trên cơ sở phải phù hợp với thực trạng điều kiện tự nhiên và dự báo nƣớc biển dâng huyện Gò Công Đông.

Hình 3.14. Sơ đồ ứng phó (giảm thiểu và thích ứng) với nƣớc biển dâng (Đường liền chỉ ảnh hưởng hoặc phản ứng trực tiếp. Đường gián đoạn chỉ ảnh hưởng hoặc phản ứng

gián tiếp). Giảm nhẹ Tác động Ứng phó Thích ứng Nƣớc biển dâng

86

3.3.1. Giải pháp công trình

Nếu xét trong điều kiện công trình thủy lợi hiện có và tiếp tục cải tạo, nâng cấp và đầu tƣ xây dựng mới một cách đồng bộ thì hệ thống thủy lợi sẽ phát huy vai trò kiểm soát lũ, kiểm soát mặn, đặc biệt là ứng phó với nƣớc biển dâng.

Đê biển đƣợc xem là công trình đầu tiên trong hệ thống công trình bảo vệ sản xuất nông nghiệp, đất canh tác lúa cũng nhƣ tính mạng và tài sản của nhân dân trƣớc những hiểm họa từ phía biển. Đê biển có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bền vững các dải đất ven biển, điều tiết mặn ngọt dải ven biển, đảm bảo nguồn nƣớc ngọt nội đồng, là tấm lá chắn hữu hiệu ngăn chặn thảm họa nƣớc biển dâng. Tuy vậy, do hệ thống đê biển đã đƣợc hình thành qua nhiều thời kỳ, giai đoạn khác nhau với mục đích nhiệm vụ không giống nhau. Do đó, hệ thống thiếu thiếu sự đồng bộ, không thống nhất về chỉ tiêu thiết kế, xây dựng và hầu nhƣ chƣa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nhất là trong điều kiện nƣớc biển dâng. Hệ thống đê biển huyện Gò Công Đông do không đƣợc duy tu bảo dƣỡng thƣờng xuyên nên nhiều đoạn đã xuống cấp, tuyến đê sụt lún, sạt lở, công trình dƣới đê bị hƣ hỏng khá nhiều.

Để tăng cƣờng sự hữu hiệu của hệ thống đê biển huyện Gò Công Đông trƣớc nguy cơ nƣớc biển dâng thì Chính phủ đã phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng đê biển Gò Công từ nay đến năm 2020. Dự án nâng cấp, mở rộng đê biển Gò Công Đông khi hoàn thành sẽ ngăn triều cƣờng, nƣớc biển dâng, có khả năng chống lại những cơn bão trên cấp 10, bảo vệ an toàn cho đất lúa, hoa màu, cây ăn trái và hàng ngàn nhà dân các địa phƣơng.

- Trƣớc tiên, sẽ thực hiện những hạng mục nhƣ đầu tƣ nâng cấp tuyến đê có chiều dài hơn 21km chạy dọc theo bờ biển từ xã Tân Thành đến xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông với cao trình +4m, bề rộng mặt đê 7,5m đƣợc trải nhựa.

- Tỉnh sẽ xây dựng tuyến đê phòng thủ song song và cách đê chính khoảng 1km chạy dọc theo kênh Ba (Gò Công Đông) có chiều dài gần 12km, cao trình đê +3m, bền rộng mặt đê 6m.

87

- Xây dựng hệ thống kênh đa mục tiêu: Hệ thống kênh tƣới; hệ thống kênh tiêu; kết hợp thoát lũ. (kiểm soát mặn, điều tiết nƣớc, ngọt hóa và , đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản), gắn với phát triển giao thông nông thôn để phát huy hiệu quả đồng bộ. Việc xây dựng các công trình mới phải có khả năng ngăn đƣợc nƣớc biển dâng.

- Xây dựng hệ thống cống ngăn mặn: Các hệ thống cống ngăn mặn thiết kế có cửa đóng mở tự động hay bán tự động nhƣng phải kết hợp giao thông thủy. Hệ thống cống đóng mở trên các kênh tiêu nƣớc để giữ nƣớc ngọt trong kênh, đặc biệt là những tháng cuối mùa mƣa để sử dụng trong mùa khô. Có thể thấy, đây là một việc hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc và thực sự cần thiết. Hệ thống cống ngăn mặn sẽ ngăn cản sự xâm thực mặn trên các sông chính. Cùng với đó, việc tích nƣớc trong các kênh tiêu, cung cấp nguồn nƣớc ngọt tƣới trong mùa khô, ngăn cản quá trình bốc mặn, phèn lên tầng mặt. Chủ trƣơng cuối mùa mƣa ngăn nƣớc, giữ nƣớc trong kênh càng lâu càng tốt. Lƣợng nƣớc tích trữ có thể sử dụng để điều hòa dòng chảy ngăn cản xâm

nhập mặn.

3.3.2. Giải pháp phi công trình

3.3.2.1. Giải pháp sử dụng các giống lúa thích hợp

a. Sử dụng giống lúa nổi thích hợp với thời gian ngập dài.

Các giống lúa thông thƣờng đƣợc lai gene Submergence và Snorkel (Nhật Bản) có thể chống chịu nhiều kịch bản ngập lụt. Nếu nƣớc ngập nhanh và sâu, gene Submergence sẽ phát huy tác dụng. Nếu nƣớc ngập từ từ nhƣng kéo dài, gene Snorkel sẽ giúp cây lúa vƣợt lên cao khỏi mặt nƣớc và cho thu hoạch nhƣ bình thƣờng ngay cả khi ngập lụt trong nhiều tuần lễ.

Ngoài ra, còn bộ giống lúa ngập úng do Cố giáo sƣ Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng đã lai tạo thành công vào năm 1980 (viết tắt là chữ U: giống U14, U17,…) đƣợc trồng đại trà đem lại kết quả khả quan tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

88

cần tiếp tục nghiên cứu chọn lọc, lai tạo các giống lúa chịu ngập úng thích hợp với vùng Gò Công Đông.

b. Sử dụng giống lúa thích hợp với các loại đất nhiễm mặn: Các giống OM5464, OM 5166, OM 5629, OM 6677 có khả năng chịu đƣợc độ mặn 3 - 4 phần ngàn. Riêng giống lúa IR 64 Subon 1 đang đƣợc thí nghiệm cho thấy có khả năng thích ứng với độ mặn 5 - 6 phần ngàn ngập úng trong khoảng 21 ngày. Một số dòng lúa chịu mặn mới nhƣ: OM7347, OM9915, OM9921 và OM9916 có tính chịu mặn khá tốt, gạo có mùi thơm đậm, cơm ngon, đang đƣợc khảo nghiệm và nhân rộng tại một số trung tâm giống của tỉnh.

3.3.2.2. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Đề xuất cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng đạt hiệu quả kinh tế cao, bền vững về môi trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chuyển đất canh tác 3 vụ lúa sang trồng hai vụ lúa kết hợp nuôi cá đồng, tôm nƣớc ngọt để tăng hiệu quả sử dụng đất.

+ Cơ cấu cây trồng và mùa vụ cần chuyển dịch: 2 vụ lúa (lúa đông xuân – hè thu); 1 vụ lúa + nuôi trồng thủy sản (lúa mùa – tôm cá); 1 vụ lúa + 1 vụ mùa (lúa mùa – rau màu); chuyên màu (bắp, đậu tƣơng, mía, đậu đỗ…); trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi cá.

+ Đối với khu vực bị nhiễm mặn nặng có thể chuyển diện tích lúa, hoa màu sang quy hoạch thành các vùng nuôi tôm chuyên canh, đặc biệt là các khu vực ven biển.

3.3.2.3. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ

- Vụ mùa cần xuống giống sớm nhằm né mặn cuối vụ.

- Vụ Hè Thu cần gieo trồng muộn nhằm né mặn, chủ yếu tại các xã giáp biển.

89

3.3.2.4. Giải pháp luân canh trên đất canh tác lúa

Sản xuất vụ Đông - Xuân ở Gò Công Đông bị ảnh hƣởng không nhiều, tình trạng xâm nhập mặn chỉ ảnh hƣởng trực tiếp và mạnh đến vụ lúa Xuân - Hè.

- 2 lúa + 1 màu: Lúa đông xuân - màu xuân hè - lúa mùa; Ngô đông xuân - lúa hè thu - lúa mùa.

- 1 lúa + 2 màu: Màu đông xuân - màu hè thu - lúa mùa.

- 1 lúa + 1 màu: Lúa đông xuân - màu hè thu; Màu đông xuân - lúa mùa; Lúa mùa - màu hè thu.

- 1 lúa + 1 thuỷ sản: Lúa mùa - cá hoặc tôm càng xanh.

3.3.2.5. Lịch thời vụ gieo trồng đối với từng tiểu vùng

- Vùng bị ảnh hƣởng của ngập lũ: Vụ Đông Xuân gieo trồng lúa phải chủ động bằng cách tiền hành cày ngâm lũ, trƣớc khi lũ rút còn 30 cm thì cần bơm nƣớc ra, san phẳng mặt ruộng và tiến hành gieo sạ nhằm tranh thủ lƣợng nƣớc còn dồi dào. Kết thúc thời vụ gieo trồng dựa vào mức độ kiểm soát lũ của bờ bao, nói chung nƣớc lũ lên 50 cm so với mặt ruộng là không an toàn cho cây trồng. Do vậy, thời gian canh tác an toàn đối với cây trồng trong vùng lũ đƣợc bắt đầu từ khi lũ rút còn 30 cm đến khi nƣớc lũ về ngập 50 cm so với mặt ruộng (nhƣng phải có bờ bao kiểm soát lũ).

- Vùng ảnh hƣởng chịu mặn: thời gian đảm bảo hệ thống canh tác an toàn bắt đầu từ khi có độ mặn 2%0 - 4%0 buộc phải hoàn thành thu hoạch cây trồng và tính ngƣợc lại, thời gian nƣớc có độ mặn 2%0 - 4%0 là không an toàn. Do vậy, ở vùng này nông dân phải gieo vùi đối với lúa Hè Thu hoặc gieo mạ để cấy rút ngắn thời gian sinh trƣởng của cây lúa. Ngoài ra nên chọn các giống có khả năng chịu mặn.

- Vùng ngập úng: nên chọn hệ thống canh tác lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt, sử dụng giống lúa cứng cây, ít đổ ngã, kết hợp khai thác lợi thế về nguồn nƣớc ngọt dồi dào tiến hành nuôi cá đồng tăng thêm giá trị sản lƣợng và thu nhập.

- Tiểu vùng giáp biển: một số nơi đã đƣợc ngọt hóa, song do ở cuối nguồn nƣớc ngọt lại kế cận khu vực đƣa mặn vào nuôi tôm nƣớc lợ nên phải phân ranh

90

mặn – ngọt. Không nên chuyên canh lúa 3 vụ và nếu có gieo cấy lúa vụ Đông Xuân thì phải thu hoạch xong trƣớc khi có độ mặn 2%0 - 4%0 , nên canh tác hệ thống luân canh lúa – cây trồng cạn ở nơi có điều kiện thay cho hình thức canh tác lúa 2-3 vụ.

3.3.2.6. Giải pháp trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển

Hệ thống rừng ngập mặn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự an toàn của hệ thống đê biển. Nhờ có hệ thống rừng làm tƣờng chắn và đê biển đƣợc bảo vệ an toàn. Thực tế cho thấy những cơn bão đổ bộ vào huyện Gò Công Đông trong những năm vừa qua cho thấy những nơi nào có rừng ngập mặn thì đê biển đều đƣợc bảo vệ vững vàng. Kết quả khảo sát ở các Quốc gia có sóng thần cũng cho thấy các dài rừng ngập mặn có thể làm giảm cƣờng độ của sóng thần từ 50%-90%, các làng mạc sau rừng cũng ít bị ảnh hƣởng.

Nhằm ứng phó với nƣớc biển dâng gây ảnh hƣởng tới sản xuất nông nghiệp nói chung và đất canh tác lúa nói riêng cần phải quan tâm đầu tƣ mở rộng diện tích, bảo vệ chăm sóc rừng phòng hộ đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ven biển, khuyến khích nhân dân trồng cây chắn sóng, bảo vệ tuyến đê bao, chống sạt lở...đặc biệt là bảo vệ tuyến đê xung yếu ven biển, đồng thời hạn chế ảnh hƣởng của thủy triều lấn sâu vào đất liền. Thực hiện trồng rừng phòng hộ bảo vệ đê tại đoạn xung yếu có bề dày rừng tối thiểu 200m về phía biển với diện tích 100ha và trồng rừng bổ sung một số đoạn phía đồng dọc theo chân đê có chiều dài 4,5km, diện tích 9,15ha.

Tăng cƣờng trồng mới, đồng thời nghiêm cấm hiện tƣợng chặt phá, chuyển đổi mục đích sử dụng. Tập đoàn cây trồng ngập mặn: đƣớc, bần, trang, mắm.

3.3.3. Giải pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục và tăng cƣờng năng lực ứng phó với nƣớc biển dâng phó với nƣớc biển dâng

- Xây dựng chƣơng trình tập huấn cho các đối tƣợng trực tiếp tham gia công tác ứng phó với nƣớc biển dâng; chú trọng tới cán bộ quản lý, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chuyên trách, cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã.

- Tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến đất canh tác lúa của huyện Gò Công Đông. Tuyên truyền các

91

giải pháp chiến lƣợc ứng phó với với nƣớc biển dâng, điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con ngƣời để phù hợp với môi trƣờng, khí hậu thay đổi, nhằm ứng phó với những tác động hiện tại hoặc tƣơng lai.

- Xây dựng và thực hiện lồng ghép nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng vào chƣơng trình giảng dạy trong trƣờng học; tổ chức các hình thức lồng ghép kiến thức cơ bản biến đổi khí hậu vào giảng dạy và các hoạt động sinh hoạt ngoại khoá, vẽ tranh, viết báo trƣờng, các hội thi,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

(1) Gò Công Đông là huyện duy nhất giáp biển của tỉnh Tiền Giang, đồng thời cũng là huyện chịu ảnh hƣởng nặng nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nƣớc biển dâng và hiện tƣợng xâm mặn. Trong ngành trồng trọt thì diện tích đất canh tác lúa chiếm tỷ trọng lớn nhất 10.858,01 ha chiếm 62,05% diện tích đất nông nghiệp, 41,47% tổng diện tích tự nhiên. Sản xuất lúa của huyện không những góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lƣơng thực, mà còn góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu gạo cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khi nƣớc biển dâng và xâm mặn diễn ra sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng và làm suy giảm diện tích đất canh tác lúa.

(2) Để đánh giá đƣợc tác động của nƣớc biển dâng đến đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông thì tác giả đã lựa chọn Kịch bản cao đƣợc tính toán theo kịch bản phát thải cao A1F1 và Kịch bản trung bình đƣợc tính toán theo kịch bản phát thải trung bình B2. Mốc thời gian lựa chọn tính toán cho mực nƣớc biển dâng là: Năm 2020 mực nƣớc biển dâng 12 cm; năm 2030 mực nƣớc biển dâng 17 cm; năm 2090 mực nƣớc biển dâng là 75 cm.

(3) Dự báo cho thấy khi mực nƣớc biển càng dâng cao thì diện tích đất canh tác lúa càng bị ngập nhiều, kéo theo hiện tƣợng xâm mặn diễn ra càng gay gắt. Khi mực nƣớc biển dâng tỷ lệ thuận với việc suy giảm diện tích đất canh tác lúa. Đồng thời khi nƣớc biển dâng thì gây ra sự chu chuyển nội bộ đất lúa, khi mực nƣớc biến càng dâng cao thì diện tích đất canh tác lúa 3 vụ và 2 vụ giảm dần, gia tăng đất canh tác 1 vụ.

(4) Biến đổi khí hậu bên cạnh những mặt tiêu cực, thì cũng có những mặt tích cực của nó. Nhƣ những vùng có địa hình cao trƣớc đây chỉ canh tác cây lâu năm, nhƣng khi nƣớc biển dâng gây ra hiện tƣợng ngập thì những vùng này không thể trồng cây lâu năm, nhƣng lại thuận lợi cho việc canh tác lúa. Nhƣ vậy, nƣớc

93

biển dâng đã mở rộng thêm vùng diện tích đất canh tác lúa. Tuy vậy, sự mở rộng này không bù đƣợc so với diện tích đất lúa bị mất.

2. KIẾN NGHỊ

(1) Đề nghị huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn chƣơng thực hiện chƣơng trình nâng cấp và xây mới hệ thống đê biển Gò Công Đông.

(2) Cần chú trọng nâng cao hiểu biết của chính quyền địa phƣơng và nhận thức của ngƣời dân về tác động của nƣớc biển dâng đến đất canh tác lúa của huyện

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang (Trang 84)